CHƯƠNG 4. MÔ HÌNH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3. Mô hình nghiên cứu
Luận văn sử dụng chỉ số Lerner để đo lường mức độ cạnh tranh của ngân hàng theo hướng trực tiếp. Cách đo lường này có thể cho thấy được sức mạnh thị trường.
Tương tự như nghiên cứu của Berger và các cộng sự (2009) và Turk – Ariss (2010), luận văn đo lường mức độ cạnh tranh bằng chỉ số Lerner để đánh giá sức mạnh thị trường theo như công thức sau:
Trong đó, P phản ánh giá của tổng tài sản, được tính toán bởi tỷ lệ tổng doanh thu trên tổng tài sản. Dựa vào báo cáo kết quả hoạt động của ngân hàng, tổng doanh thu được xem như là tổng thu nhập lãi thuần và thu nhập ngoài lãi. MC là chi phí biên của việc sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm đầu ra. Theo các tài liệu nghiên cứu trước đây, tương tự như cách đo lường của Koetter và các cộng sự (2008), Liu và Wilson (2013), luận văn sử dụng phương trình sau để đo lường chi phí biên của ngân hàng:
Trong đó, Cost là tổng chi phí ngân hàng. Các giá thành đầu vào và giá trị sản phẩm đầu ra của các ngân hàng được xác định theo như phương pháp được đề xuất bởi Berger và Humphrey (1992). Trong đó, các tác giả đã sử dụng vốn tài chính, vốn vật chất và vốn con người là các giá thành đầu vào, trong đó vốn tài chính được tính toán bởi chi phí trả lãi trên tổng tiền gửi khách hàng (w1), vốn vật chất được tính toán bởi chi phí khác trên tổng tài sản (w2), vốn con người được tính toán bởi tỷ lệ chi phí lương nhân viên trên tổng tài sản (w3). Đồng thời, luận văn xác định sản phẩm đầu ra (Q) là tổng tài sản của ngân hàng. Trend phản ánh năm quan sát với mục đích nắm bắt được
Lerner =P - MC
P (Lerner, 1934)
𝑙𝑛𝐶𝑜𝑠𝑡𝑖𝑡 = 𝛽0+ 𝛽1∗ 𝑙𝑛𝑄 +𝛽2
2 ∗ 𝑙𝑛𝑄2+ ∑ 𝛾𝑘
2
𝑘=1
∗ 𝑙𝑛𝑊𝑘 + ∑ 𝜃𝑘
2
𝑘=1
∗ 𝑙𝑛𝑄 ∗ 𝑙𝑛𝑊𝑘 + ∑ ∑ 𝑙𝑛𝑊𝑘∗ 𝑙𝑛𝑊𝑗
2
𝑗=1 2
𝑘=1
+ 𝛿1∗ 𝑇𝑟𝑒𝑛𝑑 + 𝛿2
∗ 𝑇𝑟𝑒𝑛𝑑2+ 𝛿3∗ 𝑇𝑟𝑒𝑛𝑑 ∗ 𝑙𝑛𝑄 + ∑ 𝜑𝑘
2
𝑘=1
∗ 𝑇𝑟𝑒𝑛𝑑 ∗ 𝑙𝑛𝑊𝑘 + 𝑒
(Koetter và các cộng sự, 2008; Liu và Wilson , 2013)
sự thay đổi kỹ thuật trong hàm số chi phí là thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên, theo Turk – Ariss (2010) luận văn chia giá đầu vào w1 và w2 theo w3 để kiếm soát vấn đề phương sai thay đổi.
Theo định nghĩa trong kinh tế học, Chi phí biên là mức thay đổi trong tổng chi phí khi tăng sản lượng thêm một đơn vị. Chi phí biên chính bằng đạo hàm của tổng chi phí theo sản lượng. Vì vậy trong luận văn này, tác giả xác định chi phí biên bởi việc lấy đạo hàm hàm số chi phí theo tổng sản phẩm đầu ra, cụ thể như sau:
4.3.2. Các yếu tố tác động đến mức độ cạnh tranh
Sau khi đã đo lường mức độ cạnh tranh của các ngân hàng bởi chỉ số Lerner như đã trình bày trong phần 4.3.1, tiếp tục tiến hành phân tích các yếu tố tác động đến mức độ cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2017. Tương tự với phương pháp tiếp cận của Delis và Pagoulatos (2009), Turk – Ariss (2010) và Delis (2012) khi phân tích các yếu tố quyết định mức độ cạnh tranh của các ngân hàng, phương trình nghiên cứu sau:
Trong đó,
𝐿𝑒𝑟𝑛𝑒𝑟𝑖𝑡 đại diện mức độ cạnh tranh của các ngân hàng i trong năm t được đo lường bởi chỉ số Lerner được trình bày trong phần 4.3.1 với sự gia tăng trong chỉ số Lerner hàm ý sức mạnh thị trường của ngân hàng gia tăng (ít cạnh tranh).
𝐿𝑒𝑟𝑛𝑒𝑟𝑖𝑡−1 là giá trị trễ của biến phụ thuộc MC=∂Cost
∂Q = 𝐶𝑜𝑠𝑡
𝑄 [β1+β2*lnQ+∑θk
2
k=1
*Wk+δ3*Trend] (Turk – Ariss , 2010)
𝐿𝑒𝑟𝑛𝑒𝑟𝑖𝑡 = 𝛽0+ 𝛽1∗ 𝐿𝑒𝑟𝑛𝑒𝑟𝑖𝑡−1+ 𝛽2 ∗ 𝐶𝑎𝑝𝑖𝑡+ 𝛽3∗ 𝑆𝑖𝑧𝑒𝑖𝑡 + 𝛽4∗ 𝐿𝑙𝑝𝑖𝑡+ 𝛽5
∗ 𝐸𝑓𝑓𝑖𝑡 + 𝛽6∗ 𝐺𝐷𝑃𝐺𝑅𝑡 + 𝛽7∗ 𝐼𝑛𝑓𝑖𝑡+ 𝜀𝑖𝑡
(Delis và Pagoulatos , 2009; Turk – Ariss , 2010 và Delis ,2012)
𝐶𝑎𝑝𝑖𝑡 là Vốn của ngân hàng i trong năm t được đo lường bởi tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của ngân hàng. Trong đó một sự gia tăng trong 𝐶𝑎𝑝𝑖𝑡 hàm ý ngân hàng đang có vốn càng cao
𝑆𝑖𝑧𝑒𝑖𝑡 là quy mô ngân hàng i trong năm t được tính bởi logarith tự nhiên của tổng tài sản của ngân hàng
𝐿𝑙𝑝𝑖𝑡 đại diện rủi ro tín dụng của ngân i trong năm t và được đo lường bởi tỷ lệ chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trên dư nợ cho vay của ngân hàng. Trong đó một sự gia tăng trong 𝐿𝑙𝑝𝑖𝑡 hàm ý ngân hàng đang có rủi ro tín dụng càng cao
𝐸𝑓𝑓𝑖𝑡 đại diện hiệu quả chi phí của ngân i trong năm t và được đo lường bởi tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập của ngân hàng. Trong đó một sự gia tăng trong 𝐸𝑓𝑓𝑖𝑡 hàm ý ngân hàng đang có hiệu quả chi phí thấp.
𝐺𝐷𝑃𝐺𝑅𝑡 đại diện tăng trưởng kinh tế năm t của Việt Nam và đo lường bởi phần trăm thay đổi trong GDP của Việt Nam ở năm t so với năm t – 1.
𝐼𝑛𝑓𝑖𝑡 đại diện lạm phát năm t của Việt Nam và đo lường bởi phần trăm thay đổi trong chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam ở năm t so với năm t – 1.
𝜀𝑖𝑡 là sai số mô hình nghiên cứu
Mặt khác, theo Delis và Pagoulatos (2009), Turk – Ariss (2010) và Delis (2012), do sự hiện diện của biến trễ của biến phụ thuộc cho nên mô hình nghiên cứu tồn tại hiện tượng nội sinh. Để khắc phục hiện tượng nội sinh, các tài liệu nghiên cứu trước đây cho rằng phương pháp hồi quy hai bước (Two-stage Least Square), phương pháp hồi quy GMM đều có thể được sử dụng. Tuy nhiên, giữa hai phương pháp này tồn tại sự khác biệt đáng kể. Cụ thể, phương pháp hồi quy hai bước (2SLS) tuy có thể khắc phục vấn đề nội sinh nhưng vẫn phải đáp ứng giả định không tồn tại hiện tượng tự tương quan và hiện tượng phương sai thay đổi trong mô hình nghiên cứu. Trong khi đó, phương pháp hồi quy GMM thì không bắt buộc phải đáp ứng hai giả định này.
Cho nên để cân nhắc sử dụng phương pháp nào cho phù hợp với mô hình nghiên cứu, luận văn tiến hành kiểm tra hiện tượng phương sai thay đổi và hiện tượng tự
tương quan lần lượt bởi kiểm định Modified Wald và Wooldridge. Trong trường hợp tồn tại hiện tượng phương sai thay đổi hoặc tự tương quan, luận văn thực hiện áp dụng phương pháp hồi quy GMM để ước lượng mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến mức độ cạnh tranh của ngân hàng. Ngược lại luận văn lựa chọn phương pháp hồi quy hai bước.
Bảng 4.1. Mô tả biến
Biến Ký hiệu Đo lường
Biến phụ thuộc
Cạnh tranh Lerner Chỉ số Lerner được trình bày trong phần 4.3.1 Biến độc lập
Vốn ngân hàng Cap Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của ngân hàng
Quy mô ngân hàng Size Logarit tự nhiên của tổng tài sản của ngân hàng Rủi ro tín dụng Llp Tỷ lệ chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
trên dư nợ cho vay của ngân hàng
Hiệu quả chi phí Eff Tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập của ngân hàng
Tăng trưởng kinh
tế Gdpgr Phần trăm thay đổi trong GDP của Việt Nam ở năm t so với năm t – 1
Lạm phát Inf Phần trăm thay đổi trong chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam ở năm t so với năm t – 1