TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CAO SU TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Một phần của tài liệu Điều tra thực trạng sản xuất cao su tiểu điền và xác định mật độ xen gừng trong vườn cao su kiến thiết cơ bản ở huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế (Trang 33 - 36)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.3. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CAO SU TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Phát triển CSTĐ ở Huế bắt đầu từ năm 1993 với sự đóng góp của Chương trình 327 phủ xanh đất trống đồi núi trọc (1993-1997) và Chương trình Đa dạng hóa Nông nghiệp (2001-2010). Đến nay phần lớn diện tích cao su thuộc chương trình 327 đều đã già cỗi, không hiệu quả, sâu bệnh, sản lượng thấp, nhiều diện tích gãy đổ nên đã được trồng tái canh. Giai đoạn 2001-2010 là giai đoạn phát triển cao su nhanh và định hình các vùng trồng cao su. Tính đến cuối năm 2014 diện tích cao su toàn tỉnh là 9412 ha, phân bố trên 6545 hộ thuộc 26 xã trong đó có 10 xã đồng bào dân tộc thiểu số, với diện tích bình quân 1,43 ha/hộ. Về thời kỳ của vườn cao su, toàn tỉnh hiện có 24,6%

diện tích cao su đang trong thời kỳ KTCB, tương đương 2315 ha; số còn lại 7097 ha đang trong giai đoạn khai thác mủ.

Bảng 1.6. Phân bổ diện tích cao su ở các huyện năm 2014

Địa phương 2013 2014

Huyện Phong Điền 1614 1634

Thị xã Hương Trà 2442 2459

Thị xã Hương Thủy 15 15

Huyện Phú Lộc 463 463

Huyện Nam Đông 3462 3538

Huyện A Lưới 1260 1303

Tng 9256 9412

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thừa Thiên Huế, 2014[4].

Hình 1.9. Phân bổ diện tích cao su ở các huyện năm 2014

Theo thống kê của sở NN&PTNT tính đến năm 2014, huyện Nam Đông có diện tích cao su lớn nhất toàn tỉnh, đạt 3538 ha chiếm 37,6% toàn tỉnh, tăng 76 ha so với năm 2013. Trong đó, thị xã Hương Thủy và huyện Phú Lộc thì diện tích không thay đổi. Bình quân diện tích năm 2014 so với năm 2013 diện tích các huyện tăng khoảng 1,7% (Bảng 1.6).Về thời kỳ của vườn cao su, toàn tỉnh hiện có 24,6% diện tích cao su đang trong thời kỳ KTCB, tương đương 2315ha; số còn lại 7097ha đang trong giai đoạn khai thác mủ.

Bảng 1.7: Diễn biến diện tích và số hộ tham gia trồng cao su tại Thừa Thiên Huế giai đoạn 2001 - 2007

Năm

Địa phương

Tổng Nam Đông Hương Trà Phong

Điền

Phú Lộc A Lưới

DT Hộ DT Hộ DT Hộ DT Hộ DT Hộ DT Hộ 2001 152,1 109 179,8 161 60,8 21 - - - - 392,8 291 2002 430,3 329 353,1 239 155,5 58 24,3 23 43,8 42 1007,0 691 2003 559,7 581 368,8 224 186,7 74 165,3 - 156,3 149 1436,8 1028 2004 435,3 482 335,9 219 158,5 72 69,0 34 210,7 190 1209,4 997 2005 254,1 303 395,0 307 114,7 76 80,4 43 72,0 72 916,2 801 2006 475,9 393 207,0 173 288,4 163 77,0 51 13,2 12 1061,4 792 2007 852,0 - 25,0 - 18,0 - - - 2,0 - 897,0 - Tổng 3159,4 2197 1864,6 1323 982,6 464 416,0 151 498,0 465 6920,5 4600

Ghi chú: DT- Diện tích (ha)

2.3.2. Cơ cấu dòng vô tính cao su ở Thừa Thiên Huế

Tại Thừa Thiên Huế hiện có 8 DVT được xác định trong đó PB260, PB235 và RRIV4 là 3 dòng vô tính (DVT) có diện tích lớn nhất, chiếm tỷ lệ tương đương 34,4%, 15,7% và 14,9% diện tích. Ngoài ra, còn nhiều DVT khác do nông dân tự mua để trồng dặm, trồng tái canh, trồng mới hàng năm chưa được xác định rõ. Cơ cấu DVT ở Thừa Thiên Huế khá tương đồng so với Quảng Bình và Quảng Trị, các DVT chiếm tỷ lệ lớn là: PB260, RRIV4, RIM600, PB235 trong đó DVT không rõ nguồn gốc cũng chiếm diện tích đáng kể. RRIV4 là dòng rất mẫn cảm với các bệnh về lá đang chiếm diện tích lớn sẽ là thách thức đối với cả vùng sản xuất cao su [5].

Phân bố các dòng vô tính (DVT) trên địa bàn 5 huyện (Bảng 1.8, Hình 1.10):

PB260, PB235 và RRIV4 là 3 DVT có diện tích lớn nhất, tương ứng: 2518,7, 1152,3 và 1088,5 ha. Trong đó, Hương Trà là địa phương có cơ cấu bộ giống phong phú nhất với sự hiện diện của cả 8 DVT, PB260 chiếm diện tích lớn nhất, đạt 455,1 ha, kế đến là các DVT RRIV4, RRIV3 và RRIM600. Ở huyện Nam Đông các DVT có diện tích lớn là PB260, PB235 và RRIV4 lần lượt là: 1417,6 ha, 968,2 ha và 489,3 ha. Trong khi đó, ở huyện Phong Điền các DVT RRIM600, GT1 và PB260 chiếm phần lớn diện tích.

Bảng 1.8. Cơ cấu dòng vô tính cao su phân bố ở các địa phương

Giống Tổng 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007(*) 2008(*) Tổng 7315,3 392,8 1000,2 1436,8 1209,4 916,2 1068,2 907,0 384,8 RRIM600 DT 494,9 182,9 116,0 117,0 25,0 40,0 14,0 - -

% 6,8 46,6 11,6 8,1 2,1 4,4 1,3 - -

GT 1 DT 468,1 127,8 54,0 72,0 214,3 - - - -

% 6,4 32,5 5,4 5,0 17,7 - - - -

PB 260 DT 2518,7 - 367,8 440,3 134,0 228,1 528,1 640,5 180,0

% 34,4 - 36,8 30,6 11,1 24,9 49,4 70,6 46,8 PB 235 DT 1152,3 82,0 382,1 323,0 269,0 - 96,2 - -

% 15,8 20,9 97,3 82,2 68,5 - 24,5 - -

RRIV 2 DT 266,2 - 14,0 69,4 53,0 102,0 27,8 - -

% 3,6 - 1,4 4,8 4,4 11,1 2,6 - -

RRIV 3 DT 471,1 - 18,0 81,7 123,0 162,4 86,0 - -

% 6,4 - 1,8 5,7 10,2 17,7 8,1 - -

RRIV 4 DT 1088,5 - 39,3 105,8 265,0 170,0 170,4 235,5 102,5

% 14,9 - 3,9 7,4 21,9 18,6 15,9 26,0 26,6

RRIC 121 DT 399,0 - - 72,0 55,0 181,0 23,0 - 68,0

% 5,5 - - 5,0 4,5 19,8 2,2 - 17,7

Giống lẫn DT 456,5 - 9,0 155,6 71,1 32,7 122,8 31,0 34,3

% 6,2 - 0,9 10,8 5,9 3,6 11,5 3,4 8,9

Một thực tế là khâu bố trí các DVT ở các địa phương, cũng như vào từng nông hộ là chưa có hệ thống và thiếu sự quản lý chặt chẽ. Cụ thể, các DVT được giao cho nông dân trồng theo phương thức chia đều, nghĩa là mỗi năm trồng mới, các nông hộ đều được nhận nhiều loại giống cùng một đợt, kết hợp với các giống chưa xác định khác được trồng dặm hàng năm. Do vậy, khi bố trí vào lô trồng đã gây ra hiện tượng lẫn giống dẫn đến khó khăn cho công tác chăm sóc và khai thác sau này… Đó là một trong những thực trạng nổi cộm ở hầu hết các nông hộ trồng cao su tiểu điền ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

0 150 300 450 600 750 900 1050 1200 1350 1500

RRIM600 GT1 PB260 PB235 RRIV2 RRIV3 RRIV4 RRIC121 Giống lẫn

Diện tích (ha)

Nam Đông Hương Trà Phong Điền Phú Lộc A Lưới

Hình 1.10. Biểu đồ cơ cấu DVT cao su phân bố ở các địa phương

Một phần của tài liệu Điều tra thực trạng sản xuất cao su tiểu điền và xác định mật độ xen gừng trong vườn cao su kiến thiết cơ bản ở huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)