CHƯƠNG 03: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.2. Thiết kế nghiên cứu định
3.2.1. Nghiên cứu định tính
3.2.1.3. Kết quả nghiên cứu định tính
Tất cả các chuyên gia tham gia khảo sát đều hiểu rõ nội dung và ý nghĩa của các từ ngữ trong bảng khảo sát. Còn các nội dung khác sẽ đƣợc trình bày cụ thể sau.
Các phát biểu về thang đo đƣợc phát triển từ thang đo của hai nghiên cứu:
James F. Nielsen, Rowan M. Trayler, Bonnie M. Brown (1995) “Banking Expectations: Do Bankers Really Understand the Needs of the Small Business Customer?” và Mohamad Sayuti Md. Saleh (2013) “Bank Selection Criteria in a Customers' Perspective”
b. Về phát biểu các thang đo:
Tất cả 15/15 người tham gia khảo sát đều đồng ý đóng góp điều chỉnh đối với các yếu tố sau:
- Đối với yếu tố “Giá cả cạnh trạnh”:
Thanh đo đƣợc phát triển từ thang đo của James F. Nielsen, Rowan M.
Trayler, Bonnie M. Brown (1995) và Mohamad Sayuti Md. Saleh (2013). Cả 15/15
người đồng ý với các biến quan sát về phí thanh toán quốc tế cạnh tranh, ngân hàng cung cấp một số sản phẩm dịch vụ ở mức giá thấp hơn thị trường. Có 12/15 người cho rằng nên bổ sung thêm biến quan sát về tỷ giá ngoại tệ cạnh tranh. Lý do: Chi phí mua bán ngoại tệ cũng là một trong các yếu tố quan trọng trong tổng chi phí giao dịch thanh toán quốc tế của doanh nghiệp. Tỷ giá ngoại tệ phù hợp cũng đƣợc các doanh nghiệp quan tâm và so sánh giữa các ngân hàng để đƣa ra quyết định lựa chọn ngân hàng giao dịch.
- Đối với yếu tố “Cấp tín dụng”:
Thang đo phát triển từ nghiên cứu của James F. Nielsen, Rowan M. Trayler, Bonnie M. Brown (1995) và Mohamad Sayuti Md. Saleh (2013). 14/15 người đồng ý bỏ phát biểu “Ngân hàng X dễ dàng cấp tín dụng cho doanh nghiệp” vì trùng ý với phát biểu “Ngân hàng X sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tín dụng cho doanh nghiệp” bên cạnh đó từ khóa “dễ dàng” không thể hiên đúng tính chất thận trọng, rủi ro trong cho vay của các ngân hàng. 10/15 người cho rằng nên thay “Ngân hàng X có lãi xuất cho vay cạnh tranh” bằng phát biểu “Ngân hàng X có lãi xuất cho vay thấp hơn các ngân hàng khác” để phát biểu rõ ràng và dể hiểu hơn.
- Đối với yếu tố “Danh tiếng của ngân hàng”:
Thang đo phát triển từ nghiên cứu của James F. Nielsen, Rowan M. Trayler, Bonnie M. Brown (1995) và Mohamad Sayuti Md. Saleh (2013). Đề xuất ban đầu của tác giả có biến quan sát “Ngân hàng X đƣợc niêm yết và cung cấp đầy đủ thông tin trên sàn giao dịch chứng khoán”, tuy nhiên trong quá trình phỏng vấn 14/15 người đề nghị bỏ biến này ra vì trong phát biểu “Ngân hàng X có tình trạng tài chính lành mạnh minh bạch” đã bao hàm nội dung này.
- Đối với yếu tố “Sự hiệu quả trong hoạt động thường ngày”:
Thang đo phát triển từ nghiên cứu của James F. Nielsen, Rowan M. Trayler, Bonnie M. Brown (1995) và Mohamad Sayuti Md. Saleh (2013) và đƣợc 05/05 người tham gia đồng ý thêm phát biểu “Ngân hàng X được xếp hạng tín nhiệm cao”
vì khi đề xuất sử dụng ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ nhƣ LC hay nhờ thu, thì các đối tác nước ngoài cũng thường yêu cầu các ngân hàng có mức xếp hạng tín
nhiệm cao bởi các tổ chức xếp hạng uy tín, nhằm tạo lòng tin cho họ, yếu tố này cũng ảnh hưởng đến việc doanh nghiệp Viêt Nam lựa chọn ngân hàng, đồng thời phát biểu “Ngân hàng X có mẫu biểu ngắn gọn” cũng được 10/15 người đồng ý thêm vào, vì đặc thù của giao dịch thanh toan quốc tế là chứng từ cần ngắn gọn dễ hiểu, để nhân viên doanh nghiệp không bị rối, cũng nhƣ hiểu sai ý, cung cấp sai thông tin không cần thiết, hoặc không hiểu rõ các cam kết với ngân hàng, dẫn đến kiện tụng sau này. 14/15 người đề xuất thay đổi phát biểu “Ngân hàng X có thời gian hoạt động lâu năm” vì nội dung này không đóng góp nhiều ý nghĩa về danh tiếng cho ngân hàng bằng phát biểu “Ngân hàng X có thương hiệu tốt”.
- Đối với yếu tố “Sự thuận tiện”:
Thang đo phát triển từ nghiên cứu của James F. Nielsen, Rowan M. Trayler, Bonnie M. Brown (1995) và Mohamad Sayuti Md. Saleh (2013). 15/15 người tham gia đồng ý thêm phát biểu “Ngân hàng X có hệ thống quan hệ đại lý phong phú” vì lý do đặc thù của việc thanh toán quốc tế, nếu ngân hàng có hệ thống đại lý rộng khắp và phong phú, thì việc thực hiện các giao dịch sẽ không bị đi qua quá nhiều ngân hàng trung gian, giảm thiểu đƣợc chi phí, cũng nhƣ tạo sự tiện lợi cho khách hàng khi ký kết hợp đồng ngoại thương với đối tác. 13/15 người đề nghị điều chỉnh phát biểu từ “Ngân hàng X có thời gian giao dịch thuận tiện” thành phát biểu “Ngân hàng X có giao dịch cuối tuần (sáng thứ 7)” vì từ khóa giao dịch thuận tiện gây khó hiểu cho người được tham gia khảo sát, hầu hết các ngân hàng đều có thời gian hoạt động trong tuần tương tự nhau, nên phát biểu này không rõ ràng.
- Đối với yếu tố “Chất ƣợng sản phẩm/dịch vụ”:
Thang đo phát triển từ nghiên cứu của James F. Nielsen, Rowan M. Trayler, Bonnie M. Brown (1995), Mohamad Sayuti Md. Saleh (2013) và Apena Hedayatnia and Kamran Eshghi (2011). Ban đầu chỉ gồm 3 phát biểu, tuy nhiên 10/15 người cho ý kiến nên có thêm phát biểu thể hiện tính cam kết của ngân hàng, vì chất lƣợng dịch vụ của một giao dịch khi thực hiện cần phải có sự hoàn thành đung đủ nội dung và thời gian đã cam kết, tranh trường hợp ngân hàng thực hiện dịch vụ nhưng xảy ra sai xót xử lý sai thời gian, ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp đối với đối tác
nước ngoai, cho nên phát biểu “Ngân hàng X luôn thực hiện đúng cam kết” được tác giả đồng ý và mƣợn từ nghiên cứu của Apena Hedayatnia and Kamran Eshghi (2011).
3.2.1.4. Thang đo nghiên cứu