CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG MỨC ĐỘ CẠNH TRANH CỦA CÁC NHTMCP VIỆT NAM
3.2. Thực trạng mức độ cạnh tranh của các NHTMCP Việt Nam
Hình 3.8 thể hiện tình hình tăng giảm của mức độ tập trung ngành ngân hàng dựa vào cách tính tỷ lệ tổng tài sản của 3 ngân hàng quy mô lớn nhất trên tổng tài sản của hệ thống ngân hàng, tỷ lệ này càng cao càng hàm ý rằng hệ thống ngân hàng Việt Nam càng tập trung (kém cạnh tranh). Dựa vào hình 3.8 có thể thấy rằng mức độ tập
649
1,127 1,071
2,248
- 500 1,000 1,500 2,000 2,500
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
trung của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2007– 2015 diễn biến không theo một xu hướng nhất định.
Hình 3.8. Tình hình tỷ lệ tập trung ngành Ngân hàng Việt Nam từ 2007 - 2015 ĐVT: %/năm Nguồn: WorldBank (2018) Có thể giải thích cho tình hình này như: đây là giai đoạn nhiều Ngân hàng Thương mại cổ phần được thành lập cũng như sự yếu kém của một số ngân hàng dẫn đến tình trạng phải hợp nhất, sáp nhập các ngân hàng trong giai đoạn này, chẳng hạn như thương vụ sáp nhập vào cuối năm 2011 và đầu năm 2012 của ba ngân hàng là Ngân hàng TMCP Sài Gòn, Ngân hàng TMCP Đệ Nhất, Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa. Cụ thể, trong năm 2005, mức độ tập trung của hệ thống Ngân hàng Việt Nam đạt khoảng 60,46% nhưng lại giảm liên tiếp trong các năm tiếp theo, cho đến năm 2008, mức độ tập trung của hệ thống ngân hàng giảm chỉ còn 36,69% với mức giảm 23,77%. Điều này khá hợp lý khi trong giai đoạn 2005 – 2008, có thêm 5 ngân hàng được thành lập theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng nhà nước bao gồm Ngân hàng TMCP Bảo Việt, Ngân hàng TMCP Liên Việt, Ngân hàng TMCP Tiên Phong,
52.3
100
0 20 40 60 80 100 120
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Việt Nam; do đó sự thành lập thêm này sẽ làm giảm tỷ lệ của 3 ngân hàng lớn nhất trên tổng tài sản của ngân hàng dẫn đến giảm mức độ tập trung của hệ thống Ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn này. Sau giai đoạn này, mức độ tập trung của hệ thống Ngân hàng Việt Nam gia tăng liên tục và đạt đỉnh điểm là 100% vào năm 2013 nhưng sau đó giảm nhẹ xuống còn 41.73% trong năm 2014 và tăng nhẹ lên 46.36% trong năm 2015. Có thể thấy đây là kết quả của các thương vụ sáp nhập, hợp nhất, mua lại 0 đồng bởi Ngân hàng nhà nước đối với các Ngân hàng hoạt động yếu kém nhằm gia tăng tính ổn định và an toàn của hệ thống Ngân hàng.
Từ tình hình biến động của mức độ tập trung của hệ thống ngân hàng Việt Nam được đo lường bởi tỷ lệ tổng tài sản của ba ngân hàng lớn nhất trên tổng tài sản của hệ thống ngân hàng, có thể thấy rằng sự gia nhập vào ngành ngân hàng không quá khó khăn trong thời gian trước 2011, nhưng trong thời gian gần đây thì với những yêu cầu từ phía Ngân hàng nhà nước cũng như khả năng đạt được các triển vọng như mong đợi đối với ngành Ngân hàng hiện tại là tương đối khó khăn, cho nên trong thời gian này hầu như không có nhiều sự thành lập mới. Bên cạnh đó, một sự gia tăng trong sự tập trung có nghĩa là thị trường càng trở nên độc quyền hơn, nói cách khác thị trường ít tập trung hơn nhất là trong thời gian gần đây. Đặc biệt, đối với ngành ngân hàng tại Việt Nam, các ngân hàng có quy mô lớn nhất chủ yếu là ba ngân hàng có vốn nhà nước bao gồm Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam và Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.
3.2.2. Chỉ số Lerner
Hình 3.9. Tình hình chỉ số Lerner ngành Ngân hàng Việt Nam từ 2007 – 2015 Nguồn: WorldBank (2018) Dựa vào hình 3.9 có thể thấy rằng chỉ số Lerner của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2015 diễn biến không theo một xu hướng nhất định, đây cũng là giai đoạn nhiều Ngân hàng Thương mại cổ phần được thành lập cũng như sự yếu kém của một số ngân hàng dẫn đến tình trạng phải hợp nhất, sáp nhập các ngân hàng trong giai đoạn này, chẳng hạn như thương vụ sáp nhập vào cuối năm 2011 và đầu năm 2012 của ba ngân hàng là Ngân hàng TMCP Sài Gòn, Ngân hàng TMCP Đệ Nhất, Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa. Cụ thể, trong năm 2007, chỉ số Lerner của hệ thống Ngân hàng Việt Nam đạt khoảng 0.29 và có xu hướng giảm liên tục cho đến năm 2012 với giá trị Lerner của năm 2012 đạt 0.19. Điều này cho thấy rằng từ năm 2007, hệ thống ngân hàng Việt Nam đang có sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng.
Kể từ năm 2012, chỉ số Lerner có sự cải thiện và tăng liên tục đến năm 2015 với giá trị Lerner trong năm 2015 đạt 0.25. Điều này cho thấy rằng mặc dù mức độ cạnh tranh của các ngân hàng có sự suy giảm trong những năm gần đây nhưng vẫn tương đối cao hơn so với năm 2007. Từ đây có thể thấy rằng diễn biến trong chỉ số Lerner có phần khác
0.29
0.22
0.19
0.25
0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
với diễn biến của tỷ lệ tập trung. Điều này cho thấy rằng tùy vào cách đo lường mức độ tập trung, mà diễn biến mức độ tập trung giữa các ngân hàng tại Việt Nam sẽ tăng hoặc giảm.
3.2.3. Chỉ số Boone
Dựa vào hình 3.10 có thể thấy rằng chỉ số Boone của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2015 diễn biến không theo một xu hướng nhất định, đây cũng là giai đoạn nhiều Ngân hàng Thương mại cổ phần được thành lập cũng như sự yếu kém của một số ngân hàng dẫn đến tình trạng phải hợp nhất, sáp nhập các ngân hàng trong giai đoạn này, chẳng hạn như thương vụ sáp nhập vào cuối năm 2011 và đầu năm 2012 của ba ngân hàng là Ngân hàng TMCP Sài Gòn, Ngân hàng TMCP Đệ Nhất, Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa.
Hình 3.10. Tình hình chỉ số Boone ngành Ngân hàng Việt Nam từ 2007 – 2015 Nguồn: WorldBank (2018) Cụ thể, trong năm 2007, chỉ số Boone của hệ thống Ngân hàng Việt Nam đạt khoảng -0.08 và giảm xuống trong năm 2008 đạt giá trị -0.1. Điều này cho thấy rằng theo chỉ số Boone, năm 2008 là năm hệ thống ngân hàng Việt Nam diễn ra cạnh tranh
-0.08
-0.1
-0.03
-0.12 -0.1 -0.08 -0.06 -0.04 -0.02 0
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
mạnh mẽ và gay gắt nhất. Điều này tương đối hợp lý khi thực tế vào giai đoạn này, hệ thống Ngân hàng Việt Nam có thêm 5 ngân hàng được thành lập theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng nhà nước bao gồm Ngân hàng TMCP Bảo Việt, Ngân hàng TMCP Liên Việt, Ngân hàng TMCP Tiên Phong, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Việt Nam; do đó cho thấy được sự cạnh tranh của ngành ngân hàng càng trở nên mạnh mẽ hơn. Sau giai đoạn này, chỉ số Boone của hệ thống Ngân hàng Việt Nam có xu hướng gia tăng liên tục trong các năm 2009 – 2015 và đạt giá trị -0.02 vào năm 2015. Xu hướng này cho thấy rằng mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng có sự suy giảm hơn so với giai đoạn 2007 – 2008. Điều này cho thấy rằng trong các năm tiếp theo tính cạnh tranh của hệ thống ngân hàng Việt Nam có xu hướng giảm và đây cũng có thể là do các ngân hàng hoạt động yếu kém đã bị xử lý theo các hình thức mua lại 0 đồng, sáp nhập, hợp nhất… Dẫn đến sự sụt giảm tính cạnh tranh của ngành ngân hàng. Diễn biến này có phần tương đồng với diễn biến của chỉ số Lerner như đã phân tích ở trong phần 3.2.2.
Kết luận chương 3
Thông qua các số liệu thu thập được từ báo cáo tài chính của 24 NHTMCP Việt Nam theo các chỉ tiêu tổng tài sản, cho vay, tiền gửi, thu nhập lãi thuần, thu nhập ngoài lãi, chi phí hoạt động, lợi nhuận sau thuế, tác giả đã dùng biểu đồ để mô tả chi tiết cũng như đưa ra những nhận xét, đánh giá về thực trạng hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam. Cùng với các số liệu thu thập được từ hệ thống dữ liệu Worldbank theo các chỉ tiêu: tỷ lệ tập trung, chỉ số Lerner, chỉ số Boone, tác giả đã đưa ra những nhận xét về mức độ cạnh tranh của các NHTMCP Việt Nam cũng như lý giải cho sự thay đổi của các chỉ số này qua các năm. Chương 3 nêu lên thực trạng về mức độ cạnh tranh của các NHTMCP Việt Nam, cho người đọc một cái nhìn tổng quan hơn về bức tranh cạnh tranh của các NHTMCP Việt Nam để đi đến giải thích kết quả trong chương 4.