CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. QUÁ TRÌNH ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ CỐ FORMOSA ĐỐI VỚI CÁC HỘ DỊCH VỤ DU LỊCH BIỂN
Những ngày đầu tháng 4/2016, một số tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt trôi dạt vào các bãi biển khiến dư luận hoang mang, lo lắng.
Bắt đầu từ ngày 4/4/2016, tỉnh Hà Tĩnh xuất hiện tình trạng cá chết bất thường ở ven biển và các lồng nuôi khu vực Vũng Áng. Sau đó, lan sang Quảng Bình và tiếp tục lan rộng ra bờ biển thuộc các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Theo ước tính, có khoảng 80 tấn hải sản chết bất thường dọc bờ biển 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, đời sống, tâm lý của nhân dân và tác động tiêu cực đến hoạt động du lịch biển.
Những tác động đến du lịch biển
Làm mất sự cân bằng đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng, chất lượng sản phẩm du lịch xuống cấp
Theo thống kê, có rất nhiều loài cá có giá trị cao đã bị chết như: cá hồng, mú, cá hanh, cá chình, cá đuối, mực nang, cá đuối, cá ong căn, cá nhói xanh, cá đục, cá bò, cá móm, cá lạc, cá chình biển… Cá chết cả ở tầng đáy, nghĩa là rặng san hô, rặng đá – nơi tái tạo tài nguyên biển – cũng bị tổn hại, hệ sinh thái biển bị hủy hoại, có thể phải mất nhiều năm nữa mới có thể phục hồi được. Bên cạnh đó, xác cá chết phân hủy, bốc mùi hôi tanh khó chịu, khiến nguồn nước tại các bãi biển trên địa bàn cũng bị ô nhiễm nặng làm cho môi trường, chất lượng sản phẩm du lịch biển xuống cấp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động kinh doanh du lịch do tâm lý lo sợ nhiễm độc nước biển, hạn chế ăn hải sản vì lo ngại vấn đề sức khỏe.
Gây thiệt hại lớn về kinh tế, doanh thu du lịch giảm sút
Hiện tượng cá chết hàng loạt làm cho du lịch biển miền Trung chịu tổn thất nặng nề. Khó có thể thống kê hết những hệ lụy mà nó mang lại cho hoạt động du lịch, khi điều đó xảy ra đúng vào mùa cao điểm du lịch biển. Đã có nhiều chương trình du lịch biển miền Trung bị hủy. Hàng loạt bãi tắm của Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế vắng khách, hàng trăm lao động phải nghỉ việc, mất thu nhập, nhiều doanh nghiệp thua lỗ.
Thống kê của Vụ Kinh tế Dịch vụ, Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho thấy lượng khách quốc tế đến miền Trung giảm 20-50% trong dịp cao điểm tháng 5/2016. Cụ thể: Quảng
Bình đón 82.000 lượt khách (giảm 44% so với cùng kỳ năm 2015). Quảng Trị đón 3.500 lượt khách lưu trú (giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm 2015). Nghệ An đón 22.000 lượt khách (giảm 20% so với cùng kỳ năm 2015).
Phát sinh các vấn đề xã hội
Hệ lụy của tình trạng cá chết không chỉ ảnh hưởng đến du lịch, mà cuộc sống, sinh kế của hàng vạn hộ dân vùng biển miền Trung cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Theo đánh giá, riêng Quảng Bình tình trạng cá chết đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến 18 xã chuyên làm nghề biển, với hơn 14.000 hộ và 24.000 lao động. Nhiều ngư dân đã phải dừng đánh bắt cá do hải sản rớt giá, người tiêu dùng và du khách hạn chế hải sản trong thực đơn bữa ăn của mình. Hoạt động nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu thủy sản ngưng trệ làm cho cuộc sống người dân gặp rất nhiều khó khăn.
3.2.1 Quá trình ảnh hưởng HĐ dịch vụ du lich của hộ
Quá trình ảnh hưởng của sự cố Formosa được chia làm 4 giai đoạn ( 4 hình thức tác động). Đó là ngừng hoàn toàn tất cả các hoạt động dịch vụ như buôn bán, làm công ăn lương hoặc tiếp đón khách lưu trú. Tiếp theo các hoạt động phục hồi theo % số hộ;
hoạt động không hết công suất hoặc hoạt động nhưng không đạt giá trị thu nhập như trước sự cố, tiếp theo hoạt động phục hồi hoàn toàn như ban đầu về số lượng hoạt động hay thu nhập. Cuối cùng là ổn định và phát triển, thông qua các giải pháp phục hồi sinh kế của hộ và cộng đồng, hoạt động DVDL biển được phục hồi và trên đà phát triển, tăng về số lượng lẫn doanh thu. Bảng dưới đây thể hiện từng quá trình của hộ DVDL.
Bảng 3.3: Quá trình ảnh hưởng thời gian hoạt động dịch vụ du lịch của hộ
Chỉ tiêu ĐVT Bảo Ninh Quang Phú BQC
Ngừng HĐ hoàn toàn
%hộ 6,67 15,00 10,83
tháng 8 4 6
Phục hồi HĐ 78% số hộ
%hộ 9,93 11,60 10,76
tháng 8 7 7.5
Phục hồi HĐ hoàn toàn sau 24 tháng
%hộ 83,4 73,4 78,40
tháng 18 24 21
“ Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2018”
Chỉ khoảng 6,67% hộ tại Bảo Ninh phải ngừng hẳn mọi hoạt động DVDL trong khi tại Quang Phú, có đến 15,0% số hộ phải dừng hẳn hoạt động này, nguyên nhân có
thê đến từ nhiều phía, về bản thân hộ tại Quang Phú năng lực thích ứng với sốc kém và không có độ co giãn, phương án dự phòng khi nguồn sinh kế về DVDL bị ảnh hưởng, hộ không có khả năng thích nghi với hoàn cảnh nên khi sốc xảy ra, hộ phải ngừng hẳn để có những động thái khác trước khi quay trở lại hoạt động. xét về vị trí địa lý, Quang Phú xa trung tâm và chịu ảnh hưởng nặng nề hơn từ sự cố cá chết hàng loạt, trước sự cố xảy ra, lượng khác du lịch vốn đã thấp hơn Bảo Ninh, sau sự cố lượng khách giảm mạnh và thậm chí là không có khách du lịch, bởi vậy ngưng hẳn hoạt động buôn bán kinh doanh cũng là một biện pháp giảm thiểu rủi ro, mất mát và thua lỗ. Tuy nhiên thời gian ngừng hẳn các hoạt động sản xuất kinh doanh lại thấp hơn. Đồng thời, thời gian để phục hồi từng phần, phục hồi toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ cũng thấp hơn cho thấy trong một vài trường hợp, ngưng mọi hoạt động để tái cơ cấu mạnh mẽ là điều cần thiết. Sự ngưng hoạt động không phụ thuộc vào quy mô kinh doanh mà phụ thuộc vào tốc độ phản ứng của hộ trước sự cố và các giải pháp khắc phục sự cố của hộ ngoài ra còn phụ thuộc vào các yếu tố ngoại cảnh như tác động của các thông tin truyền thông đến khách hàng, thông cáo báo chí và các tuyên bố của các cơ quan chức năng về sự cố môi trường biển.
Từ 7-8 tháng hoạt động dịch vụ du lịch đã được khôi phục hoạt động. Nhưng như đã nói ở trên cơ cấu thành phần khách du lịch tại Quang Phú và Bảo Ninh là khác nhau nên tỉ lệ hộ phục hồi hoạt động dịch vụ cũng khác nhau. Quang phú có lưu lượng khách du lịch thấp hơn nhưng về tỷ lệ khôi phục lại nhiều hơn, xét về số lượng thì số lượng khách du lịch tại Quang Phú và Bảo Ninh tại thời điểm sau 8 tháng là ngang nhau.
Trung bình 78,40% hộ tham gia khảo sát phục hồi hoàn toàn hoạt động kinh doanh sau sự cố tại cả 2 xã tham gia khảo sát. Tuy nhiên tỷ lệ này tại Bảo Ninh là cao hơn Quang Phú rất nhiều.
Tại Bảo Ninh tuy dễ dàng hơn trong duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh DVDL biển nhưng khách hàng ở địa phương này khó tính hơn nên tốc độ phục hồi chậm hơn Quang Phú. Tuy nhiên đối với một vài cá nhân biết nắm bắt tình thế thì khả năng phát triển cao và số liệu chứng minh sau một thời gian sau khi tái hoạt động cơ sở dịch vụ đã phát triển hơn trước.
Cho đến tháng 12/2017, mọi hoạt động dịch vụ du lịch cơ bản đã khôi phục hoạt động kinh doanh và việc làm mảng DVDL biển.
3.2.2 Thiệt hại của hộ dịch vụ du lich do ảnh hưởng của sự cố
Tuy rằng, cho đến tháng 12/2017, mọi hoạt động DVDL đã quay trở lại nhưng những thiệt hại mà sự cố môi trường biển gây ra đói với hộ là rất khó tính toán, qua các biện pháp nghiệp vụ của cơ quan chức năng, nhà nước đã có những tính toán cơ bản để bù đắp thiệt hại và có những đền bù nhanh nhất. Nghiên cứu này chỉ ra những thiệt hại riêng đối với hoạt động DVDL. Nhìn chung, nghiên cứu cho thấy sự thiệt hại đối với
nhóm làm thuê trong mảng DVDL gần đúng với mức thống kê của cơ quan chức năng trong thời gian 6 tháng là trên dưới 17,4 triệu đồng/lao động. Nhưng nghiên cứu cho thấy, ngoài 6 tháng mất việc làm hoặc tạm ngừng mọi hoạt động cho đến nay vẫn chưa khôi phục hoàn toàn thu nhập thì thiệt hại của người dân trong ngành DVDL lớn hơn nhiều so với mức thống kê của địa phương.Chi tiết được thể hiện ở bảng dưới đây.
Bảng 3.4: Thiệt hại của hộ DVDL do ảnh hưởng của sự cố
Chỉ tiêu ĐVT Bảo Ninh Quang Phú BQC
Thiệt hại DVDL Triệu 1191,30 1018,80 1104,65
Mất doanh thu Triệu/hộ 39,71 33,96 36,84
Thiệt hại về HĐ
sinh kế khác Triệu 378,00 1.329,00 853,50
Sụt giảm thu nhập Triệu/hộ 34,36 78,17 56,27
Tổng thiệt hại Triệu 1.569,30 2.347,00 1.958,15
“ Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2017”
Tính toán tổng thiệt hại trên 30 hộ của Bảo Ninh và Quang Phú cho thấy thiệt hại tại Bảo Ninh lớn gấp 1,17 trong ngành DVDL nhưng trong các hoạt động sinh kế khác Quang Phú có mức thiệt hại lớn hơn Bảo Ninh 3,5 lần. Trong mẫu nghiên cứu tại địa phương, 30 hộ nghiên cứu thiệt hại 1191,30 triệu đồng và tại Quang Phú là 1018,80 triệu đồng. Tại Bảo Ninh, trung bình mỗi hộ thiệt hại 39,71 triệu đồng/lao động và tại Quang Phú thiệt hại 33,96 triệu đồng/lao động.
Hoạt động sinh kế ở Quang Phú đa dạng hơn Bảo Ninh, ngoài du lịch, Quang Phú có các ngành khác như đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, và các ngành này phụ thuộc lớn vào biển vậy nên khi có sự cố liên quan thiệt hại đáng kể hơn rất nhiều.
Chính vì vậy, các hoạt động sinh kế khác tại Quang Phú thiệt hại 78,17 triệu đồng/hộ, Bảo Ninh thiệt hại 34,36 triệu đồng/hộ.
Thời gian ảnh hưởng nặng nhất đối với từng hộ khác nhau, đa số từ 4 tháng đến 1 năm và mức độ thiệt hại khác nhau giữa các nhóm hộ.
Thiệt hại lớn nhất đối với nhóm hộ là chủ cơ sở buôn bán kinh doanh DVDL dọc bờ biển như khách sạn, nhà hàng, quán ăn.
Trong 6 tháng đỉnh điểm của sự cố, lượng khách lưu trú giảm từ 55% đến 75%
trong 4 tháng đầu tiên và giảm từ 20-50% trong 2 tháng tiếp theo ( Số liệu pv hộ),
trong 6 tháng ổn định lượng khách lưu trú giảm từ 10-20% so với cùng thời điểm năm 2015-2016. Đối với nhóm hộ kinh doanh buôn bán nhà hàng, quán ăn – uống bên bờ biển, tại Bảo Ninh có 2/7 cơ sở tham gia khảo sát ngừng mọi hoạt động kinh doanh, 5 cơ sở ngừng thời gian ngắn và thông qua các biện pháp giảm thiểu và phục hồi sinh kế, mức thiệt hại là rất lớn, trong thời gian ngừng hoạt động, mỗi cơ sở thiệt hại mức thu nhập trung bình 180 triệu đồng/cơ sở/6 tháng. Người lao động trong các nhà hàng, quán ăn mất việc, mất thu nhập trung bình 60 triệu đồng/cơ sở/6 tháng.