Đặc điểm về th ành phần loài và tổ thành cây gỗ lớn của trạng thái rừng trung bình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc lâm phần và tái sinh của cây gụ lau (sindora tonkinensis) ở khu bảo tồn thiên nhiên đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 53 - 56)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đặc điểm về thành phần loài và tổ thành cây gỗ lớn theo các trạng thái rừng

4.1.2. Đặc điểm về th ành phần loài và tổ thành cây gỗ lớn của trạng thái rừng trung bình

Rừng trung bình là loại rừng thứ sinh phục hồi sau khai thác. Rừng đã qua khai thác chọn, kiểu trạng thái đã bị tác động khai phá của con người ở nhiều mức độ khác nhau làm cho kết cấu rừng có sự thay đổi.

4.1.2.1. Đặc điểm về thành phần loài

Qua kết quả nghiên cứu tại 05 ô tiêu chuẩn trên khu vực trang thái rừng trung bình (bảng 4.4) cho thấy: Rừng trung bình có có 61 loài thuộc 53 chi và 26 họ. Những họ thực vật ưu thế là họ Họ Long não (Lauraceae), họ Trám (Burseraceae), họ Dẻ

(Fagaceae), Họ Ban (Hypericaceae), họ Bồ hòn (Sapindaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Đậu (Fabaceae)…

Bảng 4.4. Đặc trưng lâm học của rừng trung bình

Số hiệu OTC

Số cây trong ô

N(cây/ha) D(cm) H(m) G(m2/ha) M(m3/ha) Độ tàn che

OTC2 54 540 17,0 11,6 14,6 104,1 0,8

OTC5 56 560 18,2 11,4 17,4 116,5 0,8

OTC7 67 670 19,1 11,5 17,5 126,1 0,8

OTC10 53 530 17,7 12,6 16,5 139,7 0,8

OTC13 54 540 18,5 13,3 16,8 132,5 0,8

Bình

quân 56 568 18,1 12,1 16,6 123,8 0,8

Qua 4.4 cho thấy tại trạng thái rừng trung bình có mật độ cây gỗ lớn cao, trung bình 568 cây/ha, dao động từ 530 đến 670 cây/ha.

Đường kính bình quân 18,1 cm, dao động từ 17,0 đến 19,1 cm.

Chiều cao bình quân 12,1 m, dao động từ 11,4 đến 13,3 m.

Tiết diện ngang bình quân 16,6 m2/ha, dao động từ 14,6 đến 17,5 m2/ha.

Trữ lượng bình quân 123,8 m3/ha, dao động từ 104,1 đến 139,7 m3/ha. Rừng có độ tàn che trung bình 0,8.

4.1.2.2. Đặc điểm về tổ thành cây gỗ lớn

Qua kết quả phân tích chi tiết quần xã thực vật trên 05 ô tiêu chuẩn điển hình, rừng trung bình được hình thành bởi những ưu hợp thực vật khác nhau, trong đó có 3 ưu hợp điển hình có sự tham gia của loài Gụ lau là: Ưu hợp Long não- Chủa -Cóc đá- Bạng- Gụ lau; Ưu hợp Gụ lau - Dẻ -Thành ngạnh - Huỷnh- Bời lời; Ưu hợp Huỷnh- Gụ lau - Dẻ - Nhãn rừng – Lòng mang.

Bảng 4.5. Ưu hợp Huỷnh- Gụ lau - Dẻ - Nhãn rừng – Lòng mang (OTC2)

TT Loài N

(Cây)

G (m2)

V (m3)

Tỷ lệ theo %

IV%

N G V

1 Huỷnh 70 2,1 15 13,0 14,4 14,4 13,928

2 Gụ lau 30 0,9 6,9 5,6 6,2 6,6 6,120

3 Dẻ 30 1 5,8 5,6 6,9 5,6 5,996

4 Nhãn rừng 50 0,7 3,6 9,3 4,8 3,5 5,840

5 Lòng máng 40 0,7 4,4 7,4 4,8 4,2 5,479

Cộng 5 loài 220 5,4 35,7 40,7 37,0 34,3 37,363

Các loài còn lại 59,3 63,0 65,7 62,637

Tổng 26 loài 100 100 100 100

Kết quả qua bảng 4.5 cho thấy: Ưu hợp Huỷnh- Gụ lau - Dẻ - Nhãn rừng – Lòng mang … bao gồm 26 loài, ưu hợp này có 5 loài ưu thế (Huỷnh, Gụ lau, Dẻ, Nhãn rừng, Lòng mang), trong đó có loài Gụ lau. Với hệ số IV% đạt 6,120%, Gụ Lau là loài nằm trong nhóm 5 loài có chỉ số tổ thành cao so với các loài tham gia vào tổ thành của quần thụ rừng tại khu vực điều tra. Đây là một trong những điểm mạnh có thể áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho loài Gụ Lau.

Bảng 4.6. Ưu hợp Gụ lau - Dẻ -Thành ngạnh - Huỷnh- Bời lời (OTC7)

TT Loài N

(Cây) G (m2)

V (m3)

Tỷ lệ theo %

IV%

N G V

1 Gụ lau 70 1,7 8,9 12,5 9,7 8,4 10,206

2 Dẻ 40 1,9 11,2 7,1 10,9 10,6 9,524

3 Thành ngạnh 60 1,6 8,3 10,7 9,2 7,8 9,231

4 Huỷnh 40 1,8 10,1 7,1 10,3 9,5 8,988

5 Bời lời 40 1,3 9,1 7,1 7,4 8,6 7,720

Cộng 5 loài 250 8,3 47,6 44,6 47,5 44,9 45,669

Các loài còn lại 55,4 52,5 55,1 54,331

Tổng 24 loài 100 100 100 100

Kết quả qua bảng 4.6 cho thấy: Ưu hợp Gụ lau - Dẻ -Thành ngạnh - Huỷnh- Bời lời… bao gồm 24 loài, ưu hợp này có 5 loài ưu thế (Gụ lau, Dẻ, Thành ngạnh, Huỷnh, Bời lời), trong đó loài Gụ lau có tổ thành cao nhất. Với hệ số IV% đạt 10,206%, Gụ Lau là loài nằm trong nhóm 5 loài có chỉ số tổ thành cao so với các loài tham gia vào tổ thành của quần thụ rừng tại khu vực điều tra. Đây là một trong những điểm mạnh có thể áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho loài Gụ Lau.

Bảng 4.7. Ưu hợp Long não- Chủa -Cóc đá- Bạng- Gụ lau (OTC13)

TT Loài N

(Cây)

G (m2)

V (m3)

Tỷ lệ theo %

IV%

N G V

1 Long não 30 2,3 26,4 5,6 13,7 19,9 13,064

2 Chủa 50 2,5 19,4 9,3 14,9 14,6 12,935

3 Cóc đá 60 1,9 13,8 11,1 11,3 10,4 10,951

4 Bạng 40 1,1 16,5 7,4 6,6 12,4 8,806

5 Gụ lau 50 1,1 12,1 9,3 6,6 9,1 8,316

Cộng 5 loài 230 8,9 88,2 42,6 53,1 66,5 54,072

Các loài còn lại 57,4 46,9 33,5 45,928

Tổng 22 loài 100 100 100 100

Kết quả qua bảng 4.7 cho thấy: Ưu hợp Long não- Chủa -Cóc đá- Bạng- Gụ lau… bao gồm 22 loài, ưu hợp này có 5 loài ưu thế (Long não, Chủa, Cóc đá, Bạng, Gụ lau), trong đó có loài Gụ lau. Với hệ số IV% đạt 8,316%, Gụ Lau là loài nằm trong nhóm 5 loài có chỉ số tổ thành cao so với các loài tham gia vào tổ thành của quần thụ rừng tại khu vực điều tra. Đây là một trong những điểm mạnh có thể áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho loài Gụ Lau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc lâm phần và tái sinh của cây gụ lau (sindora tonkinensis) ở khu bảo tồn thiên nhiên đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)