CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. Phân tích hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp của các hộ gia đình ở huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định
3.3.1. Đặc điểm cơ bản của các hộ gia đình ở huyện Vân Canh
Trên địa bàn huyện Vân Cách nói chung và tại địa bàn nghiên cứu ở 3 xã, các cộng đồng sinh sống có 2 nhóm hộ là người kinh và người đồng bào dân tộc, trong đó cộng đồng người Kinh chiếm đa số 60,8% và người Bana chiếm 39,2%.
Dân tộc Bana là người địa phương, khi giao tiếp trong cộng đồng họ thường sử dụng ngôn ngữ riêng của họ, nhưng họ nói tiếng Việt thông thạo trong giao tiếp.
Sau đây là những kết quả chi tiết về đời sống và cách sử dụng nguồn tài nguyên đất đai của hai nhóm người.
Bảng 3.9. Diện tích, dân số và mật độ ở địa bàn nghiên cứu, huyện Vân Canh Đơn vị tính: Người
Đơn vị hành chính (Xã)
Diện tích (Km2)
Dân số trung bình (Người)
Mật độ dân số (Người/km2)
Xã Canh Thuận 355 2.102 5.8
Xã Canh Hiển 112 1.946 14.6
Xã Canh Hòa 98,5 8.086 84.5
Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Vân Canh, 2016.
3.3.1.1. Nhóm dân tộc Bana
Cộng đồng người Bana ở tỉnh Bình Định được gọi là Bana K’riêm là một bộ phận khăng khít trong cộng đồng người Bana nói chung, có tiếng nói, chữ viết và nét văn hóa gần như tương đồng. Theo ông Nguyễn Trắc Dĩ trong cuốn sách Đồng bào các sắc tộc miền Nam xuất bản năm 1972 có viết: “Vào cuối thế kỷ 18 sang đầu thế kỷ 19 có những cuộc chinh chiến giữa các sắc tộc Bana, Gia rai, Xê đăng.
Người Bana phía Bắc bị người Xê đăng phá phách, phía Nam bị người Gia rai, Hơ dong đánh phá thường xuyên, nhất là những làng gần biên giới. Bởi
vậy, đến cuối thế kỷ 19 khu vực của người Bana bị thu hẹp lại”. Địa bàn người Bana chỉ sống co cụm trên địa bàn huyện An Khê, tỉnh Gia Lai là chính.
Cuộc sống kéo dài qua nhiều thế hệ phát triển dần lên, địa bàn sinh sống trở thành chật chội, làm ăn khó khăn hơn, từng dòng họ, từng làng bắt đầu di chuyển tìm nơi cư trú mới. Họ tỏa ra nhiều nơi, nhiều hướng, một bộ phận theo dòng suối Đak Kriêm xuống dần về sông Kôn hình thành các làng mới, dần dân họ tiếp tục di cư làm ăn những nơi xa hơn. Tên gọi Bana K’riêm có thể có từ đây.
Văn hóa nghệ thuật người Bana K’riêm rất đa dạng và phong phú: Văn hóa cồng chiêng, dân ca, dân, vũ, sử thi- Hơ mon, Roi- truyện kể và các ngày lễ hội thường diễn ra trong năm. Người Bana K’riêm còn sống rải rác ở một số huyện miền núi, trung du trong tỉnh, tại địa bàn huyện Vân Canh thì cộng đồng người Bana K’riêm sống tập trung nhiều nhất ở xã vùng cao Canh Thuận
Địa bàn sinh sống: Một trong những đặc điểm dễ nhận biết trong cư trú của người Bana ở Bình Định là địa bàn cư trú của dân tộc này thường ở vùng rừng núi cao, nơi độ che phủ của rừng còn nhiều, thảm động thực vật phong phú, đa dạng. Đây cũng chính là những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của kinh tế nương rẫy. Người Bana ở Vân Canh thường làm nhà và sinh sống thành làng ở những sườn đồi thoai thải, thoáng mát, gần suối, không bao giờ lập làng gần sông.
Ngành nghề chính và địa bàn sản xuất: Người Bana là phát triển kinh tế rẫy. Dựa trên đặc điểm riêng vốn có của mình, cộng đồng người Bana hoạt động trên lĩnh vực kinh tế nhằm duy trì và phát triển đời sống chủ yếu họ chỉ dựa vào phong tục, tập quán làm nương làm rẫy là chính, có nương rẫy là có tất cả. Mãi cho đến ngày nay, người Bana vẫn giữ tục lệ phát rẫy, tức là phát, cốt cây, đốt, chọc trỉa lúa, hoa màu. Phát rẫy là để trồng lúa, trồng bắp, trồng khoai mì… tạo ra nguồn lương thực hằng ngày phục vụ cho đời sống con người.
Đồng thời, rẫy nương còn là niềm tự hào, niềm đam mê thú vị trong đời sống của người đồng bào.
Ngày nay, làng định cư đã thay đổi khác xưa nhiều lắm, nhà cửa xây kiên cố, khang trang, sạch đẹp, có vườn cây ăn trái, có đài, ti vi, xe máy, cơm đủ ăn,
ấy thế mà họ vẫn thích lên làm việc, lên nghỉ ngơi ở rẫy, có hộ hàng năm mới về làng một lần.
Từ kết quả phân tích về nghề nghiệp của người dân cư trú trên địa bàn các xã, chúng ta thấy người dân nơi đây có các hoạt động sinh kế chủ yếu là canh tác nông nghiệp, chăn nuôi và thu hái lâm sản phụ từ rừng. Tất cả các nông hộ được phỏng vấn đều tự đánh giá rằng, với cuộc sống trước mắt của họ đã gặp quá nhiều khó khăn, để đáp ứng những nhu cầu tối thiểu phục vụ cho cuộc sống của gia đình, họ buộc phải đi tìm kiếm và khai thác những tiềm năng sẵn có ở trong rừng.
3.3.1.2. Nhóm người Kinh
Nhóm hộ gia đình người Kinh, hoạt động sinh sống chủ yếu hiện nay của họ vẫn từ canh tác nông nghiệp, một loại cây trồng quan trọng không thể không đề cập đến trong hệ thống canh tác của người Kinh đó là cây lúa nước. Đây là nguồn lương thực chủ yếu của hầu hết các hộ gia đình, có khoảng 31 hộ trong 48 hộ phỏng vấn đang canh tác lúa nước với diện tích trung bình khoảng 0,25 ha/hộ.
Trong những năm gần đây, một số diện tích đất canh tác trồng săn nay được chuyển sang trồng rừng, do giá cả của cây sắn lên xuống rất thất thường.
Ngoài ra, nhiều hộ gia đình khó khăn, thiếu đất sản xuất đã vào rừng kiếm kế sinh nhai, hằng ngày họ vẫn vào rừng thu hái các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ, khai thác gỗ và săn bắt thú rừng.
Ngoài hoạt động trồng trọt, nhiều hộ gia đình người Kinh trong địa bàn xã nghiên cứu đã tiến hành chăn nuôi heo, trâu bò, gà vịt để cải thiện thu nhập và sử dụng trong gia đình. Theo kết quả điều tra, có tới 15/48 hộ phỏng vấn có nuôi heo, 20/60 hộ chăn nuôi bò. Chủ yếu các hộ chăn nuôi gia súc gia cầm là để bán.
Còn lại một số hộ thuộc diện khá giả nuôi gia cầm là để bổ sung nguồn dinh dưỡng cho gia đình.
Có sự khác biệt trong tham gia quản lý bảo vệ rừng giữa người kinh và người đồng bào, các hộ gia đình người Bana luôn có nhu cầu nhận rừng để QLBVR, ngược lại các hộ gia đình người Kinh không nhận khoán QLBVR. Tuy
nhiên đến năm 2010, dự án BVR & PTNT mới tiến hành giao đất giao rừng cho bà con người Kinh với diện tích trung bình mỗi nhóm hộ (10 hộ) khoảng 16 ha.