CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Vân Canh
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Vân Canh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam của tỉnh Bình Định,cách Thành phố Quy Nhơn khoảng 35 km về hướng Tây Nam, diện tích tự nhiên 80.020,84 ha là huyện có diện tích tự nhiên lớn nhất tỉnh, vị trí của huyện nằm ở tọa độ địa lý từ 13030’ đến 13050’ vĩ độ Bắc và từ 108050’ đến 109005’
kinh độ Đông. Địa giới hành chính của huyện như sau:
+ Phía Bắc giáp: huyện Tây Sơn và thị xã An Nhơn.
+ Phía Nam giáp: huyện Đồng Xuân - tỉnh Phú Yên.
+ Phía Đông giáp: huyện Tuy Phước & thành phố Quy Nhơn.
+ Phía Tây giáp: huyện Kông Chro - tỉnh Gia Lai.
Hình 3.1: Vị trí khu vực nghiên cứu
B
Vân Canh nằm trong vùng ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bình Định gồm: Quy Nhơn - An Nhơn - Tuy Phước, cách khu kinh tế Nhơn Hội khoảng 50 km, cách thành phố Tuy Hòa - tỉnh Phú Yên khoảng 80 km. Có đường sắt Bắc - Nam và đường tỉnh quốc lộ 19c chạy qua, nối liền trung tâm huyện với thị trấn Diêu Trì, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định và thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên; trong tương lai gần sẽ nối liền với tỉnh ĐắkLắc tạo thành tuyến hành lang Đông - Tây. Đó là điều kiện thuận lợi cho Vân Canh mở rộng mối giao lưu, phát triển kinh tế với các địa phương khác trong tỉnh, trong vùng.
b. Địa hình:
Địa hình của Vân Canh bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông suối, núi đồi trùng điệp và thung lũng sâu tạo thành các kiểu địa hình đa dạng và phức tạp.
Chênh lệch độ cao giữa các vùng trong huyện rất lớn. Tổng diện tích đất lâm nghiệp chiếm khoảng 85% tổng diện tích tự nhiên, diện tích đất bằng và thung lũng hẹp chỉ chiếm 15%, đất chủ yếu là đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp của huyện chạy dài theo địa hình từ Đông Bắc - Tây Nam dọc theo quốc lộ 19c và sông Hà Thanh.
Địa hình có các dạng chính sau:
- Địa hình núi cao: là địa hình được uốn nếp khối, nâng lên tạo thành một dải hẹp dọc theo địa giới Vân Canh - Gia Lai. Gồm các núi cao từ 500-700 mét trở lên, bị phân cắt mạnh, phần lớn các sườn núi có độ dốc trên 250.
- Địa hình núi trung bình: là địa hình có dạng đỉnh nhọn, sườn dốc bị xâm thực chia cắt, phần lớn các sườn núi có độ dốc từ 150 đến 250.
- Địa hình núi thấp và thung lũng kiến tạo - xâm thực: chủ yếu là đất nông nghiệp trong các khu dân cư xen kẽ, sông suối và các hồ đập.
Địa hình phức tạp đã tạo ra hệ thống sông suối dày đặc gây khó khăn cho hoạt động sản xuất lâm nghiệp. Diện tích đất lâm nghiệp có độ dốc trung bình khá cao.
Do đặc điểm địa hình, trong sản xuất lâm nghiệp huyện có những khó khăn về vận chuyển vật tư cũng như sản phẩm đầu ra, mùa khô gây ra hạn hán thiếu nước, mùa mưa gây ra lũ quét, xói mòn rất cao.
Bảng 3.1. Kết quả điều tra về độ dốc đất đai ở huyện Vân Canh
Độ dốc % so với diện tích tự nhiên của huyện
< 8 0 8-15o 15-25o
> 25o
14,19%
34,57%
26,18%
22,09%
Nguồn: Phòng TN&MT huyện Vân Canh, 2015 c. Khí hậu thủy văn
- Khí hậu:
Vân Canh nằm trong tiểu vùng khí hậu Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng khí hậu nhiệt đới ẩm. Với nền nhiệt độ cao và ổn định, lượng bức xạ phong phú, số giờ nắng dồi dào với 2 mùa mưa và khô rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ đầu tháng 9 đến hết tháng 12, mùa khô bắt đầu từ tháng 1 đến cuối tháng 8.
Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm 25,60C, biên độ nhiệt độ ngày trung bình tại đây thay đổi theo mùa, biên độ cao nhất vào mùa hè là 12,80C.
Nhiệt độ cao nhất của Vân Canh vào tháng 6; 7 khoảng 37-380C.
Số giờ nắng: Hàng năm trung bình có tới 250 ngày nắng, tổng số giờ nắng khoảng 2400 giờ, số giờ nắng cao khoảng 263-264 giờ vào tháng 4, tháng 5, số giờ nắng thấp nhất khoảng 102 giờ vào tháng 12.
Độ ẩm: Độ ẩm không khí bình quân hàng năm đạt 80%. Độ ẩm không khí cao khoảng 84% vào các tháng 10, 11 và 12; thấp khoảng 70% vào tháng 7-8.
Chế độ mưa: Lượng mưa biến động bình quân năm khoảng 1900-2100 mm/năm. Lượng mưa phân bổ không đều trong năm, chủ yếu tập trung vào mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 12) chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Do lượng mưa nhiều, tập trung nên gây sạt lở đất, xói mòn mạnh, làm thiệt hại cho sản xuất lâm nghiệp, nhất là khi mưa lớn kết hợp với lũ quét, nước sông lên cao. Mùa khô kéo dài gây ra hạn hán.
Gió: Hướng gió thay đổi theo mùa, tốc độ gió trung bình cả năm là 2-2,3 m/s. Hướng gió thịnh hành vào mùa đông là hướng Tây Bắc và Bắc, hướng thịnh hành vào mùa hè là hướng Đông Nam, đầu mùa hạ thường xuất hiện các đợt gió tây khô nóng gây tác động xấu đến cây trồng
Nhìn chung, với nền nhiệt độ cao đều trong năm, tổng lượng mưa lớn, thuận lợi cho nền lâm nghiệp huyện phát triển. Tuy nhiên với lượng mưa phân bố không đều kết hợp với địa hình thiếu nguồn sinh thủy là một trong những hạn chế lớn của Vân Canh. Vì vậy, yếu tố thủy lợi để giữ nước và cấp nước có vai trò quan trọng cho phát triển kinh tế và sinh hoạt của cư dân.
- Mạng lưới thủy văn:
Hệ thống sông ngòi Vân Canh có tổng chiều dài 190 km với mật độ lưới sông vào khoảng 2 km/km2, hệ thống sông chính là sông Hà Thanh, ngoài ra còn có khá nhiều hệ thống khe, suối phân bố không đồng đều giữa các vùng trong huyện.
Sông Hà Thanh chảy qua huyện là hệ thống sông lớn thứ ba của Tỉnh, sau sông Kôn và sông Lại Giang. Tuy nhiên, diện tích lưu vực sông không lớn, chỉ khoảng 580 km2. Sông bắt nguồn từ những đỉnh núi cao trên 1.100 mét phía Tây Nam của huyện với tổng chiều dài khoảng 48 km, trong đó phần qua huyện 38 km. Lưu lượng dòng chảy chuẩn khoảng 13,6 m3/s, tổng lượng dòng chảy 429 triệu m3. Sông ngắn, có độ dốc cao, lưu tốc dòng chảy lớn, chênh lệch giữa lưu lượng lũ và lưu lượng kiệt lên đến 1.000 lần nên mùa mưa thường gây lũ quét sạt lở, sa bồi, thuỷ phá nghiêm trọng.
d. Tài nguyên rừng
Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp:
Huyện Vân Canh có 02 loại rừng: Phòng hộ và Sản xuất được phân bố cho các xã tham gia quản lý như sau
Bảng 3.2. Diện tích đất lâm nghiệp ở các xã của huyện Vân Canh
Số
TT Xã, thị trấn ĐVT
Loại rừng
Rừng phòng hộ Rừng sản xuất
1 Canh Vinh ha 2.226,40 4.037,20
2 Canh Hiển ha 659,80 2.021,10
3 Canh Hiệp ha 8.099,50 3.286,70
4 Canh Thuận ha 3.791,70 2.709,40
5 Canh Hòa ha 841,40 3.393,80
6 Canh Liên ha 12.492,20 23.996,60
7 Thị trấn Vân Canh ha 372,70 380,70
Tổng cộng 28.483,70 39.825,50
(Nguồn: Theo Quyết định số 2937/QĐ-UBND ngày 24/8/2015 của UBND tỉnh Bình Định về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn tỉnh Bình Định)
- Tài nguyên sinh vật rừng:
Tổng diện tích rừng tự nhiên 34.433,00ha, rừng giàu: không có, rừng trung bình: 5811,00ha, rừng nghèo: 7.013,00ha, rừng phục hồi 21.609,00ha.
Tổng diện tích rừng trồng của huyện Vân Canh đến nay 15673,80ha chiếm 19,59% so với tổng diện tích tự nhiên.
- Đa dạng thực vật rừng:
Hệ thực vật có trên địa bàn huyện Vân Canh khá đa dạng và phong phú bao gồm các loài như sau: Họ Giẻ (Fagaceae) như Giẻ gai (Castanopsis indica), Giẻ đỏ (Lithocarpus ducampii), Giẻ bộp (Castanopsis cerebrina), Giẻ trắng (Lithocarpus vestitus); Họ Re (Lauracea) như Re gừng (Cinnamomun obtusitilium), Re hương (Cinnamomum parthenoxylum), Re bầu (Cinnamomun
bejolghota). Họ Óc chó (Juglandaceae) như Xoan đào (Prunus arborea), Xoan mộc (Toona suereni). Họ Kim giao (Podocarpaceae), như Kim giao (Podocarpus tleueyi hickel), Thông nàng (Podocarpus imbricatus), Thông tre (Podocarpus neriifolius). Họ Xoan (Meliaceae) như Gội tía (nếp) (Amoora gigantea), Gội trắng (Aglaia elaeagnoidea). Họ Ngọc Lan (Mangnoliaceae) như Giổi lông hung (giổi nhung): (Michelia braianensis), Giổi xanh (Michelia mediocris). Trong ngành hạt trần (Gynospermea) bao gồm các loài cây tiêu biểu như Thông nàng (Podocarpus imbricatus), Thông tre (Podocarpus neriifolius). Họ Dầu (Diterocarpaceae), như Chò chỉ (Parasohrea stelata); Dầu nước (Dipterocarpus alatus), Sến mủ (Shorea roxburghii), Chò nâu (Dipterocarpus retusus). Họ Cồng (Calophyllum), như Cồng vàng (Calophyllum poilanei), Cồng trắng (Calophyllum dongnaiense). Họ Sim (Syzygium), như Trâm vỏđỏ (Syzygium zeylanicum), Trâm trắng (Syzygium wightianum). Họ Nguyệt quế (Litsea ), như Bời lời vàng (Litsea pierrei), Bời lời nhớt (Litsea glutinosa). Họ Đậu (Dialium), như Gụ lau (Sindora tonkinensis), Xoay (Dialium cochinchinense), Lim xẹt (Peltophorum pterocarpum), Lim xanh (Erythrophloeum fordii), Muồng đen (Senna siamea), Gõ đỏ (Cà te) (Afzelia xylocarpa). Họ Thị (Ebenaceae) như: Thị rừng (Diosptros decandra). Họ Trám (Burseraceae) như Trám trắng (Canarium album), Cóc đá (Garuga pierrei). Họ Trôm (Sterculiaceae) như Huỷnh (Tarrietia javanica), Lòng mang lá nhỏ (P.
grewiaefolium Pierre). Họ Đào lộn hột (Anacardiaceae) như Sơn huyết (Melanorrhoea laccifera Pierre) Cây sơn trai (Rhus succedanea L.).
- Đa dạng động vật rừng:
+ Sinh cảnh rừng nguyên sinh: Sinh cảnh này ứng với trạng thái rừng trung bình và rừng giàu. Nơi đây còn tồn tại các loại thú thuộc bộ Linh trưởng (Primates) như các loài Khỉ và một số loài thú ăn thịt sống trên cây như sóc các loại (Rhizomys, Menetes, Dremomys…), rắn lục (Trimeresurus), rắn hổ chúa (Ophiophagus hannah)...
+ Sinh cảnh rừng thứ sinh: Rừng đã bị khai thác chọn hoặc hình thành do nương rẫy từ xa xưa và tương ứng với trạng thái rừng nghèo. Khu hệ động vật rừng ở đây có các loài thuộc bộ Guốc chẵn (Artiodactyla) như Mang rừng, các loài cầy (Paguma, Viverra, Viverricula), các loài trăn (Python), rắn các loài (Ptyas, Boiga, Dendrelaphis).
+ Sinh cảnh trảng cỏ, cây bụi: Trong sinh cảnh này, phần lớn là động vật rừng nhỏ và ở các khu vực xa dân cũng có các loài thú lớn đến kiếm ăn như Mang (Cervus unicolor), lợn rừng (Sus scrofa), cầy giông (Viverra zibetha)...
- Các loài quý, hiếm: Trên cơ sở kết quả điều tra thực địa, căn cứ Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ và sách đỏ Việt Nam xuất bản năm 2007. Nơi đây có mặt các loài động thực vật quý hiếm sau đây: Về động vật:
Mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis), Rắn hổ chúa (Ophiophagus hannal.), Trăn (Python sp.). Về thực vật: Cà te (Afzelia xylocarpa), Gụ lau (Sindora tonkinensis) phân bố ở phía Bắc lâm phận Công ty thuộc xã Canh Liên. Như vậy, diện tích rừng của huyện thuộc loại rừng nhiệt đới, trước đây động thực vật rừng rất đa dạng về chủng loại và dồi dào về hệ sinh thái. Nhưng hiện các loài động và thực vật quý hiếm còn rất ít do nạn săn bắt khai thác rừng bừa bãi, quản lý sử dụng rừng không hợp lý, không bền vững. Tuy nhiên vẫn còn nhiều nguồn gen có giá trị bảo tồn cao hiện có mặt nơi đây, nên cần được quan tâm bảo vệ, bằng quy hoạch chính sách cụ thể.