CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG CỦA CÂY CAO SU VÀ CÂY GỪNG TRONG MÔ HÌNH TRỒNG XEN
3.2.2. Sinh trưởng, phát triển của cây gừng trong mô hình trồng xen
a) Sinh trưởng phát triển của cây gừng
Trong thời gian cao su chưa khép tán thì có thể trồng xen nhiều loại cây trồng khác nhằm tăng thêm thu nhập cho người trồng cao su, với hình thức lấy ngắn nuôi dài. Việc trồng xen nhằm phủ xanh nhiều diện tích đất bỏ trống, hạn chế cỏ dại trong thời gian chờ cao su phát triển.
Thời gian sinh trưởng của cây gừng qua các giai đoạn
- Sinh trưởng của thực vật là quá trình tăng về kích thước (chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào
- Phát triển là quá trình biến đổi về chất lượng các cấu trúc và chức năng sinh hoá của tế bào làm cây ra hoa, kết quả, tạo hạt.
Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình liên tiếp nhau của quá trình trao đổi chất. Sự biến đổi về số lượng ở rễ, thân, lá dẫn đến sự thay đổi về chất lượng ở hoa, quả và hạt. Khả năng sinh trưởng tốt hay xấu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mùa vụ, điều kiện thời tiết, biện pháp kỹ thuật, giống... Thời gian sinh trưởng của gừng được tính từ khi trồng cho đến khi thu hoạch.
Thời kỳ đẻ nhánh là giai đoạn đầu tiên của chu trình sinh trưởng của cây Gừng.
Thời kỳ này được tính từ khi trồng đến khi lá nhô lên khỏi mặt đất. Đây là giai đoạn phân giải và tiêu hao năng lượng vật chất trong củ giống cung cấp cho quá trình đẻ nhánh của cây. Quá trình này phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố: nhiệt độ, ẩm độ, giống, biện pháp kỹ thuật...
Quá trình theo dõi tại các công thức thí nghiệm bắt đầu từ ngày trồng đến từng giai đoạn của cây được thể hiện ở Bảng 3.12.
Bảng 3.12. Thời gian sinh trưởng của cây gừng
Chỉ tiêu Công thức
Thời gian từ lúc bắt đầu trồng đến…(ngày)
Ra lá Đẻ nhánh
I (đ/c) _ _
II 24 56
III 23 53
IV 23 54
- Thời gian ra lá: Gừng từ khi trồng đến khi bắt đầu ra lá ở cả ba công thức mật độ không có sự chênh lệch đáng kể về thời gian về thời gian ra lá, các công thức đều ra lá trong khoảng 23 và 24 ngày.
- Thời gian đẻ nhánh: Thời gian đẻ nhánh của cây Gừng kể từ khi trồng là từ 53 - 56 ngày thì đẻ nhánh đầu tiên, tức là sau khi trồng gần được 2 tháng thì đẻ nhánh và kéo dài đến khi gần thu hoạch.
Bước đầu nghiên cứu thời gian sinh trưởng của cây gừng ở các mật độ thí nghiệm cho thấy: Thời gian sinh trưởng ở các công thức có sự chênh lệch không đáng kể, ở thời kỳ ra thì chênh lệch 1 ngày, còn ở thời kỳ đẻ nhánh là 3 ngày.
Chiều cao cây của cây gừng qua các giai đoạn
Chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng biểu hiện khả năng sinh trưởng, phát triển của cây, bên cạnh đó nó còn phản ánh khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh.
Bảng 3.13. Chiều cao cây của cây gừng
Chỉ tiêu Công thức
Chiều cao cây thời kỳ …(cm)
Ra lá Đẻ nhánh
I (đ/c) _ _
II 15,4b 32,4c
III 16,3a 35,6b
IV 15,9a 38,6a
LSD0.05 0,41 0,26
Ghi chú: a, b, c chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại mức 0,05.
0 5 10 15 20 25 30 35 40
I (đ/c) II III IV
Ra lá Đẻ nhánh
Hình 3.5: Động thái tăng trưởng chiều cao của cây gừng
Qua Bảng 3.13 và Hình 3.5 cho thấy: Kết quả nghiên cứu chỉ ra khả năng tăng trưởng chiều cao cây gừng từ ra lá đến thời kỳ đẻ nhánh, công thức IV có chiều cao cây tăng mạnh nhất (tăng 22,7 cm) và thấp nhất là ở công thức II (17cm). Như vậy, qua các số liệu theo dõi chúng ta thấy có sự tăng dần về động thái tăng trưởng chiều cao cây từ II đến IV trên cây gừng.
Số nhánh và số lá
Lá là cơ quan thực hiện chức năng quang hợp của thực vật nói chung và cây gừng nói riêng. Lá gừng được hình thành từ các mầm lá ở mắt thân. Lá đầu tiên khi hạt nảy mầm hình thành là lá không hoàn toàn (không có phiến lá) còn gọi là bao mầm, người ta không tính lá này. Lá mọc tiếp theo đó được tính là lá thật đầu tiên
Khả năng đẻ nhánh của gừng là một trong những đặc tính mang yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất. Khả năng đẻ nhánh chịu tác động của điều kiện môi trường như: ánh sáng, nhiệt độ, chế độ nước, dinh dưỡng. Theo dõi quá trình đẻ nhánh giúp chúng ta hiểu rõ hơn để có những biện pháp tác động kĩ thuật hợp lí giúp cây đẻ nhánh nhiều hơn, từ đó giúp tăng năng suất cây gừng.
Bảng 3.14. Số nhánh và số lá của cây gừng
Ghi chú: a, b, c chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại mức 0,05.
Chỉ tiêu
Công thức Số nhánh Số lá thời điểm đẻ nhánh
I (Đ/C) _ _
II 3,8c 34,2c
III 4,3b 37,6b
IV 4,7a 42,3a
LSD0.05 0,26 0,16
Qua Bảng 3.14 ta có thể thấy: Số nhánh, số lá thời điểm đẻ nhánh của công thức IV là cao nhất (lần lượt là 4,7 và 42,3), trong khi công thức II lại cho số nhánh và số lá trên nhánh ít hơn đáng kể (lần lượt là 3,8 và 34,2), điều này không có lợi cho năng suất sau này. Tuy nhiên, nếu số lá quá nhiều, kích thước lá lớn sẽ làm giảm hiệu quả của quang hợp
b) Sự chống chịu của cây gừng
Cường độ ánh sáng
Ánh sáng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng cho sự sinh trưởng phát triển của cây vì nó rất cần cho quá trình quang hợp. Nhờ quá trình quang hợp mà cây tổng hợp các chất hữu cơ làm nguyên liệu để xây dựng nên cơ thể và tích lũy năng lượng ở trong cây để tiến hành sinh trưởng.
Ánh sáng không những ảnh hưởng đến sinh trưởng một cách gián tiếp thông qua quang hợp mà còn tác động trực tiếp đến sự sinh trưởng của tế bào. Cường độ ánh sáng mạnh ức chế pha giãn của tế bào làm cho giai đoạn này kết thúc sớm hơn nên cây ở những nơi có cường độ ánh sáng mạnh thường có chiều cao cây thấp hơn. Còn những nơi ánh sáng yếu hơn thì cây thường cao hơn.
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của cường độ chiếu sáng đối với cây gừng
Chỉ tiêu
Công thức Độ che bóng (%)
I (đ/c) 0
II 20 – 30 (28000-32000 lux) III 30 – 40 (24000-28000 lux) IV 40 – 50 (20000-24000 lux)
Qua Bảng 3.13 và 3.15 cho thấy: Động thái tăng trưởng về chiều cao của cây gừng phụ thuộc vào cường độ ánh sáng mà nó nhận được. Cụ thể là với công thức II thì độ che bóng là 20 – 30% (28000 – 32000 lux) thì chiều cao của cây gừng là thấp nhất, còn với công thức IV độ che bóng là 40 – 50% (20000 – 24000 lux) thì chiều cao cây gừng ở công thức này là cao nhất.
Chịu hạn và chịu nóng của cây
Khả năng chịu hạn, chịu nóng của cây trồng sẽ liên quan đến sự sinh trưởng phát triển và năng suất cây trồng sau này. Khả năng chịu hạn, chịu nóng của cây gừng được thể hiện thông qua các chỉ tiêu về độ khô của lá, cũng như là khả năng phục hồi
của lá. Đây là những chiêu tiêu quan trọng để đánh giá sức chịu hạn, chịu nóng của cây gừng. Kết quả được trình bày ở bảng 3.16.
Bảng 3.16. Khả năng chịu hạn, chịu nóng của cây gừng
Qua bảng 3.16 cho thấy: Các công thức trồng xen gừng đều có khả năng chống chịu với hạn và nóng, mức độ chịu ảnh hưởng ở điểm 1 tức là đầu lá chỉ bị khô nhẹ, khả năng phục hồi của cây gừng là 90-100% ở công thức IV là tốt nhất. Còn ở công thức II và III thì mức chịu hạn và nóng ở điểm 3 cũng tương đối tốt, khả năng phục hồi là 70-89%
Chịu sâu bệnh hại
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển cây gừng phải đối diện với rất nhiều đối tượng sâu bệnh gây hại và điều kiện bất lợi: sâu, bệnh, thời tiết, khí hậu. Việc theo dõi phát hiện kịp thời và xem phản ứng của cây gừng ở các mật độ đối với sâu bệnh hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời. Một số đối tượng gây hại chính là rầy xanh, rệp sáp và bệnh thối củ.
Bảng 3.17. Tình hình sâu bệnh hại trên cây gừng
Chỉ tiêu Công thức
Rầy xanh Rệp sáp Bệnh thối củ
Điểm Điểm Điểm
I (đ/c) _ _ _
II 3 3 3
III 1 1 3
IV 1 1 3
Chỉ tiêu Công thức
Chịu hạn, chịu nóng
Điểm Khả năng phục hồi (%)
I (đ/c) _ _
II 3 70-89
III 3 70-89
IV 1 90-100
Qua Bảng 3.17 cho thấy: Các công thức đều bị bệnh thối củ, nhưng mức độ gây hại chỉ ở điểm 3 theo thang điểm CIP tương ứng với mức độ gây hại <20% bộ phận cây bị gây hại. Đối với rầy xanh và rệp sáp thì chỉ có công thức II bị nhiễm nhưng mức độ chỉ ở điểm 3, còn ở công thức III và IV thì cây gừng không bị ảnh hưởng do mật độ thưa hơn so với công thức II