CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. Phân tích hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp của các hộ gia đình ở huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định
3.3.2. Đặc điểm về sở hữu đất lâm nghiệp của các hộ gia đình
Đất đai là tài sản tự nhiên, là tư liệu sản suất chủ yếu, là đối tượng lao động, đồng thời cũng là sản phẩm của lao động rất quan trọng, đặc biệt là các hộ gia đình sống ở vùn núi. Trên địa bàn 3 xã nghiên cứu của huyện Vân Canh cho thấy diện tích đất lâm nghiệp vẫn chiếm ưu thế so với diện tích đất tự nhiên, kết quả điều tra được thể hiện qua bảng sau.
Bảng 3.10. Diện tích đất lâm nghiệp theo 2 loại rừng ở huyện Vân Canh
Đơn vị
hành chính
Diện tích đất tự nhiên (ha)
Diện tích đất lâm nghiệp
(ha)
Diện tích đất rừng phòng
hộ (ha)
Diện tích đất rừng sản xuất
(ha) Canh Thuận 36.416,58 34.505,18 12.067,03 21.438,15
Canh Hiển 11.750,91 10.263,7 8.262,9 1.000,8
Canh Hòa 8.957,24 6.646,3 670,00 5.976,3
Nguồn: Hạt Kiểm lâm Vân Canh năm 2016 Kết quả điều tra tại 3 xã điểm nghiên cứu gồm Canh Thuận, Canh Hiển và Canh Hòa về diện tích đất lâm nghiệp, trong đó xã Canh Thuận có diện tích đất lâm nghiệp lớn nhất chiếm hơn 95% diện tích đất tự nhiên (34.505,18/36.416,58 ha) xã Canh Hiển có diện tích trung bình là 11,5 ngàn ha và thấp nhất là xã Canh Hòa diện tích đất Lâm nghiệp là 7,6 ngàn ha. Trong 2 loại đất lâm nghiệp, thì đất thuộc rừng phòng hộ có diện tích nhiều hơn rừng sản xuất trên địa bàn 3 xã.
Diện tích đất lâm nghiệp thường giao cho các hộ gia đình thuộc nhóm đất rừng sản xuất.
Đất lâm nghiệp có vị trí quan trọng trong đời sống của hộ gia đình, vì số lượng đất và việc sử dụng đất cho ra các sản phẩm và những sản phẩm này lại quyết định đời sống của người dân nông thôn, do đó nó sẽ có ảnh hưởng gián tiếp tới việc người dân có vào rừng để khai thác lâm sản phụ thêm vào đời sống của hộ gia đình hay không.
Bảng 3.11. Các loại đất chính mà các hộ gia đình đang sử dụng
Hạng mục Đất vườn Đất lúa Đất rẫy Đất rừng Số hộ sử dụng (% tổng số hộ) 100 79,8 59,3 59,5 Diện tích đất LN b.quân/hộ
(ha)
0,07 0,41 0,79 2,40
DT nhỏ nhất (ha/hộ) 0,02 0,05 0,03 1,0
DT lớn nhất (ha/hộ) 0,35 1,20 1,50 5,0
Nguồn: Điều tra 2016 Qua kết quả điều tra tại bảng trên cho thấy, 100% số hộ điều tra (90 hộ) đều có đất ở và đất vườn, bình quân 0,07 ha/hộ. Nhưng thực tế thấy rằng, sự phân bố đất đai không đồng đều, đặc biệt ở khu vực nghiên cứu, là một khu định cư người dân chỉ được phân những mảnh đất thổ cư nhỏ hẹp, việc sử dụng đất vườn chưa mang lại hiệu quả vì không trồng được cây ăn quả cũng như cây rau màu mà chỉ sử dụng vào việc thả rông gia súc, gia cầm là heo, gà, ...
Đất lúa có 59,3% hộ sử dụng và bình quân 0,41 ha/hộ; hộ thấp nhất 500 m2, hộ có diện tích lớn nhất là 1,2 ha. Ở vùng cao miền núi mà diện tích bình quân của đất lúa cao hơn đất vườn có lẽ là một đặc trưng về tình hình sử dụng đất ở đây.
Về đất nương rẫy có 69,1% hộ sử dụng đất rẫy và bình quân 0,79 ha/hộ, hộ có diện tích thấp nhất là là 300 m2, hộ có diện tích nhiều nhất là 1,5 ha., Đất rẫy ở đây trồng các loại cây ăn quả như mít, đu đủ,.... theo kiểu tự cung tự cấp hoặc trồng sắn mỗi năm thu hoạch một lần nhưng năng suất cũng không cao.
Về đất rừng chỉ có 59,5% hộ sử dụng đất trồng rừng cao hơn nhiều so với các năm trước đây, đặc biệt là đồng bào dân tộc đã nhân thức được giá trị của rừng trồng nên họ đã tham gia trồng rừng, tuy nhiên diên tích bình quân lớn 2,4 ha/hộ, hộ có diện tích thấp nhất là 300 m2, hộ có diện tích nhiều nhất là 5,0 ha.
Đất trồng rừng chủ yếu là trồng keo, nhưng thị trường tiêu thụ khó khăn, vì xa các điểm chế biến.
Thực tế cho thấy về tình hình sử dụng đất của nhóm hộ người Bana và người Kinh có khác nhau được thể hiện ở các bảng dưới đây
Bảng 3.12. Hiện trạng sử dụng đất của người Kinh và người Bana ở huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định
Loại hình sử dụng đất của các hộ gia đình
Diện tích bình quân của người
Kinh (ha/hộ)
Diện tích bình quân của người
Ba Na (ha/hộ)
Nương rẫy 0,67 1,01
Lúa nước 0,20 0,31
Đất vườn và thổ cư 0,51 0,45
Đất trồng rừng 3,05 0,80
Đất rừng nhận khoán QLBV 2,5 9,5
Nguồn: Điều tra, 2017 Kết quả điều tra ở bảng trên cho thấy có sự khác biệt về cách thức sử dụng đất của hai nhóm hộ gia đình. Người Kinh quan tâm nhiều đến đất thổ cư và đất vườn hộ và đặc biệt đất trồng rừng bình quân 3,05 ha/hộ trong khi đó người Bana gần như chú trọng đến đất nương rẫy 1,01 ha/hộ, đặc biệt rất quan tâm đến nhận rừng tự nhiên để quản lý bảo vệ và hượng lợi từ chi trả dịch vụ môi trường rừng bình quân 9,5 ha/hộ.
Ngoài ra, số liệu nghiên cứu cũng cho thấy, nhóm hộ người Bana không có quỹ đất dành cho sản xuất hoa màu, còn nhóm người Kinh diện tích đất canh tác hoa màu trung bình 0,15 ha/hộ. Tóm lại, chúng ta thấy rằng các loại hình sử dụng đất ở nhóm hộ người Kinh đa dạng hơn nhóm hộ người Bana. Kết quả điều tra cho thấy, đất không có sổ đỏ ở nhóm hộ người Kinh thì chiếm diện tích nhiều hơn đất có sổ đỏ. Mặc dù, quyền sử dụng pháp lý về các diện tích đất của các hộ gia đình không được công nhận nhưng trên thực tế thì họ vẫn đang có quyền sử dụng và vẫn đang canh tác trên những mảnh đất này.
Bảng 3.13. Quy mô diện tích đất Lâm nghiệp của các hộ trên 3 xã nghiên cứu (ĐVT: %)
Quy mô diện tích LN (ha/hộ)
Xã Canh Thuận
Xã Canh Hiển
Xã Canh Hòa
TB 3 Xã
< 2 ha 23,59 40.33 13,99 29.98
2.1-3 60,00 49.67 56.67 55.13
3.1-5 13.34 10,00 23.33 15.89
Nguồn: Điều tra 2017.
Kết quả phân tích ở bảng trên cho thấy ở Canh Thuận các hộ nhận đất trồng rừng tập trung diện tích 2,1-3 ha chiếm tỷ lệ 60,3%. Ở vùng trung du/gò đồi xã canh Hiền các hộ gia đình nhận đất tập trung 2,1-3 ha chiếm tỷ lệ cao 49,67%. Ở Canh Hòa các hộ gia đình nhận đất tập trung 2,1-3 ha) chiếm 56,67%. Trong khi đó các hộ sản xuất theo kiểu trang trại rừng tập trung chủ yếu ở xã Canh Hòa chiếm khoảng 23,33% tổng số hộ trong xã, còn các xã Canh Thuận và Canh Hiền các hộ sản xuất theo kiểu trang trại thấp chỉ chiếm khoảng 10-13% tổng số hộ trong xã, với lý do quỷ đất lâm nghiệp còn ít. Xem xét bình quân về giao đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình cá nhân trên 3 xã nghiên cứu của huyện Vân Canh cho thấy các hộ nhận đất lâm nghiệp để sản xuất <2 ha chiếm 29,98%, diện tích từ 2,1-3 ha chiếm tỷ lệ cao 55,13%, các hộ nhận đất lâm nghiệp từ 3,1-5 ha để sản xuất theo hướng trang trại còn thấp chiếm 15,89%.
Trên địa bàn huyện còn có nhiều công ty TNHH, Doanh nghiệp tư nhân có đăng kí kinh doanh trồng rừng, chế biến, kinh doanh lâm sản đang hoạt động. Tuy nhiên các hộ gia đình/cá nhân vẫn là lực lượng chủ yếu tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh trồng rừng. Trong những năm trở lại đây, chính quyền địa phương đã có kế hoạch tiến hành tiếp tục giao đất giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân quản lý, sử dụng một cách hiệu quả. Ngoài diện tích đất lâm nghiệp mà xã giao cho các hộ gia đình, các hộ còn nhận được sự giúp đỡ của các chương trình, dự án trồng rừng như: Dự án PAM 2780, 4304, 4126, dự án Việt - Đức, dự án rừng
phòng hộ môi trường, dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất... Nhờ đó, trên địa bàn các xã đã trồng được một diện tích rừng khá lớn.
Một tình trạng thực tế mà đã xảy ra tại địa phương là việc các hộ gia đình người Kinh khi mới đến định cư đã chuyển nhượng đất từ các hộ gia đình người Bana, sau đó họ đã hợp thức hóa được các diện tích đất này. Điều này đã dẫn đến tình trạng có một số hộ (cả người Kinh lẫn người Bana) đã lén lút lấn chiếm đất rừng để lấy đất canh tác sau đó bán lại cho những hộ khác. Chính vì thế, theo thống kê của Hạt Kiểm lâm huyện Vân Canh, trong năm 2015 -2016 trên địa bàn huyện đã xảy ra 62 vụ phá rừng lấn chiếm đất lâm nghiệp làm đất canh tác các loại cây nông nghiệp.
Qua số liệu điều tra cho thấy có sự khác biệt về cách thức sử dụng đất của hai nhóm dân cư này. Người Kinh quan tâm nhiều đến đất thổ cư và đất vườn hộ, còn người Bana gần như chỉ sử dụng đất tự nhiên (đất rừng) và nương rẫy.
Ngoài ra, kết quả từ 2 bảng cũng cho thấy, nhóm hộ người Bana không có quỹ đất dành cho sản xuất hoa màu, còn nhóm người Kinh diện tích đất canh tác hoa màu trung bình 0,15 ha/hộ. Tóm lại, chúng ta thấy rằng các loại hình sử dụng đất ở nhóm hộ người Kinh đa dạng hơn nhóm hộ người Bana.
Tổng hợp về tình hình sử dụng tài nguyên đất giữa nhóm hộ người Bana và người Kinh ở trên cho ta thấy một vấn đề cần quan tâm ở đây là diện tích đất có sổ đỏ và đất không có sổ đỏ của hai nhóm hộ.
Kết quả tính toán cho thấy, đất không có sổ đỏ ở nhóm hộ người Kinh thì chiếm diện tích nhiều hơn đất có sổ đỏ. Mặc dù, quyền sử dụng pháp lý về các diện tích đất của các hộ gia đình không được công nhận nhưng trên thực tế thì họ vẫn đang có quyền sử dụng và vẫn đang canh tác trên những mảnh đất này.