CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CANH TÁC SẢN XUẤT CAO SU NÔNG HỘ TẠI HUYỆN NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
3.1.1. Thông tin cơ bản về hiện trạng sản xuất cao su
Qua điều tra đối với 60 hộ có trồng cao su ở 3 xã Hương Phú, Hương Hòa và Thượng Long kết quả cho thấy (Bảng 3.1): Số khẩu/hộ trung 5,0 người/hộ. Lao động chính chủ yếu là nam chiếm 81,7%, nữ chỉ chiếm 5,0%. Về diện tích bình quân đất sản xuất nông nghiệp đạt 2,6 ha/hộ trong đó cao su là 1,6 ha/hộ. Do giá cả cao su giảm sút mạnh từ năm 2013, nên nhiều nông hộ đã không có sự quan tâm chăm sóc đến vườn cây, thậm chí chặt bỏ. Số thửa bình quân 1,2 thửa/hộ, 1,3 giống/thửa. Đối với các hộ có cao su vào thời kỳ kinh doanh, điều tra cho thấy tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn đưa vào khai thác đạt 62,1%, tiêu chuẩn chung là 70%. Cao su được hỗ trợ bởi dự án Đa dạng hóa nông nghiệp (ĐDHNN) và cao su trồng mới tự phát chiếm diện tích chủ yếu với tỷ lệ tương ứng: 72,2% và 13,9%.
Bảng 3.1. Thông tin cơ bản về hiện trạng sản xuất cao su ở các nông hộ
Chỉ tiêu Nam Đông
(n=60) Số khẩu bình quân/hộ (người/hộ) 5,0±1,2 Lao động chính (%)
- Nam - Nữ
- Nam & nữ
81,7 5,0 13,3 Số lao động tham gia SX
cao su (%)
- 2 lao động - Khác
70,0 30,0 Diện tích đất SXNN/hộ (ha) - Tổng diện tích
- DT cây cao su
2,6 ± 0,2 1,6 ± 0,1 Giai đoạn trồng (%)
- Chương trình 327(1993-1997) - Dự án ĐDHNN(2001-2010) - Giai đoạn 2011-nay
13,9 72,2 13,9
Số thửa cao su/hộ (thửa/hộ) 1,2 ± 0,1
Số giống cao su/thửa (giống/thửa) 1,3 ± 0,5
Tỷ lệ cây đưa vào khai thác (%) 62,1
Khoảng cách từ hộ đến vườn cao su (km) 4,1 ± 2,8
3.1.2. Cơ cấu giống cao su trên địa bàn huyện Nam Đông
Hiện nay, cơ cấu giống của tỉnh rất đa dạng và phong phú, gồm 6 giống (Bảng 3.2), những giống theo khuyến cáo không được trồng trên địa bàn tỉnh vẫn được sử dụng như những dòng vô tính cho năng suất cao (RRIV 4, PB 260, PB 235, …) nhưng khả năng chống chịu sâu bệnh và gió bão rất kém, người dân trồng tự phát, tự đi kiếm về trồng.
Số lượng giống cao su trên địa bàn tỉnh rất lớn, cơ cấu giống như vậy là do các chương trình khác nhau đầu tư. Sự đa dạng về cơ cấu giống cho thấy, điều kiện tự nhiên của huyện Nam Đông rất phù hợp với khả năng sinh trưởng phát triển của cây cao su.
Bảng 3.2. Cơ cấu giống cao su trồng trên địa bàn huyện Nam Đông
TT Giống Tỷ lệ hộ trồng
(%) Nơi sản xuất
1 GT 1 4,76
Đồng Nai, Bình Phước, Phòng NN&PTNT Nam Đông,
Cửa hàng vật tư NN tư nhân
2 PB 235 27,37
3 PB 260 34,93
4 RRIC 121 1,27
5 RRIM 600 13,69
6 RRIV 4 13,83
7 Không rõ nguồn gốc 4,15 Người thân cho; mua lại từ hàng xóm, thương lái
Kết quả Bảng 3.2 cho thấy: Những giống năng suất thấp được khuyến cáo hạn chế sử dụng (GT 1, PB 235, PB 260) nhưng vẫn có 67,06% số hộ được hỏi sử dụng giống này ở Nam Đông. Các giống RRIM 600, RRIC 121, RRIV 4 mặc dù đạt năng suất cao nhưng tỷ lệ số hộ trồng chỉ chiếm 28,79%. Số hộ nông dân sử dụng giống trôi nổi vẫn còn, chiếm tới 4,15% số hộ.
Vậy, xác định cơ cấu giống cao su để so sánh và đánh giá sự phù hợp, tính hiệu quả của các giống nhằm giúp cho việc quy hoạch phát triển cao su của các nông hộ trong thời gian tới.
Theo Phan Thành Dũng (2006) [14], đưa ra một số đề xuất và kinh nghiệm về phát triển cây cao su như: Ưu tiên phát triển cây cao su cách bờ biển khoảng từ 40 - 50
km và ở vùng kín gió có núi che chắn. Mật độ cây trồng dao động từ 500 - 727 cây/ha, sử dụng các giống có khả năng chống, chịu gió đã qua thử nghiệm trong vùng như RRIC 100, RRIC 211, RRIM 712 và RRIM 600. Quản lý giống chặt chẽ về chất lượng và bảo đảm đúng giống.
Theo Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2015) [12], để cây cao su ở các tỉnh Bắc Trung Bộ phát triển bền vững, cần chọn các loại giống chỉ trong thời gian ngắn đã có thể khai thác, với sản lượng mủ cao, chịu được sức gió.
Thay đổi quy trình kỹ thuật trồng cây, từ trồng hàng song song sang trồng hàng dọc theo hướng gió đông từ biển thổi vào, để tạo khoảng trống cho gió lùa. Ở những vùng không kín gió sẽ không để cây cao su phát triển quá cao, có thể cắt ngọn khi cây đã lên từ 2 - 3 m. Tuân thủ nghiêm đúng quy định kỹ thuật trồng bờ lô chắn gió, có thể trồng phi lao đủ độ dày hoặc những loại cây thân vững chắc, chịu được sức gió mạnh.
Năng suất (tấn/ha)
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2
GT1 PB235 PB260 RRIC 121 RRIM 600 RRIV 4 Không rõ
nguồn gốc
Nam Đông
Hình 3.1. Năng suất bình quân các giống cao su ở huyện Nam Đông
Theo số liệu của Tập đoàn cao su Việt Nam (2015) [38], năng suất của các vườn cao su tiểu điền đã đi vào thu hoạch ước chỉ đạt bình quân 820 kg/ha, trong khi các vườn cao su quốc doanh đạt hơn gấp đôi, bình quân 1.715 kg/ha. Và hiện nay, ở các công ty cao su đã có nhiều nông trường đạt sản lượng bình quân 2 tấn/ha/năm.
Theo đánh giá của Tập đoàn cao su Việt Nam, nguyên nhân làm cho năng suất của các vườn cao su tiểu điền thấp hơn là do các vườn cây cao su quốc doanh được trồng bầu, ứng dụng các giống mới có năng suất cao và được áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến như: Sử dụng các chất kích thích, tạo máng che mưa và công tác bảo vệ thực vật hiệu quả... Một nguyên nhân nữa làm cho sản lượng của các vườn cây cao su tiểu điền đạt thấp là do thiếu vốn đầu tư, kỹ năng kém.
Đối với cao su tiểu điền các hộ gia đình quản lý do hạn chế về vốn đầu tư thâm canh và người dân chưa chú trọng đến đầu tư phát triển cao su, các chính sách hỗ trợ phát triển cao su tiểu điền còn nhiều bất cập; thiếu các cơ chế quản lý thống nhất giữa người nông dân và chính quyền địa phương, do vậy năng suất thấp nhiều so với diện tích cao su của các Công ty cao su.
Mặt khác, nhiều hộ nông dân do chạy theo phong trào, nhưng lại thiếu vốn, thiếu kỹ thuật, có hộ trồng cây giống không rõ nguồn gốc, trồng xen canh không đúng kỹ thuật, khai thác không đúng qui trình nên ảnh hưởng cho cả trước mắt và lâu dài khi kinh doanh cao su tiểu điền.
Ngoài ra còn có hiện tượng tranh mua tranh bán giữa doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và chủ rừng cao su trên địa bàn, đã dẫn đến khai thác không đúng quy trình và đầu tư trở lại không đúng mức đối với cao su tiểu điền.
Tóm lại, để vườn cao su mang lại nguồn "vàng trắng" cho mình, hơn ai hết chính người trồng cao su cần chủ động thực hiện các biện pháp bảo vệ cũng như tuân thủ quy trình kỹ thuật từ khi trồng đến khi khai thác. Cần điều chỉnh quy hoạch và có định hướng phát triển cây cao su sao cho phù hợp với thời thiết, khí hậu của địa phương.
3.1.3. Tình hình áp dụng biện pháp kỹ thuật cho vườn cao su
* Về thời vụ và chế độ khai thác
Tại Thừa Thiên Huế thông thường cao su được khai thác từ tháng 4 đến tháng 1 năm sau. Theo khuyến cáo của Tổng Công ty cao su Việt Nam, ở các tỉnh từ Thừa Thiên Huế trở ra, chế độ cạo thích hợp cho cao su nhóm I (năm cạo 1 đến 10) là S/2↓d/2, (cạo xuôi 1/2 thân, cạo 1 ngày nghỉ 2 ngày), theo chế độ này mỗi tháng 30 ngày sẽ có 10 phiên cạo/tháng. Cây cao su trẻ, nhất là dòng vô tính ghép, người ta dùng các phương pháp cạo mủ theo đường xoắn ốc nửa chu vi thân 1 - 2 ngày một lần (d/1-2), mỗi năm tối đa cạo 150 - 160 lần.
Nhịp độ cạo ở các địa phương ở Thừa Thiên Huế đều vượt xa so với khuyến cáo chung của tiêu chuẩn ngành (Bảng 3.3). Việc áp dụng đúng chế độ khai thác một mặt giúp các quá trình sinh lý bên trong cây diễn ra bình thường, vườn cây tăng trưởng tốt, mặt khác kéo dài thời gian kinh doanh giúp tăng lợi nhuận một cách đều đặn và lâu dài, mủ cao su có thể tái sinh lại sau 24 giờ kể từ lúc khai thác. Như vậy, về lý thuyết nhịp độ cạo cao nhất là mỗi ngày cạo 1 lần (d/0). Tuy nhiên hành động này có thể làm giảm năng suất mủ trong những năm sau và ảnh hưởng mạnh đến sinh lý bình thường của cây cao su. Thông thường thời gian giữa hai lần cạo là 2-3 ngày.
Qua điều tra cho thấy, đa số các hộ sản xuất cao su tiểu điền (91,7%) đều được tập huấn về các kỹ thuật khai thác, 8,3% số hộ chưa được học kỹ thuật cạo, là những hộ có cao su đang trong thời kỳ KTCB. Việc áp dụng chất kích thích tạo mủ chiếm khoảng 17,9% nông hộ, tuy nhiên chủ yếu do người dân tự phát và chưa có đánh giá nào về hiệu quả của các chất kích mủ.
Bảng 3.3. Thời vụ, chế độ khai thác và năng suất
Chỉ tiêu (n=60) Kết quả các tham số
Thời vụ khai thác 15/4 đến 15/1 năm sau
Chế độ khai thác 1/2S ↓ 1 - 5 d/1 7,7 m/12 (Bình quân 2,2 d/1) Tập huấn kỹ thuật khai thác Được tập huấn: 91,7%
Chưa được tập huấn: 8,3%
Số hộ áp dụng kích thích mủ 17,9%
* Về bón phân
Đối với công tác bón phân áp dụng ở các nông hộ ở nhiều mức độ khác nhau và có sự chênh lệch lớn. Bảng 3.4 cho thấy, có đến 93,7% số hộ bón lót phân hữu cơ cho cao su đạt mức 20,3 tạ/ha (4 kg/cây) mức tối thiểu của quy trình 5 kg/cây, tiêu chuẩn ngành là 10 kg/hố. Đối với phân khoáng, lượng bón bình quân 2,8±1,4 tạ/ha/năm cho vườn kiến thiết cơ bản (KTCB) trong khi quy trình là 5,5 tạ/ha/năm, khá thấp so với quy trình chung. Thời kỳkinh doanh lượng bón là 3,7±1,2 tạ/ha/năm, lượng bón này cũng thấp hơn nhiều so với quy trình là 6,5 tạ/ha/năm.
Bảng 3.4. Bón phân cho cao su
Chỉ tiêu (n=60)
Kết quả các tham số
Tỷ lệ hộ bón (%) Lượng bón (tạ/ha/năm)
Bón lót phân hữu cơ 93,7 20,3±16,6
Bón NPK thời kỳ KTCB 77,2 2,8±1,4
Bón NPK thời kỳ kinh doanh 100 3,7±1,2
3.1.4. Tình hình sinh trưởng, phát triển của một số giống cao su ở Nam Đông 3.1.4.1. Một số chỉ tiêu sinh trưởng chính
Kết quả nghiên cứu cho thấy chiều cao dưới cành các giống 8-9 năm tuổi đạt:
277,4 – 281,2 cm, đây là chiều cao dưới cành vừa phải (Bảng 3.5). Ở các DVT RRIM600 và GT1, 13-14 năm tuổi chiều cao dưới cành lớn hơn, dao động ở ngưỡng 309,7 – 315,3cm. Về chu vi thân, chỉ tiêu này tỷ lệ thuận rất rõ với độ tuổi của cây:
Sau 8 – 9 nằm trồng, chu vi thân các DVT nằm trong khoảng 48,9 – 50,1 cm; phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Thúy Hoa và cs., 2004 [16]. Hiện nay có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước chứng minh rằng cây ở mức vanh 42,0 cm cũng có thể đưa vào khai thác mà không ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng bình thường của cây. Vì thế, với tiêu chuẩn cây cạo mới (42,0 cm) có thể rút ngắn thời gian KTCB xuống một năm, hay thu hoạch mủ sớm hơn bình thường một năm. Có thể nói rằng ở Huế, trên nền đất feralit vàng nâu, tình hình sinh trưởng của các DVT 8 đến 9 năm tuổi như: RRIM600, GT1 và PB260 là khá tốt, thể hiện ở chiều cao dưới cành thích hợp, chu vi thân đạt khá, độ dày vỏ nguyên sinh đảm bảo.
Bảng 3.5. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của một số DVT ở các địa phương
Địa phương
DVT
Chiều cao dưới cành
(cm)
V% Chu vi thân
(cm) V%
Độ dày vỏ Ng. sinh
(mm)
V%
Nam Đông
Các DVT 8 - 9 năm tuổi
PB235 (2009) 281,2 ± 40,1 5,1 48,9 ± 3,9 7,7 5,30 ± 0,28 6,4 PB260 (2009) 277,4 ± 49,0 0,6 50,1 ± 5,4 8,0 5,11 ± 0,20 5,8
Nam Đông
DVT GT1 và RRIM600, 13 - 14 năm tuổi RRIM600
(2003) 309,7 ± 59,7 0,7 65,7 ± 8,4 3,2 7,81 ± 0,58 7,1 GT1 (2004) 315,3 ± 65,7 6,2 63,9 ± 11,2 7,1 7,11 ± 0,57 7,7 3.1.4.2. Năng suất và một số chỉ tiêu liên quan đến phẩm chất mủ cao su
Qua Bảng 3.6 cho thấy: Kết quả nghiên cứu về năng suất mủ tươi các DVT sau trồng 8 - 9 năm tuổi năng suất mủ tươi cá thể bình quân của giống PB260 cao nhất, đạt: 98,9g mủ tươi/cây/phiên cạo. Ở các DVT RRIM600 và GT1, 13-14 năm tuổi năng suất mủ tươi cá thể bình quân của giống RRIM600 cao nhất, đạt: 105,7g mủ tươi/cây/phiên cạo
Bảng 3.6. Diễn biến năng suất mủ tươi cá thể (g/c/c) của một số dòng vô tính
Thời điểm
Dòng vô tính 8 - 9 năm tuổi Dòng vô tính 13-14 năm tuổi
Nam Đông Nam Đông
PB235 (2009) PB260(2009) RRIM600(2003) GT1(2004)
2017
T10 86,5 ± 28,9 98,8 ± 36,7 109,8 ± 30,4 91,3 ± 33,9 T11 84,4 ± 21,8 93,8 ± 30,8 107,4 ± 39,7 90,7 ± 22,9 T12 99,0 ± 36,0 112,8 ± 30,6 126,8 ± 47,3 119,7 ± 40,8
2018
T1 68,3 ± 20,7 70,1 ± 25,8 91,6 ± 39,6 84,7 ± 25,0 T5 77,3 ± 27,3 88,8 ± 25,3 94,8 ± 29,7 92,7 ± 39,2 T6 89,4 ± 28,2 99,1 ± 26,1 103,7 ± 32,6 102,2 ± 37,3 Bình quân 84,9 ± 19,6 98,9 ± 19,0 105,7 ± 27,1 96,6 ± 27,7 3.1.4.3. Sản lượng của các DVT quan trắc
Số phiên cạo thực tế trong năm của các nông hộ cao su tiểu điền ở các DVT 8 – 9 năm tuổi tại Nam Đông đạt 85 phiên cạo, theo nhịp độ 4d/1. Số phiên cạo trong năm ở các DVT 13 – 14 năm tuổi đạt 110 phiên cạo, theo nhịp độ 4d/1 . Yếu tố quyết định chính là số ngày mưa trong năm, ở huyện Nam Đông có đến 130 ngày mưa/năm.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các DVT 8-9 năm tuổi có sản lượng dao động từ:
803,5 – 1023,4 kg/ha/năm (Bảng 3.7). Trong khi đó các vườn 13 – 14 năm tuổi có mật độ cây khai thác trên thực tế thấp hơn nên sản lượng cả năm đạt thấp: 877,2 – 1025,7 kg/ha/năm. Như vậy, các DVT RRIM600, GT1 và PB260 tỏ ra thích nghi với điều kiện ở Nam Đông. Biểu hiện qua năng suất tương đương so với DVT cùng lứa tuổi ở các vùng sinh thái khác ở Việt Nam; phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Thúy Hoa và cs., (2004); Bùi Thị Thục Anh và cs., (2012); Hoàng Bích Thủy, (2018).
Bảng 3.7. Sản lượng ước tính cả năm của các dòng vô tính
Năm
tuổi DVT
g/c/c bình quân
Số phiên cạo trong
năm
Mật độ cây khai thác/ha
Kg/ha/năm
8-9 năm tuổi
PB235 (2009) 27,4±1,7 85 345 803,5±49,5
PB260 (2009) 34,9±1,6 85 345 1023,4±46,9
13-14 năm
tuổi
RRIM600
(2003) 37,3±3,7 110 250 1025,7±101,7
GT1 (2004) 31,9±3,9 110 250 877,2±107,2
Ghi chú: Số phiên cạo = (24 phiên trong 1 tháng × 9 tháng) - ngày mưa. (số ngày mưa ở Nam Đông: 130).
3.1.5. Tình hình trồng xen các loại cây trồng trong vườn cao su và thiết kế lô trồng cao su tại Nam Đông
Trong thời gian cao su chưa khép tán thì có thể trồng xen nhiều loại cây trồng khác nhằm tăng thêm thu nhập cho người trồng cao su, với hình thức lấy ngắn nuôi dài. Việc trồng xen nhằm phủ xanh nhiều diện tích đất bỏ trống, hạn chế cỏ dại cho vườn cao su. Tại huyện miền núi Nam Đông qua khảo sát các loại cây trồng xen canh trong cao su trong thời kỳ kiến thiết cơ bản thể hiện ở Bảng 3.8.
Do đặc thù cao su phân bố ở vùng đồi, nhiều nông hộ là đồng bòa dân tộc thiểu số nên mức độ nhận thức, đầu tư, thâm canh cho vườn cao su ở mức thấp. Phần lớn các nông hộ thực hiện trồng xen sắn trong vườn cao su trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, chiếm khoảng 60% nông hộ. Bên cạnh cây sắn, một số cây trồng khác cũng được người dân trồng xen trong vườn cao su như: ngô (10%), cây họ đậu (20%), cây khác (cỏ voi, ớt, sả, dứa, rau màu…: 10%). Một thực tế cao su tiểu điền do đầu tư thâm canh thấp nên vườn cây sinh trưởng chậm, khép tán chậm nên thời gian kiến thiết cơ bản kéo dài, do vậy số năm trồng xen có thể kéo dài lên đến 4-5 năm ở nhiều nông hộ.
Đối chiếu với các vùng cao su tiểu tiền khác ở miền Trung như Quảng Bình cho thấy một số loại cây trồng xen chủ yếu được trồng như: sắn (13,3%), dưa hấu (36,6%), ngô (20,0%), lạc (20%), cây khác (10,0%) (Hoàng Bích Thủy, 2018)[42]. Theo Nguyễn Huy Hoàng và cs (2014), những cây lương thực ngắn ngày đã được trồng xen với cây cao su ở Việt Nam: Lúa cạn, lạc, đậu xanh, đậu tương, ngô, sắn, khoai lang, khoai môn, đu đủ, bí đỏ, dứa, chuối, dưa hấu, sả, nghệ, gừng,… Trong đó, ngô, lúa và các loại đậu chiếm đa số diện tích xen canh, còn riêng cây sắn không được khuyến cáo
trồng vì có chứa độc tố hidro xyanua (HCN) gây ảnh hưởng đến cây cao su Nguyễn Huy Hoàng và cs, 2014) [17].
Qua thông tin từ cán bộ chuyên môn, quản lý nông nghiệp ở địa phương, nhiều diện tích cao su kiến thiết cơ bản không được trồng xen chủ yếu tập trung ở những hộ đồng bào dân tộc thiểu số hoặc ở những vùng phân bố cao su hẻo lánh; hoặc ở những nông hộ ít lao động sản xuất nông nghiệp.
Bảng 3.8. Tình hình các loại cây trồng xen và thiết kế lô trồng cho cao su tại Nam Đông
Loại cây trồng xen Tỷ lệ (%)
Cây sắn 60,0
Cây ngô 10,0
Cây họ đậu các loại 20,0
Cây khác (dứa, cỏ voi, ớt, gừng, sả, khoai, rau màu…) 10,0 Mật độ, kiểu thiết kế lô trồng
cao su
Kiểu trồng truyền thống (6x3m/5 x 2,5m): 100%
Kiểu trồng hàng kép [(5-6m) x 2m x (14-15m)]: 0%
Ở Nam Đông nói riêng và Thừa Thiên Huế nói chung, 100% các nông hộ đều thiết kế lô trồng cao su theo kiểu hàng đơn truyền thống. Theo khuyến cáo mới nhất từ tổng công ty cao su Việt Nam, trong tương lai các diện tích trồng mới đủ lớn được khuyến cáo trồng theo kiểu hàng kép để tận dụng tối đa diện tích, hạn chế rủi ro, theo kiểu trồng này người dân có thể sản xuất cây trồng thứ 2, thứ 3 xen canh theo suốt chu kỳ sản xuất 20 - 25 năm của cây cao su cao su.
3.1.6. Những thuận lợi, khó khăn, tiềm năng và thách thức trong việc sản xuất cao su tại Nam Đông
* Thuận lợi:
- Đất đai tương đối màu mỡ phù hợp với trồng cây cao su - Nhân lực dồi dào, trẻ
- DT cao su bình quân khá
- Vùng chuyên canh lớn, tập trung - DT khai thác nhóm I (vườn cây trẻ) - Người dân có kinh nghiệm trồng cao su * Khó Khăn:
- Thửa phân tán, hơn 1 giống/thửa - Giao thông nội vùng xấu