Tình hình hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phân tích mức độ cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 38 - 46)

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG MỨC ĐỘ CẠNH TRANH CỦA CÁC NHTMCP VIỆT NAM

3.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam

Trong phần này luận văn thực hiện phân tích tình hình biến động trong tổng tài sản của các NHTMCP VN trong giai đoạn 2007 – 2017. Hình 3.1 thể hiện tình hình tổng tài sản bình quân của các ngân hàng có trong mẫu nghiên cứu của luận văn.

Hình 3.1. Tình hình tổng tài sản bình quân của các NHTMCP VN

ĐVT: Tỷ VNĐ Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTMCP VN Dựa vào các số liệu trong hình 3.1, có thể thấy rằng nhìn chung tổng tài sản bình quân của các NHTMCP VN có xu hướng gia tăng liên tục trong giai đoạn nghiên cứu, tuy mỗi năm có mức tăng khác nhau. Cụ thể, trong năm 2007, tổng tài sản bình quân của các Ngân hàng này đạt 55,949 tỷ VNĐ nhưng đến năm 2017 tổng tài sản bình quân đạt 274,753 tỷ VNĐ với mức tăng lên đến 218,804 tỷ VNĐ (tốc độ tăng đạt khoảng 3.9

55,949

274,753

- 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

lần). Điều này cho thấy rằng trong giai đoạn nghiên cứu, các ngân hàng có trong mẫu nghiên cứu có nhiều cố gắng để mở rộng quy mô kinh doanh, gia tăng thị phần hoạt động, dẫn đến sự gia tăng trong tổng tài sản. Hơn thế nữa, kể từ năm 2008, có nhiều NHTMCP gia nhập vào ngành ngân hàng, điều này làm cho tổng tài sản bình quân của ngành ngân hàng gia tăng đáng kể trong giai đoạn phân tích.

3.1.2. Cho vay

Tiếp theo, luận văn thực hiện phân tích tình hình biến động của tình hình cho vay của các NHTMCP VN trong giai đoạn 2007 – 2017. Hình 3.2 thể hiện tình hình dư nợ cho vay bình quân của các ngân hàng có trong mẫu nghiên cứu của luận văn. Dựa vào các số liệu trong hình 3.2, có thể thấy rằng nhìn chung tổng dư nợ cho vay của các NHTMCP VN có xu hướng gia tăng liên tục trong giai đoạn nghiên cứu, tuy mỗi năm có mức tăng khác nhau. Cụ thể, trong năm 2007, dư nợ cho vay bình quân của các Ngân hàng này đạt 29,862 tỷ VNĐ nhưng đến năm 2017 dư nợ cho vay bình quân đạt 172,219 tỷ VNĐ với mức tăng lên đến 142,357 tỷ VNĐ (tốc độ tăng đạt hơn 4.7 lần, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của tổng tài sản). Điều này cho thấy rằng trong giai đoạn nghiên cứu, các ngân hàng có trong mẫu nghiên cứu có nhiều cố gắng để tiếp thị nhiều khách hàng có nhu cầu về vốn vay cũng như thực hiện cấp tín dụng nhiều cho các khách hàng nhằm đạt được phần thu lãi từ cho vay cao hơn, dẫn đến sự gia tăng trong dư nợ cho vay. Hơn thế nữa, số liệu này cho thấy rằng các NHTMCP VN đang phụ thuộc nhiều vào cho vay khách hàng khi dư nợ cho vay chiếm gần 63% trong tổng tài sản của các NHTMCP này.

Hình 3.2. Tình hình dư nợ cho vay bình quân của các NHTMCP VN

ĐVT: Tỷ VNĐ Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTMCP VN 3.1.3. Tiền gửi

Tiếp theo, luận văn thực hiện phân tích tình hình biến động của tình hình huy động của các NHTMCP VN trong giai đoạn 2007 – 2017. Hình 3.3 thể hiện tình hình tiền gửi khách hàng bình quân của các ngân hàng có trong mẫu nghiên cứu của luận văn. Dựa vào các số liệu trong hình 3.3, có thể thấy rằng nhìn chung tổng tiền gửi khách hàng của các NHTMCP VN có xu hướng gia tăng liên tục trong giai đoạn nghiên cứu, tuy mỗi năm có mức tăng khác nhau. Cụ thể, trong năm 2007, tiền gửi khách hàng bình quân của các Ngân hàng này đạt 42,244 tỷ VNĐ nhưng đến năm 2017 tiền gửi khách hàng bình quân đạt 222,192 tỷ VNĐ với mức tăng lên đến 179,948 tỷ VNĐ (tốc độ tăng đạt hơn 4.2 lần). Điều này cho thấy rằng trong giai đoạn nghiên cứu, các ngân hàng có trong mẫu nghiên cứu có nhiều cố gắng để huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và dân cư nhằm mục đích đủ vốn để thực hiện cấp tín dụng cho các khách

29,862

172,219

- 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000 180,000 200,000

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

hàng có nhu cầu về vốn. Hơn thế nữa, các NHTMCP đang đẩy mạnh huy động cũng nhằm mục đích tăng các tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của NHNN.

Hình 3.3. Tình hình tiền gửi bình quân của các NHTMCP VN

ĐVT: Tỷ VNĐ Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTMCP VN 3.1.4. Thu nhập lãi thuần

Tiếp theo, luận văn thực hiện phân tích tình hình biến động của thu nhập lãi thuần của các NHTMCP VN trong giai đoạn 2007 – 2017. Hình 3.4 thể hiện tình hình thu nhập lãi thuần bình quân của các ngân hàng có trong mẫu nghiên cứu của luận văn.

Dựa vào các số liệu trong hình 3.4, có thể thấy rằng nhìn chung tổng thu nhập lãi thuần của các NHTMCP VN có xu hướng gia tăng liên tục trong giai đoạn nghiên cứu ngoại trừ năm 2013 có sự suy giảm trong thu nhập lãi thuần của các NHTMCP VN.

42,244

222,192

- 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Hình 3.4. Tình hình thu nhập lãi thuần bình quân của các NHTMCP VN

ĐVT: Tỷ VNĐ Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTMCP VN Cụ thể, trong năm 2007, thu nhập lãi thuần bình quân của các Ngân hàng này đạt 1,228 tỷ VNĐ nhưng đến năm 2017 thu nhập lãi thuần bình quân đạt 7,283 tỷ VNĐ với mức tăng lên đến 6,055 tỷ VNĐ (tốc độ tăng đạt hơn 4.9 lần). Mặc dù trong năm 2013, thu nhập lãi thuần có sự suy giảm từ 3,995 tỷ VNĐ (ở năm 2012) xuống còn 3667 tỷ VNĐ với mức giảm khoảng 328 tỷ VNĐ. Điều này cho thấy rằng trong giai đoạn nghiên cứu, từ các nỗ lực trong quá trình huy động vốn và thực hiện cấp tín dụng, các NHTMCP đã thu được một mức thu nhập lãi thuần tương đối cao trong giai đoạn nghiên cứu, tuy nhiên, so với tiềm lực của các ngân hàng, thì mức thu nhập lãi thuần đạt được vẫn chưa tương xứng. Đây có thể xuất phát từ vấn đề vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu (khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 – 2008, bất ổn vĩ mô 2011 – 2012…) cũng như cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong giai đoạn nghiên cứu.

3.1.5. Thu nhập ngoài lãi 1,228

3,955

3,667

7,283

- 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 8,000

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Tiếp theo, luận văn thực hiện phân tích tình hình biến động của thu nhập ngoài lãi của các NHTMCP VN trong giai đoạn 2007 – 2017. Hình 3.5 thể hiện tình hình thu nhập ngoài lãi bình quân của các ngân hàng có trong mẫu nghiên cứu của luận văn.

Hình 3.5. Tình hình thu nhập ngoài lãi bình quân của các NHTMCP VN

ĐVT: Tỷ VNĐ Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTMCP VN Dựa vào các số liệu trong hình 3.5, có thể thấy rằng nhìn chung tổng thu nhập ngoài lãi của các NHTMCP VN có xu hướng gia tăng liên tục trong giai đoạn nghiên cứu ngoại trừ năm 2011 có sự suy giảm trong thu nhập ngoài lãi của các NHTMCP VN. Cụ thể, trong năm 2007, thu nhập ngoài lãi bình quân của các Ngân hàng này đạt 673 tỷ VNĐ nhưng đến năm 2017 thu nhập ngoài lãi thuần bình quân đạt 2111 tỷ VNĐ với mức tăng lên đến 1,438 tỷ VNĐ (tốc độ tăng đạt hơn 2.1 lần). Mặc dù trong năm 2011, thu nhập ngoài lãi có sự suy giảm từ 729 tỷ VNĐ (ở năm 2010) xuống còn 578 tỷ VNĐ với mức giảm khoảng 151 tỷ VNĐ. Điều này cho thấy rằng trong giai đoạn nghiên cứu, các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu đã thay đổi chiến lược kinh doanh khi thực hiện việc đa dạng hóa kinh doanh từ hình thức kinh doanh truyền thống (Cho

673 729

578

2,111

- 500 1,000 1,500 2,000 2,500

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

vay và huy động) sang hình thức kinh doanh phi truyền thống (dịch vụ, ngoại hối, đầu tư chứng khoán…) để cải thiện lợi nhuận của các ngân hàng. Tuy nhiên, do bước đầu chuyển đổi, cho nên dẫn đến việc tốn kém chi phí cũng như hiệu quả ban đầu mang lại từ các hình thức kinh doanh phi truyền thống này vẫn chưa cao, dẫn đến mức thu nhập ngoài lãi mang đến chưa như mong đợi của các ngân hàng.

3.1.6. Chi phí hoạt động

Tiếp theo, luận văn thực hiện phân tích tình hình biến động của chi phí hoạt động của các NHTMCP VN trong giai đoạn 2007 – 2017. Hình 3.6 thể hiện tình hình chi phí hoạt động bình quân của các ngân hàng có trong mẫu nghiên cứu của luận văn.

Dựa vào các số liệu trong hình 3.6, có thể thấy rằng nhìn chung tổng chi phí hoạt động của các NHTMCP VN có xu hướng gia tăng liên tục trong giai đoạn nghiên cứu, tuy mỗi năm có mức độ tăng khác nhau. Cụ thể, trong năm 2007, chi phí hoạt động bình quân của các Ngân hàng này đạt 627 tỷ VNĐ nhưng đến năm 2017 chi phí hoạt động bình quân đạt 4,229 tỷ VNĐ với mức tăng lên đến 3602 tỷ VNĐ (tốc độ tăng đạt hơn 5.7 lần). Điều này cho thấy rằng trong giai đoạn nghiên cứu, để trang trải các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu đã thực hiện chi hoạt động tương đối cao và gia tăng liên tục trong các năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng này lại cao hơn so với tốc độ tăng trong thu nhập lãi thuần và thu nhập ngoài lãi mà ngân hàng đạt được, dẫn đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP bị suy giảm đáng kể và không đạt được mức tiềm năng mà ngân hàng đạt được.

Hình 3.6. Tình hình chi phí hoạt động bình quân của các NHTMCP VN

ĐVT: Tỷ VNĐ Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTMCP VN 3.1.7. Lợi nhuận sau thuế

Tiếp theo, luận văn thực hiện phân tích tình hình biến động của lợi nhuận sau thuế của các NHTMCP VN trong giai đoạn 2007 – 2017. Hình 3.7 thể hiện tình hình lợi nhuận sau thuế bình quân của các ngân hàng có trong mẫu nghiên cứu của luận văn.

Dựa vào các số liệu trong hình 3.7, có thể thấy rằng nhìn chung tổng lợi nhuận sau thuế của các NHTMCP VN có xu hướng gia tăng liên tục trong giai đoạn nghiên cứu, ngoại trừ năm 2013 có sự suy giảm trong thu nhập lãi thuần của các NHTMCP VN. Cụ thể, trong năm 2007, lợi nhuận sau thuế bình quân của các Ngân hàng này đạt 649 tỷ VNĐ nhưng đến năm 2017 lợi nhuận sau thuế bình quân đạt 2,248 tỷ VNĐ với mức tăng lên đến 1599 tỷ VNĐ (tốc độ tăng đạt hơn 2.4 lần). Mặc dù trong năm 2013, thu nhập lãi thuần có sự suy giảm từ 1,127 tỷ VNĐ (ở năm 2012) xuống còn 1071 tỷ VNĐ với mức giảm khoảng 56 tỷ VNĐ.

627

4,229

- 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000 4,500

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Hình 3.7. Tình hình lợi nhuận sau thuế bình quân của các NHTMCP VN

ĐVT: Tỷ VNĐ Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTMCP VN Điều này cho thấy rằng trong giai đoạn nghiên cứu, xuất phát từ sự gia tăng trong thu nhập lãi thuần và thu nhập ngoài lãi không như mức tiềm năng mà các ngân hàng đạt được, kèm theo sự gia tăng mạnh mẽ trong chi phí hoạt động mà các ngân hàng chi trả để trang trải các hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong giai đoạn nghiên cứu đã làm cho lợi nhuận sau thuế của các ngân hàng trong mẫu tăng rất chậm, và làm giảm hiệu quả hoạt động của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phân tích mức độ cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 38 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)