Đặc điểm kinh tế - xã hội vùng đệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc lâm phần và tái sinh của cây gụ lau (sindora tonkinensis) ở khu bảo tồn thiên nhiên đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 46 - 51)

Chương 3 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội vùng đệm

3.3.1.1. Dân số

Trên địa bàn 13 xã vùng đệm của Khu BTTN Đakrông thuộc 4 huyện:

Đakrông, Cam Lộ, Triệu Phong và Hải Lăng. Tính đến tháng 12 năm 2015, tổng dân số các xã vùng đệm là 42.821 người, với 8.943 hộ, trung bình 4,78 nhân khẩu/hộ. Tỷ lệ tăng dân số trung bình đạt 1,42%, và có xu hướng giảm trong những năm gần đây, tốc độ tăng dân số giữa các xã không đồng đều, các xã dọc đường Hồ Chí Minh

thường có tỷ lệ tăng dân số cao hơn. Xã có tỷ lệ tăng dân số thấp nhất là xã Cam Chính với 0,8%. Cơ cấu dân số và mật đọ dân số được tổng hợp bảng dưới đây:

Bảng 3.4. Dân số, lao động các xã vùng đệm Khu BTTN Đakrông

TT Số

thôn Số hộ

Số nhân khẩu Trong tuổi lao động Người

/km2

Tỷ lệ tăng dân số Tổng Nữ Tổng % %

1 A Bung 7 589 2.717 1.410 1.572 57,8 18,5 2,1

2 Tà Rụt 9 902 4.618 1.523 2.248 48,7 48,5 2,0

3 Húc Nghì 4 306 1.648 1.326 1.065 64,6 18,8 1,7

4 Tà Long 9 615 3.282 1.356 1.707 52,0 14,1 1,1

5 Ba Nang 9 537 3.355 1.454 1.604 47,8 43,1 2,1

6 Đakrông 10 1026 5.796 1.607 2.843 49,1 28,5 2,1

7 Mò Ó 5 450 1.951 1.342 1.092 56,0 103,1 1,7

8 Triệu Nguyên 3 312 1.424 1.283 887 62,3 17,4 1,0

9 Ba Lòng 10 624 3.139 1.324 1.858 59,2 34,8 0,8

10 Hải Phúc 3 138 670 1.291 394 58,8 29,4 2,6

11 Cam Chính 14 1267 4.884 1.344 2.755 56,4 45,8 0,6

12 Triệu Ái 9 1075 4.835 1496 2.641 54,6 28,9 1,9

13 Hải Lâm 6 1102 4.501 2211 2.600 57,8 31,6 0,8

Tổng/TB(%) 98 8.943 42.821 18.968 23.265 57,85 462,6 1,42 Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Đakrông và điều tra tại các xã năm 2015. Trên địa bàn các xã vùng đệm của Khu BTTN có ba dân tộc sinh sống là: Pa Kô, Vân Kiều, Kinh; Trong đó dân tộc Pa Kô và Vân Kiều chiếm tỷ lệ khá cao và tập trung tại các xã dọc đường Hồ Chí Minh. Hàng năm, thực hiện tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số các xã đặc biệt khó khăn, công tác định canh định cư, hạn chế di dân tự do, ổn định sản xuất và đời sống.

3.3.1.2. Nguồn nhân lực

Theo thống kê toàn vùng đệm có 23.265 người trong độ tuổi lao động, tỉ lệ lao động nữ chiếm khoảng 49% còn lại là nam giới. Lao động trên địa bàn huyện phần lớn là lao động nông, lâm nghiệp chiếm khoảng trên 80% trong độ tuổi lao động. Lao động tham gia trong các lĩnh vực công nghiệp-xây dựng và thương mại đang có xu hướng tăng tỷ lệ trong cơ cấu lao động xã hội. Quá trình phát triển kinh tế đã tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động và phân công lại lao động xã hội. Tỷ lệ lao động có trình độ qua đào tạo nghề trở lên chiếm khoảng 1,8%, nhưng phần lớn họ không phải là lực lượng trực tiếp tham gia sản xuất. Đến nay, mặc dù trình độ lực lượng lao động đã có nhiều biến chuyển, song một bộ phận dân cư còn giữ tập quán canh tác lạc hậu, trình độ sản xuất thấp, nên năng suất và hiệu quả lao động chưa cao.

3.3.2. Hiện trạng sản xuất

Sản xuất nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu của các xã vùng đệm Khu BTTN Đakrông. Trong những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về thời tiết, về trình độ canh tác và kinh nghiệm sản xuất nhưng nền kinh tế nông nghiệp các xã đang dần đi vào ổn định cả về chất lượng và số lượng, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

3.3.2.1. Sản xuất nông nghiệp a) Trồng trọt:

Cây lúa nước: Là cây lương thực chiếm diện tích khá lớn và giữ vai trò đảm bảo an ninh lương thực. Diện tích gieo trồng lúa ngày càng tăng do Nhà nước đầu tư các chương trình khai hoang ruộng nước và cải tạo đồng ruộng, làm các công trình thuỷ lợi mở rộng diện tích đất trồng lúa. Diện tích lúa được gieo trồng chủ yếu ở những khu vực có điều kiện về đất đai, nước tưới như xã Cam Chính, Triệu Ái, Mò Ó, Đakrông, Ba Nang, Tà Long .... Năng suất lúa trung bình những năm gần đây từ 36 - 38 tạ/ha.

Cây lúa nương: Diện tích tại các xã vùng đệm năm 2015 đạt khoảng 968,7 ha, năng suất 32.868 tạ. Do thời tiết hạn hán và một phần được chuyển sang trồng các cây khác như sắn, ngô.... Lúa nương được gieo trồng chủ yếu ở các xã dọc đường Hồ Chí Minh, đường QL9. Nhìn chung, lúa nương có năng suất thấp, trung bình 6-8 tạ/ha.

Người dân vẫn canh tác lúa nương tự phát, đốt rẫy làm nương, ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng.

Cây ngô: Những năm trở lại đây, diện tích gieo trồng ngô có xu hướng tăng.

Được nhà nước đầu tư về giống và phân bón nên diện tích gieo trồng Ngô năm 2015 đạt 1.124,9 ha. Do được trồng chủ yếu trên đất nương rẫy, nên năng suất ngô đạt thấp, bình quân đạt 11 tạ/ha. Diện tích ngô được trồng tập trung ở các xã như: Tà Rụt, A Bung, Ba Nang, Đakrông, Ba Lòng, Triệu Nguyên,...

Cây công nghiệp lâu năm: Diện tích cây trồng đang có xu hướng giảm cả diện tích cây cà phê và cây hồ tiêu. Diện tích cà phê đã được trồng từ nhiều năm trước, việc đầu tư, chăm sóc không đúng kỹ thuật, cho sản lượng và chất lượng thấp. Diện tích cây công nghiệp lâu năm giảm do khí hậu biến đổi, thời tiết không thuận lợi, mưa bão lớn, đất đai ít thích hợp.

b) Chăn nuôi:

Trong những năm gần đây, tại các xã vùng đệm của Khu BTTN Đakrông, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong nông nghiệp còn thấp. Vai trò của chăn nuôi trong cơ cấu thu nhập của người dân còn chưa cao. Đàn bò tăng chậm, đàn trâu ít thay đổi, đàn lợn có xu hướng giảm dần, đàn gia cầm tăng không đáng kể. Đàn trâu có 4.716 con; Đàn bò có 3.547 con; Đàn dê 2.536 con; Đàn lợn có 14.223 con; Đàn gia cầm có 116.347 con. Điều đó chứng tỏ ngành chăn nuôi của các xã trong vùng đệm chưa được đầu tư phát triển, công tác cải tạo giống gia súc, gia cầm và chuyển đổi cơ cấu vật nuôi chưa được chú trọng. Tuy nhiên, do biến đổi thời tiết, hiện tượng rét đậm, rét hại và nắng nóng kéo dài đã ảnh hưởng đến nguồn thức ăn đàn gia súc.

3.3.2.2. Sản xuất Lâm nghiệp

Trong những năm vừa qua, trên địa bàn các xã vùng đệm đã tiến hành trồng rừng sản xuất tập trung, rừng phòng hộ, rừng sản xuất trồng phân tán thông qua các chương trình, dự án trồng rừng như: dự án 5 triệu ha rừng, bảo vệ phát triển rừng, trồng rừng thay thế nương rẫy, đề án thí điểm giao rừng tự nhiên của tỉnh và chọn huyện Đakrông làm thí điểm. Ngoài việc thực hiện Quyết định số 513/QĐ-UBND, Khu BTTN còn bố trí cán bộ hướng dẫn các hộ gia đình ở hai xã Triệu Nguyên và Mò Ó, học tập các mô hình phát triển LSNG như: mô hình trồng tre lấy măng, trồng cây ăn quả, nông lâm kết hợp... giúp người dân tăng thu nhập, cải thiện đời sống từ mô hình vườn rừng, góp phần bảo vệ tài nguyên rừng cho Khu BTTN được bền vững và phục hồi những khu rừng đã bị khai thác kiệt.

Tổ chức triển khai giao khoán bảo vệ 460ha rừng tự nhiên là rừng sản xuất cho các hộ gia đình, cộng đồng dân cư ở các xã vùng đệm: Ba Lòng, Triệu Nguyên, Húc Nghì và làm việc với phòng tài nguyên môi trường để bàn giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp được chú trọng, và thực hiện hàng năm. Hiện nay, ngoài thu nhập từ nguồn rừng trồng, nhiều hộ có thêm thu nhập do khai thác lâm sản ngoài gỗ như: mây, lá nón, tre, vỏ cây đay...

Các Phòng ban của huyện kết hợp với lực lượng Kiêm lâm, cán bộ của Khu BTTN đã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động đến tận thôn, xã, nâng cao ý thức chăm sóc bảo vệ rừng, trồng rừng cho người dân. Tổ chức cho các gia đình tham gia ký kết bảo vệ rừng, hạn chế các hoạt động khai thác, chặt phá rừng trái phép. Triển

khai thực hiện quy hoạch rừng và đất sản xuất gắn các hộ gia đình, cá nhân,… phát triển nghề rừng có hiệu quả. Công nghiệp chế biến lâm sản trên địa bàn chưa phát triển, hiện nay chỉ có một số xưởng cưa nhỏ lẻ và 1 cơ sở chế biến mây và bán nguyên liệu qua sơ chế là chính. Hiện nay gỗ nguyên liệu sau khi khai thác đều cung cấp cho các nhà máy chế biến gỗ ván ép tại Thành phố Đông Hà và tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chương 4

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc lâm phần và tái sinh của cây gụ lau (sindora tonkinensis) ở khu bảo tồn thiên nhiên đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)