CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. GIẢI PHÁP PHỤC HỒI SINH KẾ CỦA HỘ
3.3.2. Tình hình thực hiện các giải pháp phục hồi
Qua nghiên cứu tại địa phương và theo Tại điểm nghiên cứu có 3 nhóm giải pháp chính được hộ DVDL áp dụng trong giai đoạn khủng hoảng đó là: Chuyển đổi, thích ứng, Chống chịu cùng với phát triển hoạt động sinh kế mới, điều chỉnh hoạt động ngành nghề, các ứng phó tập thể và nhóm giải pháp khác.
Chuyển đổi là phát triển hoạt động sinh kế mới được định nghĩa là cá nhân/hộ phát triển các hoạt động sinh kế trước đây hộ chưa hề sử dụng để tạo nguồn thu nhập cho gia đình, các hoạt động được cá nhân/hộ áp dụng đó là: làm công làm thuê cho các ngành khác ngoại trừ DVDL, buôn bán nông sản, hải sản, làm nông nghiệp, xây dựng
dân dụng, xuất khẩu lao động. Quang Phú có tỷ lệ cá nhân/hộ áp dụng giải pháp phát triển hoạt động sinh kế mới cao hơn Bảo Ninh với tỷ lệ là 26,67% so với Bảo Ninh là 13.33%. Sau sự cố môi trường biển, các hộ tại Bảo Ninh dừng hoàn toàn các hoạt động sinh kế mới nhưng Quang Phú có 50% trong tổng số 26,67% người/hộ có hoạt động sinh kế mới vẫn tiếp tục duy trì bởi sự hiệu quả của hoạt động sinh kế mới mang lại nhiều lợi ích kinh tế hơn các hoạt động cũ của hộ.
Thích ứng là điều chỉnh hoạt động ngành nghề dịch vụ được hiểu là điều chỉnh các hoạt động DVDL của hộ để phù hợp hơn với hoàn cảnh mà vẫn duy trì hoạt động DVDL. Những hoạt động được cho là điêu chỉnh hoạt động ngành nghề đó là: đối với hộ kinh doanh dịch vụ nhà hàng, ăn uống có biện pháp thay đổi thực đơn nhà hàng, sử dụng thực phẩm có nguồn gốc khác thủy hải sản, cam kết sử dụng nguồn thủy, hải sản có nguồn gốc xuất xứ an toàn tại vùng biển không nhiễm bẩn, đồng thời hạ giá thành sản phẩm, khuyến mãi, thu hẹp quy mô buôn bán, giảm nhân nhân lực không cần thiết…Đối với người lao động trong ngành bị giảm giờ làm, ngày công và giảm lương do doanh thu của cơ sở làm việc bị giảm.
Ứng phó tập thể là biện pháp được cơ quan chức năng và các chuyên gia khuyến cáo nhưng không được cá nhân/tổ chức DVDL quan tâm và áp dụng, tuy tham gia các hoạt động tập thể nhưng cá nhâ/tổ chức không cho rằng đây là biện pháp chính có tác động tích cực đến hoạt động DVDL, tuy vậy số lượng hộ tham gia các hoạt động này rất khiêm tốn.
Chống chịu là các giải pháp khác bao gồm: giảm chi tiêu, vay mượn, bán tài sản để vượt qua khó khăn trước mắt, những cá nhân/tổ chức này vẫn hoạt động DVDL và cho đến nay đã vượt qua khó khăn và không tiếp tục sử dụng phương pháp này như là giải pháp chính trong khủng hoảng.
Tóm lại, 93,33% hộ/cá nhân tại 2 xã đã có biện pháp tích cực để phục hồi sinh kế hộ khi có sự cố xảy ra tùy từng quan điểm và khả năng. Biện pháp điều chỉnh hoạt động ngành nghề dịch vụ được áp dụng như là biện pháp phổ biến và có tác dụng lớn nhất.
Bảng 3.5: Giải pháp phục hồi sinh kế của hộ
ĐVT: % ( Hộ áp dụng)
STT Loại giải pháp Bảo Ninh Quang Phú BQ chung
1 Chuyển đổi 20.00 30.00 25.00
2 Thích ứng 56.00 30.00 43.34
3 Chống chịu 23.34 40.00 31.67
“ Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2018”
Trên bảng đây là một số giải pháp được sử dụng nhiều nhất đối với các hộ dịch vụ du lịch biển tại điểm nghiên cứu.
Đối với giải pháp thích ứng trong ngành hàng dịch vụ ăn uống thì biện pháp được sử dụng nhiều nhất và mang lại hiệu quả nhất đó là thay đổi thực số hộ áp dụng. Biện pháp trên giúp cho quán ăn, nhà hàng vẫn duy trì hoạt động buôn bán, tạo thu nhập cho hộ thay vì ngưng hẳn mọi hoạt động kinh doanh. Mục đích của người du lịch biển đa số là ăn hải sản và tắm biển. Nhưng tại ngay thời điểm sự cố môi trường biển xảy ra và ngay sau đó, lượng khách tắm biển gần như bằng không, chính vì đó khách ăn tại nhà hàng cũng không được duy trì. Hơn nữa, nếu vì mục đích ăn uống thì khách hàng ít lựa chọn những nhà hàng hải sản để ăn những thực phẩm có nguồn gốc khác. Chính vì vậy, đây tuy là một giải pháp tạm thời giúp duy trì hoạt động của nhà hàng, quán ăn nhưng thực sự không có tác dụng duy trì doanh số bán hàng như trước khi sự cố xảy ra. Trung bình 11% người được phỏng vấn chuyển sang làm thuê. Khảo sát cho thấy, mức lương làm thuê tại các nơi khác thấp hơn mức làm thuê tại các nhà hàng, nhà nghỉ trước đây.
Nhìn chung, nếu các hoạt động sinh kế thay thế không thể duy trì cuộc sống của hộ hoặc do nhu cầu tái thiết hoạt động sản xuất kinh doanh sau thời gian tạm ngừng, nhiều hộ tìm đến giải pháp vay mượn thêm tiền từ các nguồn khác nhau hoặc bán tài sản để có kinh phí tái thiết kinh doanh hoặc trả nợ các khoản vay trước đó thậm chí để duy trì cuộc sống thường ngày.
Đối với từng giải pháp, tuy rằng hộ cho đó là giải pháp chính nhưng kết quả mang lại tùy từng quan điểm mà hộ đánh giá mức độ quan trọng và khả năng ứng dụng cao hay thấp. Quan điểm được thể hiện ở bảng
Bảng 3.6: Mức độ quan trọng của từng giải pháp đối với phục hồi sinh kế hộ ĐVT:% Hộ
Giải pháp
Bảo Ninh Quang Phú
Ít quan trọng
Quan trọng
Rất quan trọng
Ít quan trọng
Quan trọng
Rất quan trọng
Chuyển đổi 14,29 0,00 0,00 7,14 0,00 21,43
Thích ứng 28,57 21,43 14,29 21,43 7,14 7,14
Chống chịu 14,29 0,00 7,17 21,43 7,14 7,14
“ Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2018”
Tại Bảo Ninh, giải pháp thích ứng với hoạt động thay đổi thực đơn và thay thế các loại hàng hóa từ thủy sản được áp dụng nhiều nhất và có 21,43% áp dụng thành công và cho kết quả tốt; 14,29% cho kết quả trung bình và 28,57% cho kết quả không như mong đợi. Bởi vì tâm lý e ngại khi sử dụng sản phẩm thủy hải sản là rất lớn trong giai đoạn sự cố xảy ra, nhu cầu ăn uống đồng nghĩa nhu cầu tắm biển, khi không có nhu cầu tắm biển thì lượng khách ăn uống giảm đi, đồng thời nếu người du lịch muốn sử dụng sản phẩm ngoài thủy hải sản sẽ tìm đến các nhà hàng, quán ăn chuyên dụng thay vì đến các nhà hàng ven biển.
Tính khả thi cho biết mức độ dễ dàng nếu áp dụng giải pháp đó vào thực tiễn kinh doanh của hộ. Dựa vào đánh giá này cho biết nếu hộ áp dụng thì mức độ thành công cao nhất là giải pháp nào.
Bảng 3.7: Xếp hạng đánh giá tính khả thi của các giải pháp phục hồi
ĐVT: % hộ
Giải pháp Bảo Ninh Quang Phú BQC
Chuyển đổi 15,0 41,18 28,09
Thích ứng 55,0 35,29 45,15
Chống chịu 30,00 23,53 26,76
“ Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2018”
Dựa trên kết quả khảo sát cho thấy, tại Bảo Ninh và Quang Phú, giải pháp thích ứng với hoạt động thay đổi thực đơn được coi là giải pháp khả thi nhất, dễ thực hiện nhất đối với hộ. Tiếp theo là giải pháp chống chịu với vay mượn và bán tài sản để bù đắp thiệt hại và có vốn tái sản xuất. Những giải pháp chuyển đổi như buôn bán khác hoặc làm thuê ở một ngành nghề khác được coi là bất đắc dĩ vì đây không phải là sở trường chuyên môn của người lao động.
Khác với Bảo Ninh thì tại Quang Phú các hộ áp dụng giải pháp chuyển đổi nhiều hơn thích tham gia các hoạt động buôn bán khác hơn.
Tóm lại, sau thời điểm khủng hoảng nhất thì giải pháp thích ứng và hoạt động thay đổi thực đơn nhà hàng và thay đổi các sản phẩm kinh doanh buôn bán phi hải sản được coi là giải pháp tối ưu nhất trên địa bàn nghiên cứu. Giải pháp được chú ý thứ hai là chồng chịu với vay mượn và bán tài sản để nâng cấp hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ. Mọi hoạt động của chính quyền địa phương nên sát với thực tế để đạt được hiệu quả như mong muốn.
Đối với từng giải pháp, tuy rằng có mức khả thi khi áp dụng cao thấp khác nhau và trên thực tế, giải pháp được sử dụng nhiều chưa chắc là giải pháp mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho hộ. Bảng dưới đây cho thấy các giải pháp mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất theo đánh giá của hộ.
Bảng 3.8: Đánh giá hiệu quả kinh tế của các giải pháp phục hồi
ĐVT: % hộ
Giải pháp Bảo Ninh Quang Phú BQ chung
Chuyển đổi 11,12 49,21 30,16
Thích ứng 51,85 25,40 38,62
Chống chịu 37,04 25,40 31,22
“ Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2018”
Tại Bảo Ninh, giải pháp thích ứng với hoạt động thay đổi thực đơn và thay đổi sản phẩm kinh doanh phi hải sản mang lại hiệu quả kinh tế tốt nhất nhưng tỷ lệ này không cao tương đương tỷ lệ tính khả thi, điều này cho thấy, tuy mức áp dụng cao nhưng một số hộ áp dụng không thành công và không mang lại được hiệu quả như mong muốn. Tại Quang Phú tỷ lệ hộ áp dụng giải pháp thịch ứng với biện pháp thay đổi thực đơn và sản phẩm kinh doanh dịch vụ được đánh giá khả thi cao nhưng chỉ có 25,40% hộ đánh giá là có hiệu quả, có 49,21% đánh giá rằng khi chuyển đổi hàng hóa buôn bán thì hộ nhận được nhiều giá trị kinh tế hơn.
Tóm lại hoạt động chuyển đổi thực đơn và thay đởi hàng hóa phi thủy sản trong giải pháp thích ứng được áp dụng nhiều và mang lại hiệu quả trung bình cao nhất, các giải pháp mang hiệu quả kinh tế cao hay thấp phụ thuộc vào đặc điểm điều kiện địa phương và các nguồn vốn sinh kế của hộ. Chuyển sang kinh doanh buôn bán các sản phẩm tại địa phương cũng là một giải pháp tốt duy trì và khôi phục sinh kế hộ.