Sinh trưởng, phát triển của cây cao su trong mô hình trồng xen

Một phần của tài liệu Điều tra thực trạng sản xuất cao su tiểu điền và xác định mật độ xen gừng trong vườn cao su kiến thiết cơ bản ở huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế (Trang 62 - 66)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG CỦA CÂY CAO SU VÀ CÂY GỪNG TRONG MÔ HÌNH TRỒNG XEN

3.2.1. Sinh trưởng, phát triển của cây cao su trong mô hình trồng xen

a) Sinh trưởng, phát tiển của cây cao su thời kỳ KTCB

Sinh trưởng của cây Cao su trong thời kỳ kiến thiết cơ bản là những chỉ tiêu rất quan trọng đánh giá chất lượng giống, khả năng thích ứng của các giống, đến khả năng cho năng suất và chất lượng mủ sau này. Vì vậy để đánh giá sinh trưởng của cây cần phải quan trắc sinh trưởng về chu vi thân, chiều cao cây và độ dày vỏ nguyên sinh.

Chu vi thân là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm của cây, nó phản ánh hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật và khả năng thích ứng của cây trồng với điều kiện hoàn cảnh nơi trồng cây.

Chỉ tiêu về chiều cao cây ngoài việc đánh giá sinh trưởng của các loài cây, nó còn là nhân tố lên nhu cầu ánh sáng của cây trong một giai đoạn nào đó.

Trong điều kiện sinh thái và điều kiện canh tác nhất định, sinh trưởng phát triển về chiều cao cây, đường kính thân và độ dày vỏ nguyên sinh là những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ sinh trưởng phát triển cây cao su trong thời gian kiến thiết cơ bản. Kết quả theo dõi các chỉ tiêu trên cây cao su trong thời kỳ kiến thiết cơ bản được thể hiện qua Bảng 3.10.

Bảng 3.10. Ảnh hưởng của cây trồng xen đến sinh trưởng phát triển cây cao su thời kỳ KTCB

Chỉ tiêu

Công thức

Trước trồng xen Sau trồng xen (sau 140 ngày)

Chu vi thân (cm)

Chiều cao cây

(cm)

Độ dày vỏ nguyên sinh

(mm)

Chu vi thân (cm)

Chiều cao cây

(cm)

Độ dày vỏ nguyên sinh

(mm)

I (đ/c) 17,3a 240,1c 2,3a 19,3a 285,4c 2,7a

II 17,3a 250,1b 2,3a 19,8a 295,9ab 2,8a

III 17,3a 257,0a 2,2a 20,2a 298,8a 2,8a

IV 17,6a 249,5b 2,3a 19,6a 293,2b 2,8a

LSD0.05 0,39 4,38 0,36 0,94 3,91 0,37

Ghi chú: a, b, c chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại mức 0,05.

0 3 6 9 12 15 18 21

I II III IV

Trước trồng xen Sau trồng xen

Hình 3.2: Động thái tăng trưởng của chu vi thân của cây cao su

0 50 100 150 200 250 300

I II III IV

trước trồng xen sau trồng xen

Hình 3.3: Động thái tăng trưởng chiều cao của cây cao su

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3

I II III IV

Trước trồng xen Sau trồng xen

Hình 3.4: Động thái tăng trưởng độ dày vỏ nguyên sinh của cây cao su Qua Bảng 3.10 ta có thể thấy:

Chu vi thân: là yếu tố quyết định đến số năm của thời kỳ kiến thiết cơ bản. Chu vi thân càng lớn thì càng nhanh đạt đến tiêu chuẩn cạo trên cây cao su. Qua số liệu nghiên cứu đã cho thấy động thái tăng trưởng chu vi thân ở các công thức có thể thấy, ở công thức III với động thái tăng trưởng chu vi thân đạt 2,9 cm là cao nhất, thấp nhất là ở công thức I (đối chứng) và công thức IV đạt 2 cm.

Chiều cao cây: là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến chiều dài miệng cạo và thời gian cạo của mỗi hướng. Qua thí nghiệm cho thấy động thái tăng trưởng chiều cao thân cây biến động từ 41,9cm ở công thức III đến 45,8cm ở công thức II.

Độ dày vỏ nguyên sinh: là một đặc tính của giống, là nơi sản sinh ra mủ cũng như chịu ảnh hưởng trực tiếp đến thao tác cạo đối với người cạo. Số liệu thể hiện ở Hình 3.4 cho thấy: Công thức đối chứng (công thức I) với mức độ tăng trưởng độ dày vỏ nguyên sinh là 0,4mm là thấp nhất, cao nhất là công thức III đạt 0,6mm.

Như vậy, có thể nói với các mật độ trồng xen cây gừng trong vườn cao su KTCB đã không làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển của cây cao su.

b) Tình hình sâu bệnh hại trên cây cao su

Sâu bệnh hại là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ thích ứng của cây Cao su trồng trong điều kiện trồng tại huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế. Không những có liên quan đến khả năng thích ứng của cây cao su mà còn có quan hệ mật thiết đến khả năng cho năng suất và chất lượng mủ của các giống sau này.

Trong giai đoạn kiến thiết cơ bản của cây Cao su, là thời kỳ thực bì xâm hại và sâu bệnh hại cây xuất hiện nhiều ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của cây Cao su, cũng như ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng mủ Cao su trong giai đoạn khai thác mủ sau này. Vì vậy, các chủ rừng Cao su đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật khác nhau để bảo vệ và phát triển Cao su.

Bảng 3.11. Tình hình sâu bệnh hại trên cây cao su

Chỉ tiêu

Công thức

Bệnh corynespora Bệnh héo đen đầu lá Tỷ lệ bệnh (%) Tỷ lệ bệnh (%)

I (đ/c) 11,2a 8,1a

II 7,8b 4,3d

III 6,0d 5,0c

IV 7,3c 6,1b

LSD0.05 0,44 0,64

Ghi chú: a, b, c, d chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại mức 0,05.

0 2 4 6 8 10 12

I (đ/c) II III IV

Bệnh corynespora Bệnh héo đen đầu lá

Qua Bảng 3.11 và Hình 3.5 cho thấy:

- Bệnh corynespora: Bệnh thường phát sinh và gây hại quanh năm nhưng gây hại nặng vào thời điểm giao mùa, vào thời điểm mùa hè nhưng có nắng mưa xen kẻ, bệnh gậy hại nặng chủ yếu từ tháng 3-10 hằng năm. Tỷ lệ gây hại của bệnh cao nhất là công thức I (Đ/C) với tỷ lệ là 11,2%, thấp nhất là công thức III với tỷ lệ chỉ 6%

- Bệnh héo đen đầu lá: Bệnh héo đen đầu lá thường xuất hiện và gây hại nặng vào thời điểm từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, đặc biệt gây hại nặng tại các vùng có nhiệt độ thấp, ẩm độ không khí cao, cao su không được đầu tư chăm sóc hợp lý. Mức độ gây hại của bệnh héo đen đầu lá cao nhất là ở công thức I (tỷ lệ 8,1%) và thấp nhất ở công thức II (tỷ lệ 4,3%).

Một phần của tài liệu Điều tra thực trạng sản xuất cao su tiểu điền và xác định mật độ xen gừng trong vườn cao su kiến thiết cơ bản ở huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)