Đánh giá những mặt đạt được, những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại trong thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước (2011 - 2015)

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011 2015) của huyện thạch hà và đề xuất phương án điều chỉnh đến năm 2020 (Trang 82 - 86)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN (2011 – 2015) TẠI HUYỆN THẠCH HÀ

3.4.4. Đánh giá những mặt đạt được, những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại trong thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước (2011 - 2015)

3.4.4.1. Những mặt đã đạt được

- Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã góp phần tích cực cho công tác quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sát thực hơn; khắc phục được tình trạng giao đất, cho thuê đất trái thẩm quyền, không đúng đối tượng và là căn cứ pháp lý quan trọng để (thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,...).

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã bố trí quỹ đất đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của tỉnh trong giai đoạn 2011 - 2015; kết quả thực hiện có loại đất đạt tỷ lệ cao như: đất phát triển hạ tầng đạt 104,06%; đất ở nông thôn đạt 141,95%; đất tôn giao, tín ngưỡng đạt 182,24%, đất nghĩa trang, nghĩa địa đạt 109,06%. ..

vì vậy trong những năm qua đã đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế của huyện nhất là trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng và chỉnh trang đô thị, bố trí quỹ đất ở cho dân cư đô thị và nông thôn nên đảm bảo tính kinh tế và an sinh xã hội.

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã đóng góp tích cực và có hiệu quả trong việc phân bổ, sử dụng hợp lý các loại đất, như quy hoạch diện tích đất lúa nhằm đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm… Diện tích đất chưa sử dụng được khai thác đưa vào sử dụng một cách hợp lý nên đã đáp ứng khả năng mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp.

- Việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện đã góp phần dự báo sát nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, từ đó có biện pháp chấn chỉnh kịp thời những vi phạm trong quá trình sử dụng đất.

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã góp phần khai thác tốt hơn nguồn lực đất đai, làm cho việc sử dụng đất đai ngày càng tiết kiệm và đạt được hiệu quả cao. Nguồn thu từ đất trở thành nguồn lực quan trọng của tỉnh và đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và tăng thu ngân sách tỉnh trong giai đoạn 2011 - 2015.

3.4.4.2. Những mặt tồn tại

Thực tế quá trình tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn huyện đã đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên qua phân tích những kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất thì nhiều chỉ tiêu chưa thực hiện đạt so với chỉ tiêu được duyệt. Bên cạnh đó một số công trình, dự án phát sinh nằm ngoài quy hoạch dẫn đến một số chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đã không còn phù hợp. Cụ thể:

- Xuất phát từ yêu cầu thực tế của địa phương muốn nhanh chóng nắm bắt thời cơ và vận hội mới, nên trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện đã có những bước đi mang tính đột phá, một số chỉ tiêu dự báo trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội bị thay đổi. Chính vì vậy, những cơ sở căn cứ để dự báo nhu cầu sử dụng đất trong quy hoạch, kế hoạch chưa lường hết được khả năng biến động sử dụng đất của từng ngành, lĩnh vực, đặc biệt là sức hút đầu tư trong các lĩnh vực dịch vụ, thương mại, sản xuất đầu tư trong và ngoài nước tăng mạnh làm cho nhu cầu sử dụng đất không ngừng tăng lên, tất yếu gây ra những mâu thuẫn, tồn tại trong quy hoạch cần sự điều chỉnh.

- Quy hoạch của các ngành chưa đồng bộ với quy hoạch sử dụng đất, thiếu tính liên kết nên chưa phát huy hết hiệu quả.

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất dựa trên tổng hợp, cân đối nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các cấp; trong khi việc nắm bắt thông tin và dự báo nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các cấp còn hạn chế, độ chính xác chưa cao; kế hoạch sử dụng đất chưa xác định nhu cầu sử dụng đất phù hợp với tiến độ các công trình dự án nên một số chỉ tiêu đạt thấp như: Đất quốc phòng đạt 40,14%; đất cho hoạt động khoáng sản đạt 54,17%, đất sản xuất vật liệu xây dựng 37,01%; đất bãi thải, xử lý chất thải đạt 4,85%; ...

- Việc quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch chưa thật sự trở thành yêu cầu bắt buộc đối với các cơ quan, tổ chức và chưa trở thành ý thức của người quản lý, chưa gắn với trách nhiệm của từng cấp. Việc quản lý, thực hiện quy hoạch sử dụng đất sau

khi được phê duyệt ở một số địa phương chưa được coi trọng. Tình trạng sử dụng đất sai với quy hoạch, kế hoạch chưa được xử lý kịp thời.

- Trách nhiệm của người sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất chưa cao dẫn đến vẫn có tình trạng lấn chiếm đất đai; sử dụng đất không đúng mục đích; vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.

- Chất lượng của Công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch còn thấp, thiếu đồng bộ trong sử dụng đất cũng như chưa đầy đủ căn cứ pháp lý nên các quy hoạch cần phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần.

- Thiếu các giải pháp có tính khả thi để thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trong đó có hai khâu quan trọng là không cân đối đủ nguồn vốn để thực hiện nhất là những công trình dự án từ vốn ngân sách Nhà nước và sự bất cập trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất dẫn đến các công trình, dự án thường kéo dài tiến độ thực hiện.

3.4.4.3. Nguyên nhân

- Các Quy định của pháp luật về đất đai liên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn chưa đồng bộ. Có địa phương đã sử dụng quy hoạch chung xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn mới để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong khi các quy hoạch này nhiều khi có sự sai khác so với quy hoạch sử dụng đất do khác nhau về cơ quan chịu trách nhiệm lập quy hoạch, thẩm quyền xét duyệt quy hoạch... song các quy hoạch này chưa kết nối với nhau, quy hoạch của các ngành thường vượt ra ngoài khung của quy hoạch sử dụng đất (Luật Đất đai 2013 quy định việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất được căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn). Do đó nhiều địa phương đã sử dụng quy hoạch đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Ngoài ra việc triển khai lập quy hoạch, kế hoạch chưa phù hợp với thời điểm quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; việc triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không đồng nhất về thời gian giữa cấp tỉnh và cấp huyện nên chưa thống nhất khi phân bổ chỉ tiêu.

- Tình trạng dân lấn chiếm, tự chuyển mục đích sử dụng đất trái phép chưa được chấn chỉnh kịp thời ở một số địa phương. Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa được thường xuyên.

- Do việc dự báo trong phương án quy hoạch, kế hoạch để xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện khá mạnh mẽ, với quy mô diện tích lớn, việc quy hoạch dân cư và các khu vực quy hoạch tái định cư tập trung của một số dự án trên địa bàn nhưng đến

nay vẫn chưa thực hiện hoặc triển khai chậm và có nhiều dự án đăng ký nhu cầu sử dụng đất với quy mô diện tích khá lớn nhưng thực tế triển khai thì thấp hơn nhiều.

- Phương thức thống kê, kiểm kê đất đai giữa 2 kỳ kiểm kê đất đai 2010 và 2015 là khác nhau: Năm 2010 số liệu tổng diện tích tự nhiên và các chỉ tiêu sử dụng đất được kế thừa từ những kỳ kiểm kê trước sau đó cập nhật biến động trong kỳ kiểm kê; năm 2014 số liệu kiểm kê được chiết xuất từ bản đồ khoảnh đất của các đơn vị hành chính cấp xã do đó số liệu tổng diện tích tự nhiên cũng như từng chỉ tiêu sử dụng đất có sự thay đổi...

Việc không đồng nhất các chỉ tiêu thống kê, kiểm kê với chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất dẫn đến việc đánh giá các chỉ tiêu thực hiện quy hoạch không đầy đủ và thiếu chính xác.

- Việc biến động các chỉ tiêu sử dụng đất trong quá trình thực hiện so với các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch được duyệt còn do một số yếu tố khác, đó là: do thay đổi các chỉ tiêu thống kê, kiểm kê đất đai; do quá tình đo đạc ở một số địa phương, bóc tách đất nông nghiệp trong khuôn viên đất ở. Như vậy đánh giá sự biến động về chỉ tiêu tăng giảm chưa phản ánh đúng bản chất, đặc biệt chỉ tiêu tăng lên của nhóm đất nông nghiệp.

- Một số hạng mục công trình đã có trong chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất hàng năm nhưng cơ quan chủ đầu tư chưa lập xong dự án đầu tư và hồ sơ đất đai nên phải lùi tiến độ thực hiện.

- Công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng ở một số địa phương gặp nhiều khó khăn vướng mắc đối với một số dự án; nhiều dự án được cấp phép đầu tư nhưng tiến độ thực hiện còn chậm nên làm chậm tiến độ xây dựng…làm ảnh hưởng không nhỏ đến chỉ tiêu quy hoạch chung của huyện.

- Do tình hình khó khăn chung của cả nước, nên tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp về thương - mại dịch vụ trên địa bàn huyện mặc dù có cải thiện song mức độ phục hồi còn chậm, lượng hàng tồn kho lớn, mức tiêu thụ sản phẩm thấp;

chỉ số phát triển công nghiệp đạt thấp; tiến độ thực hiện một số dự án công trình trọng điểm còn chậm.

- Ngoài các nguyên nhân khách quan, còn tồn tại nguyên nhân chủ quan là do việc chỉ đạo, phối hợp chưa quyết liệt của một số cấp, ngành; việc huy động, giải ngân vốn đầu tư còn ở mức thấp; công tác chấn chỉnh sửa đổi lề lối làm việc còn hạn chế...

3.4.5. Bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Một là, phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị, cơ quan ban ngành, các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh trong công tác tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là điều kiện quan trọng đảm bảo tính khả quan của công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Hai là, kinh tế xã hội của huyện phát triển nhanh do yêu cầu của công nghiệp hóa, phát triển đô thị ...làm chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sử dụng đất nên nhu cầu sử dụng đất tăng cao và đa dạng, làm tăng giá trị sử dụng đất, từ đó đòi hỏi công tác quản lý đất đai nói chung, quản lý quy hoạch sử dụng đất nói riêng phải hoàn chỉnh về cơ chế chính sách cho phù hợp để có thể quản lý đất đai theo quy hoạch và đúng quy định của Pháp luật.

- Ba là, mục tiêu nhiệm vụ của công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải được gắn với nhiệm vụ chuyên môn của từng đơn vị và kết hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của huyện và tỉnh.

- Bốn là, việc quản lý, sử dụng đất phải gắn với cải tạo, bảo vệ đất và gắn với tổ chức sản xuất, bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất chuyên trồng lúa nước; giải quyết dứt điểm tình trạng tranh chấp đất đai và nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên mỗi đơn vị diện tích.

- Năm là, cần nâng cao chất lượng của công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Trong những năm qua, nhiều quy hoạch được phê duyệt chưa đảm bảo yêu cầu về chất lượng, tính khả thi thấp, có quy hoạch phải điều chỉnh nhiều lần, quy hoạch sử dụng đất chưa thực sự là quy hoạch gốc mà còn mang tính cập nhật, tổng hợp từ những quy hoạch khác nên làm mất vai trò của quy hoạch sử dụng đất.

- Sáu là, thực hiện đánh giá sau quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm khắc phục những tồn tại, rút kinh nghiệm để hoàn thiện công tác lập và thẩm định quy hoạch sử dụng đất. trong lập quy hoạch hiện nay, việc đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch của kỳ trước chưa thực sự nghiêm túc, khách quan nên ảnh hưởng đến chất lượng của quy hoạch sử dụng đất.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011 2015) của huyện thạch hà và đề xuất phương án điều chỉnh đến năm 2020 (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)