CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. GIẢI PHÁP PHỤC HỒI SINH KẾ CỦA HỘ
3.3.3 Tiếp cận hỗ trợ nguồn lực thực hiện các giải pháp phục hồi
Nguồn lực xã hội được xem xét trên các khía cạnh như: quan hệ trong gia đình, tập quán và văn hóa địa phương, các thiết chế cộng đồng, khả năng tiếp cận và cập nhật thông tin của người dân đối với sản xuất và đời sống, khả năng tiếp cận và nhận được các hỗ trợ từ các tổ chức xã hội. Việc lan toả thông tin trong cộng đồng và hộ gia đình cũng đóng vai trò quan trọng đối với việc nâng cao vốn xã hội của người dân.
Một khi thông tin được truyền tải kịp thời, đúng đối tượng sẽ giúp người dân hiểu biết tốt hơn về sản xuất, xu thế thị trường, hiểu biết xã hội, làm tăng sự tự tin, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh...
Có nhiều hình thức hợp tác sẽ hỗ trợ nhau trong làm ăn kinh tế ngay cả khi không cần huy động nguồn vốn lớn. Nhưng để sản xuất có hiệu quả, sản phẩm có chất lượng thì cần một lượng tài chính nhất định để duy trì hoạt động. Như những quan điểm lý thuyết về cố kết cộng đồng - vốn xã hội đã khẳng định, vốn xã hội trong những điều kiện nhất định có thể được chuyển thành vốn kinh tế. Ở đây, người dân 2 xã đã huy động nguồn vốn xã hội của mình trong mạng lưới xã hội để huy động nguồn vốn kinh tế. Hình thức chung vốn để sản xuất - như một loại hình hợp tác này phổ biến nhất trong các quan hệ giữa anh em họ hàng,
Bảng 3.9: Tỷ lệ hộ tiếp cận hỗ trợ
ĐVT: % Hộ
Chỉ tiêu ĐVT Bảo Ninh Quang Phú BQC
Đền bù % hộ 76,67 80,00 78,34
Bà con, bạn bè giúp đỡ % hộ 13,33 30,00 21,67
Chính quyền % hộ 6,67 0,00 3,34
Chương trình, dự án % hộ 0,00 20,00 10,00
Ngân hàng CS % hộ 23,33 20,00 21,67
Tham gia Tổ chức mới % hộ 26,67 23,33 25,00
LK làm ăn mới % hộ 6,67 0,00 3,34
Bảo hiểm y tế % hộ 76,67 90,00 83,34
“ Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2018”
Tại 2 xã, qua 2 đợt chi trả đền bù 2 xã đều nhận được trợ cấp đền bù từ chính quyền địa phương, tuy có những khiếu kiện hay chưa thõa mãn nhưng nhìn chung quy trình và số lượng tiền đền bù đã đến được với người hoạt động dịch vụ du lịch. Mọi hoạt động khiếu nại, tố cáo vẫn có nhưng được các cấp chính quyền địa phương quan tâm và xử lý.
Bảng 3.10: Mức độ tiếp cận hỗ trợ
ĐVT: % Hộ Chỉ tiêu ĐVT Bảo Ninh Quang Phú BQC
Đền bù
Số tiền
(tr/đồng) 758,00 1714,40 1236,20 Bà con, bạn bè giúp đỡ Số tiền
(tr/đồng)
35,50 80,00 57,75
Chính quyền
Số tiền
(tr/đồng) 3,5 0 1,75
CT, dự án Số tiền
(tr/đồng) 0 6,20 3,10
Ngân hàng CS Số tiền
(tr/đồng) 64,00 594,00 329,00 Tham gia Tổ chức mới
Số tiền
(tr/đồng) 44,05 38,49 41,27
LK làm ăn mới Số tiền (tr/đồng)
10,00 0 5,00
Bảo hiểm y tế
Số tiền
(tr/đồng) 119,50 124,60 122,05 Ngoài số tiền đền bù từ Formosa, người dân được hỗ trợ nhiều chính sách khác như miễn phí bảo hiểm y tế, miễn phí học phí các cấp, vay vốn với lãi suất ưu đãi.
Hoạt động vay vốn được người dân nhiệt tình tham gia với 23,33% tại Bảo Ninh và 20% tại Quang Phú, số tiền vay vốn được sử dụng với mục đích đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo nguồn sinh kế mới, một số được dùng cho muc đích mua sắm đồ dùng đắt tiền hay trả nợ cũ. Nhìn chung với bất kì mục đích nào thì đây là ưu đãi cho hộ vùng ảnh hưởng có tác động tích cực đến người dân. Trong và sau khi bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự đình trệ hoạt động dịch vụ thì người dân đã biết liên kết làm ăn và tham gia các hội nghề nghiệp tại địa phương nhằm nâng cao vị thế của ngành hàng mình. 26,67% người kinh doanh dịch vụ tại Bảo Ninh và 23,33% tại Quang Phú tham
gia các tổ chức hội nghề nghiệp mới mà trước đây họ chưa tham gia. Đó là Hiệp hội Thủy hải sản Quảng Bình và công đoàn công ty xe điện Trường Thịnh, Hùng Cường…
đây cũng là một nét văn hóa mới đặc sắc trong du lịch tại Quảng Bình. Việc tham gia Hiệp hôi thủy hải sản Quảng Bình giúp người kinh doanh dịch vụ khẳng định chất lượng thủy hải sản, nắm bắt tình hình thủy hải sản tại địa phương và trong cả nước, có được sự hỗ trợ khi cần thiết và đây là điều kiện cần để nhận được các trợ cấp tài chính khi có sự cố xảy ra. Tham gia công đoàn các công ty xe điện, xe taxi giúp người lao động có nguồn thu nhập ổn định, được hưởng các chế độ đãi ngộ trong quy định của pháp luật và doanh nghiệp.
Trong số những hoạt động liên kết làm ăn mới tiêu biểu là mô hình dịch vụ xe điện phục vụ khách du lịch của ngư dân phường Hải Thành, thành phố Ðồng Hới. Cuối tháng 4-2017, Hợp tác xã (HTX) dịch vụ vận tải du lịch và thương mại Ðồng Thành được thành lập với 20 thành viên góp vốn là những ngư dân. Giám đốc HTX Phan Văn Hà cho biết: Ðơn vị đầu tư hơn 4,3 tỷ đồng để mua mới 20 xe điện bốn bánh chở khách tham quan thành phố Ðồng Hới. Sau gần bốn tháng đi vào hoạt động, HTX đã tạo việc làm thường xuyên cho 22 lao động với thu nhập năm triệu đồng/ người/ tháng.
Người dân ở các địa phương chịu ảnh hưởng từ sự cố môi trường biển được hỗ trợ vay vốn cực kì ưu đãi với mức lãi suất ưu đãi với số tiền có khả năng vay mượn lên đến 100 triệu/hộ. Đây là khoản vay cực kì ưu đãi và được người dân hưởng ứng nhiệt tình. Với khoản vay này, các hộ đã sử dụng vào mục đích tái sản xuất, lãi suất vay thấp hơn lãi suất gửi tại một số ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh. Hoặc khoản vay này được sử dụng cho mục đích tiêu dùng các hàng hóa đắt tiền vì lãi suất vay thấp hơn lãi suất trả góp mua các thiết bị đắt tiền.
Tác động tổng hợp của sự trợ giúp từ nhiều bên nhờ có các mối quan hệ xã hội, khả năng tiếp cận thông tin đã hỗ trợ các hộ kinh doanh và lao động được hạn chế mất mát và duy trì phát triển hoạt động kinh doanh của hộ.