PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Điều tra thực trạng sản xuất cao su tiểu điền và xác định mật độ xen gừng trong vườn cao su kiến thiết cơ bản ở huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế (Trang 45 - 51)

CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Điều tra hiện trạng áp dụng biện pháp trồng xen trong các vườn cao su KTCB - Thời gian nghiên cứu và thu thập số liệu từ 12/2017 - 01/2018 tại huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Phương pháp thu thập thông tin:

Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp:

+ Phỏng vấn hộ:

Chúng tôi tiến hành lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên không lặp lại, chọn 30 hộ thuộc huyện Nam Đông và đạt một số tiêu chí (có vườn > 500m2, đã trồng cao su trên 10 năm và có ý thức học hỏi, áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới, có lao động để đảm bảo công việc) trên địa bàn nghiên cứu theo phiếu điều tra được thiết kế sẵn.

+ Phương pháp chuyên gia: phỏng vấn cán bộ phụ trách nông nghiệp xã, huyện;

cán bộ phụ trách kỹ thuật về trồng và chăm sóc cao su, cán bộ khuyến nông và những

người trồng cao su có thâm niên tại địa phương về tình hình sản xuất và hoạt động khuyến nông liên quan đến cây cao su, về lịch sử hình thành cũng như những thay đổi trong lịch sử mối liên kết giữa người trồng cao su trên địa bàn nghiên cứu.

Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua các báo cáo hàng năm của UBND huyện về sản xuất nông nghiệp và số liệu thông kê của huyện Nam Đông. Ngoài ra, tư liệu từ các nghiên cứu trong quá khứ về việc trồng cao su trên địa bàn huyện cũng được sử dụng trong nghiên cứu này.

- Các chỉ tiêu điều tra:

+ Cơ cấu giống trên địa bàn: Giống; tỷ lệ hộ trồng (%); năng suất bình quân (tấn/ha); nguồn gốc các giống cao su khi trồng.

+ Quy mô và chất lượng vườn cây cao su: Số hộ trồng (hộ); số lô/hộ; diện tích khai thác/lô; chất lượng vườn cây cao su.

+ Tình hình trồng xen thời kỳ kiến thiết cơ bản: Các loại cây trồng xen trong vườn cao su thời kỳ KTCB.

+ Hiệu quả kinh tế

2.3.2. Thí nghiệm nghiên cứu mật độ trồng xen gừng trong vườn cao su KTCB

* Địa điểm: Vườn cao su tiểu điền thời kỳ KTCB tại huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế.

* Thời gian: Từ tháng 1/2018 đến tháng 7/2018

* Công thức thí nghiệm: gồm 4 công thức - CT1: Đối chứng (không trồng xen cây gừng)

- CT2: Khoảng cách hàng cách hàng, cây cách cây là 30 x 30 cm - CT3: Khoảng cách hàng cách hàng, cây cách cây là 30 x 40 cm - CT4: Khoảng cách hàng cách hàng, cây cách cây là 30 x 50 cm

Mỗi ô thí nghiệm 50m2, thí nghiệm được bố trí theo kiểu RCBD, 3 lần lặp lại.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm:

Ia IIa IIIa IVa

IVb Ib IIb IIIb

IIIc IVc Ic IIc

Ghi chú: a, b, c là các lần nhắc lại; I,II,III,IV là kí hiệu tương ứng 4 công thức:

CT1, CT2, CT3, CT4.

2.3.3. Chỉ tiêu nghiên cứu:

2.3.3.1. Đối với cây cao su:

* Chỉ tiêu về sinh trưởng:

+ Sinh trưởng về chu vi thân đo tại vị trí 1,3 m.

+ Sinh trưởng về chiều cao cây: được đo bằng thước Bumlay dùng trong lâm nghiệp + Độ dày vỏ nguyên sinh (mm): được đo bằng đót đo dày vỏ, tại vị trí 1,0 m.

* Chỉ tiêu về sâu bệnh hại:

- Định kỳ, điều tra, phát hiện, theo dõi 7 ngày/ lần ở tuyến cố định tại khu vực nghiên cứu vào các ngày thứ 2, 3 hàng tuần.

- Điều tra, phát hiện bổ sung: tiến hành trước, trong và sau cao điểm xuất hiện dịch hại.

Phương pháp điều tra, phát hiện cụ thể như sau:

Đối với bệnh hại:

- Điều tra 10 điểm ngẫu nhiên nằm trên đường chéo của khu vực điều tra. Điểm điều tra phải cách bờ ít nhất 1 hàng cây.

+ Đối với bệnh trên thân: điều tra 10 cây ngẫu nhiên/điểm.

+ Đối với bệnh hại trên cành: 4 hướng x mỗi hướng 1 cành/1 cây/điểm.

+ Đối với bệnh hại lá: số mẫu mỗi điểm 50-100 lá.

- Đánh giá mức độ gây hại của bệnh thông qua các chỉ tiêu theo dõi sau:

+ Cây cao su và các yếu tố có liên quan (thời tiết, cơ cấu giống, thời vụ, giai đoạn sinh trưởng của cây cao su).

+ Tỷ lệ bệnh (%) = (Tổng số cây (cành, lá) bị bệnh/ Tổng số cây (cành, lá) điều tra) x 100.

+ Chỉ số bệnh % = (∑[(N1 x 1) + …+ (Nn x n)]/N x K) x 100 N1: là số cây (cành, lá) bị bệnh cấp 1.

Nn: là số cây (cành, lá) bị bệnh cấp n.

N: tổng số cây (cành, lá) điều tra.

K: là cấp bệnh cao nhất của thang phân cấp.

+ Phân cấp bệnh theo hướng dẫn (phụ lục 3).

Đối với sâu hại:

- Điều tra 10 điểm ngẫu nhiên nằm trên đường chéo của khu vực điều tra. Điểm điều tra phải cách bờ ít nhất 1 hàng cây.

+ Đối với sâu hại cành (cành lá, cành hoa, cành quả): Điều tra 4 hướng x mỗi hướng 1 cành/1cây/điểm.

+ Sâu hại thân: 10 cây/điểm.

- Đánh giá mức độ gây hại của bệnh thông qua các chỉ tiêu theo dõi sau:

+ Cây cao su và các yếu tố có liên quan (thời tiết, cơ cấu giống, thời vụ, giai đoạn sinh trưởng của cây cao su).

+ Mật độ sâu hại (con/cây) = Tổng số sâu/tổng cây (cành) điều tra.

2.3.3.2. Đối với cây trồng xen (gừng):

* Chỉ tiêu về sinh trưởng:

- Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng (ngày).

+ Thời gian từ lúc bắt đầu trồng đến khi ra lá.

+ Thời gian từ lúc bắt đầu trồng đến khi đẻ nhánh.

- Chiều cao cây (cm): Đo từ mặt đất đến đầu mút lá cao nhất theo các giai đoạn sinh trưởng. (15 ngày /1 lần)

* Chỉ tiêu về sự chống chịu:

- Cường độ ánh sáng (lux): bằng máy đo cường độ ánh sáng - Mức chịu hạn, chịu nóng (điểm): Số cây mẫu: 5

Điểm Độ khô của lá Khả năng phục hồi (%)

0 Không thấy dấu hiệu khô -

1 Đầu lá khô nhẹ 90-100

3 Lỏ khụ tới ẳ 70-89

5 1/4 đến 1/2 số lá bị khô 40-69 7 Hơn 2/3 số lá khô hoàn toàn 20-39

9 Cây gần như chết 0-19

- Chịu sâu bệnh: rầy xanh, rệp sáp, thối củ (điểm)

Đối với sâu bệnh hại được điều tra theo quy chuẩn Quốc gia QCVN 01- 38:2010/BNNPTNT:

+ Điểm 1: Không bị hại;

+ Điểm 3: Thấp (<20% bộ phận của cây bị hại) + Điểm 5: Trung bình (Từ 20-50% của cây bị hại);

+ Điểm 7: Cao (Từ 50-70% của cây bị hại);

+ Điểm 9: Rất cao (> 70% phần cây trồng bị hại).

2.3.4. Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm

2.3.4.1. Quy trình, kỹ thuật bố trí cây trồng xen trong vườn cao su theo Quy trình kỹ thuật của Tổng Công ty Cao su Việt Nam, 2012 (bổ sung năm 2015)

a) Chăm sóc quản lý vườn cao su trồng xen

Để đảm bảo mục tiêu không cạnh tranh xấu với cây cao su, cây trồng xen cần phải được đầu tư hợp lý nhất về phân bón để không ảnh hưởng bất lợi đến cây cao su, phân bón cho cây trồng xen theo quy trình riêng cho từng đối tượng. Phân bón cho cao su theo Quy trình kỹ thuật bổ sung năm 2014. Cây trồng xen được trồng, chăm sóc, thu hoạch theo quy trình trồng và chăm sóc phù hợp từng loại cây trồng.

Khoảng cách giữa cây trồng xen và hàng cao su cần đảm bảo khoảng cách: cây ngắn ngày cách hàng cao su ≥ 1,5 m; cây công nghiệp dài ngày thân thấp ≥3 m, cây lâm nghiệp ≥ 5 m.

b) Tăng cường hữu cơ cho vườn cây trồng xen qua thiết lập thảm phủ

Đối với xen canh cây ngắn ngày trên hàng đơn, khi hết chu kỳ trồng xen thiết lập thảm phủ họ đậu Mucuna Bracteata để cải tạo, tăng hữu cơ cho đất. Trên đường luồng giữa 2 hàng đơn của hàng kép (nếu không trồng xen cây ngắn ngày) và giữa hàng cao su và cây lâm nghiệp nên thiết lập thảm phủ hỗn hợp Kudzu và Mucuna ngay từ đầu; nếu có trồng xen trên đường luồng giữa 2 hàng đơn, trồng thảm phủ Mucuna sau khi kết thúc trồng xen.

c) Tạo tán cây cao su trên vườn cây trồng xen

Tạo tán vườn cây cao su KTCB như Quy trình kỹ thuật bổ sung năm 2014, cân chỉnh tán cao su trong trường hợp tán lệch cong nghiêng. Đối với xen canh cây lâm nghiệp, nếu cây trồng xen có tán ảnh hưởng tới cao su phải cắt tỉa, đảm bảo ưu tiên cho cao su phát triển.

d) Các biện pháp giảm thiểu cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng giữa cây trồng xen với cây cao su

Phân bón áp dụng theo quy trình của từng loại cây trồng; tổ chức tạo tán, cân chỉnh tán cao su và cây trồng xen; chấp hành đúng quy định về khoảng cách cây trồng xen với cao su; Cày rãnh sâu hoặc đào rãnh cách ly (rộng 20 cm, sâu 30 cm) cách cây lâm nghiệp, cây dài ngày 1 – 1,5 m.

2.3.4.2. Quy trình trồng và chăm sóc cây gừng:

a) Chọn đất trồng gừng: Cây gừng cần đất tương đối tốt, tầng đất dày, tơi xốp, ít đá lẫn, khả năng giữ nước lớn nhưng thoát nước tốt, có độ ẩm đầy đủ trong suốt thời gian cây sinh trưởng, tốt nhất là đất thịt, không ưa đất cát và đất sét. Đất có hàm lượng mùn cao rất thích hợp cho trồng gừng. Đất trồng gừng có pH = 4 – 5,5 nhưng thích hợp nhất là 5,5 – 7. Ở nước ta có 2 loại đất vùng đồi, núi trồng gừng có năng suất cao và chất lượng tốt là đất đỏ trên sản phẩm phong hoá từ đá vôi nằm ở chân núi đá vôi và đất nung đỏ trên badan, poocphia và các loại đá mác ma trung tính và kiềm.

b) Chuẩn bị giống trước khi trồng: Chuẩn bị giống: Chọn củ gừng già (đủ 9 tháng tuổi trở lên), sạch bệnh bẻ hoặc cắt đoạn củ (ánh) dài 2,5 - 5 cm, trên mỗi ánh phải có ít nhất 1 mắt mầm. Giống cần được xử lí với các loại thuốc gốc đồng, Score, Phatox, Validacine... để phòng và diệt nấm bệnh. 1 kg gừng giống có thể cho 15 - 20 hom giống và 1 ha cần chuẩn bị 3.000 kg.

c) Chuẩn bị đất: Đất trồng cần dọn sạch, cày, cuốc sâu ít nhất 20 cm , đập nhỏ thật tơi xốp, sau đó cuốc hố tạo thành các luống theo luống dọc theo đường đồng mức.

d) Kỹ thuật trồng: Sau khi đào hố ủ phân ta tiến hành trồng đặt giống sâu 5 - 7 cm tránh để trực tiếp lên phân, lấy đất mịn phủ lên dày 4-5 cm rồi ấn nhẹ tay.

e) Phân bón: Phân bón sử dụng cho 1ha trồng gừng cần 20 tấn phân chuồng và 1- 1,5 tấn vôi bột; 110N - 30 P2O5 - 100K2O được chia làm 5 lần bón, như sau:

- Bón lót: toàn bộ vôi và 1/5 lượng phân;

- Bón thúc: chia làm 4 đợt, mỗi đợt 1/5 lượng phân + Đợt 1 vào 30 ngày sau khi trồng;

+ Bón đợt 2 vào 60 ngày sau khi trồng;

+ Bón đợt 3 vào 90 ngày sau khi trồng;

+ Bón đợt 4 vào 120 ngày sau khi trồng.

Chú ý: ngoài các thời điểm bón phân trên, gừng bị vàng do thiếu đạm thì có thể tiến hành phun phân bón lá; có thể kết hợp với Ridomyl, Basudin 10H khi cần.

f) Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho gừng

- Chăm sóc: Nếu trồng bằng củ chưa nảy mầm thì sau 15 - 20 ngày củ sẽ bắt đầu đâm chồi và xuất hiện lá non. Cần cung cấp đủ nước cho gừng phát triển nếu thời tiết khô hạn. Tuy nhiên, trong quá trình trị bệnh ở một số thời điểm nhất định thì việc cắt giảm nước tưới để hạn chế sự lây lan của dịch hại là cần thiết.

- Làm cỏ, vun gốc: Tiến hành phun trừ hoặc làm cỏ dại bằng tay vào giai đoạn 25 - 30 ngày sau khi trồng, kết hợp với bón thúc đợt 1 cho cây. Trong các tháng sau,

khi thấy cỏ dại thì phải làm sạch, không để củ gừng lộ khỏi mặt đất nhằm đảm bảo phẩm chất và giá trị thương phẩm.

Chú ý: Ngoài các thời điểm bón phân trên, gừng bị vàng do thiếu đạm thì có thể tiến hành phun phân bón lá; có thể kết hợp với Ridomyl, Basudin 10H khi cần.

Một phần của tài liệu Điều tra thực trạng sản xuất cao su tiểu điền và xác định mật độ xen gừng trong vườn cao su kiến thiết cơ bản ở huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)