Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp ở huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 35 - 40)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Báo cáo tổng kết về 5 năm (2010-2015) về công tác quản lý đất lâm nghiệp và công tác quản lý bảo vệ rừng của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Định đã chỉ ra thực trạng nguồn tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Bình Định cho thấy:

Diện tích đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng hiện có của tỉnh trên 207.370 ha. Trong đó rừng tự nhiên là 154.390 ha, rừng trồng là 52.980 ha (rừng sản xuất là 34.624 ha); những năm gần đây đã khai thác khoảng từ 6.000- 8.000m3 gỗ (góp phần đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho chế biến gỗ xuất khẩu và tiêu thụ trong tỉnh khoảng 200.000m3). Ngoài ra, dưới tán rừng còn có song mây, lá nón, bời lời, các loại lâm sản khác... là nguồn nguyên liệu phục vụ cho các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, hàng tiêu dùng... Ngoài ra, đất đồi núi chưa sử dụng trên 205.200 ha, có thể phát triển trồng rừng nguyên liệu hoặc trồng cây công nghiệp phục vụ cho công nghiệp chế biến lâm sản.

Tài nguyên rừng có vai trò rất đáng kể trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, khả năng rừng hiện có và khả năng phát triển rừng khá lớn. Có thể thấy rõ vai trò của rừng qua diện tích rừng tự nhiên, trữ lượng và các chủng loại rừng. Diện tích đất lâm nghiệp không còn rừng là khả năng to lớn để phát triển vốn rừng.

Diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh hiện có 404.507 ha, chiếm 67,52% diện tích tự nhiên tỉnh, trong đó có rừng là 184.940 ha, chiếm 30,8% diện tích tự nhiên tỉnh. Độ che phủ rừng Bình Định năm 1995 là 45,5%. Diện tích đất lâm nghiệp không còn rừng là 219.567 ha, có khả năng sản xuất nông lâm nghiệp 217.007 ha, không có khả năng sản xuất là 2.560 ha.

Bảng 1.1. Thống kê diện tích đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng ở tỉnh Bình Định

STT Loại rừng Diện tích

(ha)

Tỷ lệ (%)

Trữ lượng (m3 )

Tổng 483.683 100 18.425.783

1 Rừng tự nhiên sản xuất 142.860 46,94 9.749.446

1.1 Rừng giàu 3.944 2,78 712. 895

1.2 Rừng trung bình 21.341 14,94 2.557.044

1.3 Rừng nghèo 31.294 21,91 2.429.864

STT Loại rừng Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Trữ lượng (m3 )

1.4 Rừng phục hồi 86.281 60,4 4.049.801

2 Rừng trồng 41.035 6,43 3.000.000

3 Rừng phòng hộ 299.871 46,63 5.676.337

3.1 Rừng phòng hộ có rừng 109.419 36,5 5.641.594 3.2 Rừng phòng hộ không có rừng 188.452 62,86 34.743 Nguồn: Sở NN& PTNT tỉnh Bình Định, năm 2017 Rừng tự nhiên sản xuất có diện tích 142.860 ha, chiếm 29% diện tích đất lâm nghiệp, với trữ lượng gỗ 9.749.446 m3. Rừng tự nhiên sản xuất chia làm các chủng loại:

- Rừng giàu 3.944 ha, trữ lượng 712. 895m3 gỗ.

- Rừng trung bình 21.341 ha, trữ lượng 2.557.044m3 gỗ.

- Rừng nghèo 31.294 ha, trữ lượng 2.429.864m3 gỗ - Rừng phục hồi 86.281 ha, trữ lượng 4.049.801m3 gỗ.

Từ số liệu trên thấy rằng diện tích rừng giàu hiện còn rất ít, chỉ bằng 18%

diện tích rừng trung bình, bằng 12,6% diện tích rừng nghèo và 4,5% diện tích rừng phục hồi. Điều này nói lên rừng đã bị tàn phá và thoái hoá ở mức độ rất nghiêm trọng. Trữ lượng trong khu vực rừng nghèo và rừng phục hồi chỉ bằng xấp xỉ gấp 9 lần trữ lượng của khu vực rừng giàu mặc dù diện tích của nó gấp 29,8 lần diện tích rừng giàu.

Đối với rừng giàu hiện tại Nhà nước quản lý 100% còn khu vực rừng phục hồi Nhà nước chiếm khoảng 21%.

Rừng trồng tập trung có diện tích 41.035 ha cộng với cây trồng phân tán có trữ lượng khoảng 3 triệu m3 gỗ.

Rừng phòng hộ chiếm diện tích 299.788 ha, đều là rừng đầu nguồn, trong đó có rừng 109.419 ha, trữ lượng rừng phòng hộ là 5.641.594 m3. Diện tích đất rừng phòng hộ không có rừng 188.452 ha, trong đó cần trồng rừng phòng hộ 34.743 ha (kể cả phòng hộ chống cát bay ven biển 2.305 ha). Diện tích có khả

năng khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ 47.913 ha, diện tích núi đá 17.071 ha, cồn cát di động và sát mép nước 2.191 ha, khoanh phòng hộ nơi quá dốc và cao xa 86.534 ha.

Rừng Bình Định chủ yếu là rừng kín, thường xanh, mưa ẩm nhiệt đới, một kiểu rừng thứ sinh ổn định thường có 3-4 tầng rõ rệt, thực vật phong phú về giống và loài, có 66 bộ, 175 họ, 1.848 loài. Thành phần rừng đa dạng, bao gồm trắc (có trắc cẩm lai), hương, mun, chò, sao, dầu, giẻ, re, kiềng kiềng, mật, lim xanh, sến, sơn, giổi (xanh, đỏ), trám trắng, thông vàng, nhưng số rừng gỗ loại quý còn ít.

Động vật hoang dã ở rừng Bình Định gắn với khu hệ thống động vật Kông Hà Nừng (Gia Lai), Ba Tơ, Trà Bồng (Quảng Ngãi), Trà My, Phước Sơn (Quảng Nam) gồm có 7 bộ thú với 19 họ, 38 loài và 13 bộ chim với 37 họ, 77 loài. Phân bố diện tích đất lâm nghiệp và rừng tự nhiên theo các huyện:

Bảng 1.2. Phân bố đất lâm nghiệp theo rừng tự nhiên ở các huyện tỉnh Bình Định

STT Huyện Tổng (ha)

Rừng giàu

(ha)

Rừng trung bình (ha)

Rừng già (ha)

Rừng nghèo (ha)

Rừng phục hồi (ha) 1 An Lão 35.000 2.652 5.800 793 9.984 16.831

2 Vân Canh 34.433 0 5.811 0 7.013 21.609

3 Tây Sơn 21.532 302 2.360 0 6.406 12.462

Nguồn: Chi cục kiểm lâm tỉnh Bình Định, 2017 Qua số liệu bảng trên cho thấy diện tích đất lâm nghiệp và rừng tự nhiên tập trung nhiều ở các huyện:

- An Lão: 35.000 ha, trong đó rừng giàu 2.652 ha, rừng trung bình 5.800 ha, trong đó rừng già 793 ha, rừng nghèo 9.984 ha và rừng phục hồi 16.831 ha.

- Vân Canh: 34.433 ha, rừng giàu: không có, rừng trung bình: 5.811 ha, rừng nghèo: 7.013 ha, rừng phục hồi 21.609 ha.

- Tây Sơn: 21.532 ha, trong đó rừng giàu 302 ha, rừng trung bình 2.360 ha, rừng nghèo: 6.406 ha, rừng phục hồi: 12.462 ha.

Các huyện kể trên có tài nguyên rừng đáng kể, trong đó An Lão và Vân Canh có diện tích rừng giàu khá lớn, sau đó là Tây Sơn. Các huyện còn lại không có rừng giàu. Các huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, An Nhơn, Tuy Phước và Quy Nhơn, chỉ có rừng phục hồi. Các loại rừng khác không có.

Bảng 1.3. Phân bố diện tích các loại rừng và đất rừng theo chủ quản lý

STT Loại rừng Diện tích

(ha) 1 Diện tích có rừng không thuộc diện quản lý Nhà

nước 876

1.1 Rừng giàu 277

1.2 Rừng trung bình 8.083

1.3 Rừng nghèo 12.822

1.4 Rừng phục hồi 70.850

1.5 Rừng trồng 8.843

Đất trống 219.567

2 Diện tích các loại rừng và đất rừng thuộc diện

Nhà nước quản lý 35.923

2.1 Rừng giàu 3.673

2.2 Rừng trung bình 13.853

2.3 Rừng nghèo 0

2.4 Rừng phục hồi 16.677

2.5 Rừng trồng 1720 Đất trống 30.217 Nguồn: Sở NN& PTNN tỉnh Bình Định,năm 2017 Nhà nước quản lý hầu hết đất lâm nghiệp có rừng giàu. Rừng trồng do Nhà nước quản lý chỉ bằng 95% diện tích rừng trồng thuộc khu vực ngoài Nhà nước quản lý.

Từ đó cho thấy việc phục hồi, làm giàu rừng cũng như Nhà nước đóng vai trò rất lớn, cần có chính sách hợp lý cũng như có sự chỉ đạo kịp thời để phần diện tích rừng khu vực Nhà nước quản lý phát huy tác dụng trong phát triển kinh tế quốc dân.

Mặt khác, Nhà nước quản lý hầu hết đất lâm nghiệp có rừng giàu, đây là nguồn tài nguyên rừng quan trọng của tỉnh. Vì vậy, cần có sự khai thác đi đôi với bảo quản phục hồi, tránh mọi sự khai phá tuỳ tiện không theo đúng quy trình hướng dẫn của Nhà nước và chính quyền địa phương tỉnh.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp ở huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)