Mẫu nghiên cứu định lƣợng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp (Trang 50 - 56)

CHƯƠNG 03: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2. Thiết kế nghiên cứu định

3.2.2. Nghiên cứu định lƣợng

3.2.2.2. Mẫu nghiên cứu định lƣợng

Trong nghiên cứu định lƣợng, chọn mẫu là một trong những khâu quan trọng quyết định nên chất lượng của bài nghiên cứu. Theo Bollen (1989) kích thước mẫu

được tính gồm có 6 yếu tố và 23 biến quan sát, như vậy kích thước mẫu cần thiết là 6*24 = 138

Với phân tích EFA, kích thức mẫu phù hợp là trên 100, kích thước mẫu phải ít nhất bằng 5 lần biến quan sát (Hair, et, 2006). Vậy kích thước mẫu phù hợp với EFA là 5*23 = 115

Với phân tích hồi quy, kích thước mẫu theo Nguyễn Đình Thọ (2011) là n >=

50+8p, trong đó n: kích thước mẫu nghiên cứu, p số lượng biến độc lập trong mô hình, do đó kích thước mẫu trong bài nghiên cứu sẽ là n >= 50+8*6 = 98

Bài nghiên cứu gồm 6 biến độc lập, bài viết nghiên cứu 10 ngân hàng, mỗi ngân hàng lựa chọn khoảng 20 khách hàng, kích thước mẫu phù hợp sẽ là 200.

Vậy kích thước mẫu phù hợp được sử dụng trong bài nghiên cứu sẽ là 200 nghiên cứu, đáp ứng được kích thước mẫu yêu cầu đối với phương pháp EFA và phương pháp phân tích hồi quy và phù hợp với phạm vi nghiên cứu.

b. Phương pháp chọn mẫu

Người có khả năng quyết định đến việc sử dụng sản phẩm của ngân hàng (có thể là giám đốc hoặc kế toán trưởng của doanh nghiệp) của các doanh nghiệp hiện đang có giao dịch thanh toán quốc tế với 10 ngân hàng trên địa bàn TP HCM đã nêu ở chương I.

Dựa trên xếp hạng 1000 ngân hàng toàn cầu năm 2017 của The Banker - tạp chí danh tiếng uy tín hàng đầu thế giới trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, Việt Nam có 13 ngân hàng lọt vào top này, tác giả đã thống kê và lựa chọn 10 ngân hàng chiếm trên 50% thị phần thanh toán quốc tế năm 2017 (Tổng doanh số xuất nhập khâu năm 2017 đạt 424 tỷ USD)

STT NGÂN HÀNG DOANH SỐ 2017 (TỶ USD) THỊ PHẦN (%)

1 VIETINBANK 74.54 17.55%

2 VCB 69.4 16.34%

3 BIDV 31.43 7.40%

4 AGRIBANK 11.56 2.72%

5 MBBANK 11.12 2.62%

6 TECHCOMBANK 10.96 2.58%

7 SACOMBANK 9.02 2.12%

8 VPBANK 6.32 1.49%

9 EXIMBANK 5.82 1.37%

10 SHB 3.34 0.79%

Bảng 3.2: 10 ngân hàng chiếm trên 50% thị phần thanh toán quốc tế năm 2017 (Nguồn: Tác giả tổng hợp dựa trên báo cáo thường niên các ngân hàng năm 2017)

3.3. Phân t ch dữ iệu

Dữ liệu đƣợc phân tích bởi phần mềm SPSS 18 Trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng những công cụ sau:

Đánh giá sơ bộ thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha: độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp này, sử dụng Cronbach’s Alpha trước khi phân tích EFA để loại bỏ các biến không phù hợp vì các biến này có thể tạo ra cái yếu tố giả (theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2011). Các tiêu chí đƣợc sử dụng khi thực hiện đánh giá độ tin cậy của thang đo: loại các biến quan sát có hệ số lương quan biến có tổng nhỏ hơn 0.3, chọn thang đo khi có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0.6 (Alpha càng lớn thì độ tin cậy nhất quán nội tại càng cao (Nunally and Burnstein, 1994). Các mức giá trị của Alpha: từ 0.6 trở lên có thể được sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu mới, từ 0.7 đến 0.8 là sử dụng được, lớn hơn 0.8 là thang đo lường tốt (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Các biến quan sát có tương quan biến nhỏ hơn 0.4 được xem là biến rác nên sẽ bị loại ra, thang đo đƣợc chấp nhận khi hệ số tin cậy Alpha đạt yêu cầu lớn hơn

0.7. Vậy nghiên cứu thực hiện đánh giá thang đo dựa trên các tiêu chí: Loại bỏ các biến quan sát có tương quan biến nhỏ hơn 0.3, chọn thang đo có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0.6.

Phân tích EFA để rút gọn biến đo lường: Sau khi thực hiện đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo bằng phương pháp Cronbach Alpha, chúng ta tiếp tục sử dụng phương pháp phân tích EFA để đánh giá hai loại giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. EFA dùng để rút gọn một tập k biến quan sát thành một tập F (trong đó F<k) các yếu tố có ý nghĩa hơn. Cơ sở của việc rút gọn này dựa vào mối quan hệ tuyến tính của các yếu tố với biến quan sát. Theo Hair and CTG (1998,11), Factor loading (hệ số tải yếu tố hay trọng số yếu tố) là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA: Factor loading >0.3 đƣợc xem là đạt mức tối thiểu, Factor loading >0.4 là quan trọng, Factor loading >0.5 có ý nghĩa thực tiễn. Điều kiện để phân tích EFA là phải thỏa mãn yêu cầu: Factor loading > 0.5. Hệ số Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) là chỉ số đƣợc dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích yếu tố với 0.5≤ KMO≤1 trị số KMO càng lớn càng có ý nghĩa phân thích hợp. Ngoài ra ta còn sử dụng kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0.05):

Đại lượng thống kê dùng để xem xét giả thiết các biến không có tương quan trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê, thì các biến quan sát có mối tương quan với tổng thể. Phần trăm phương sai toàn bộ (Percentage of variance)>50%, thể hiện phần trăm biến thiên của các biến quan sát, nếu biến thiên này là 100% thì giá trị này cho biết phân tích yếu tố giải thích đƣợc bao nhiêu.

Phân tích hồi quy tuyến tính: Phân tích tương quan giúp tính toán mức độ tuyến tính giữa 2 biến. Nếu hệ số tương quan giữa các biến phụ thuộc và các biến độc lập lớn chứng tỏ giữa chúng có quan hệ với nhau và phân tích hổi quy có thể phù hợp. Tiếp theo là phân tích hồi quy tuyến tính bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc đồng thời kiểm định giả thuyết của mô mình. Tiêu chuẩn kiểm định sử dụng thống kê t để xem xét giả thuyết hệ số hồi quy của tổng thể bằng 0, nhằm mục đích xác định các biến độc lập nào thực sự tác động đến biến phụ thuộc.

Kiểm định F dùng để xem xét mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể. Với kiểm định t và kiểm định F mức ý nghĩa alpha sẽ là 5%. Để đảm bảo mô hình hồi quy tuyến tính là phù hợp và tin cậy, cần tìm các vi phạm giả định nhƣ liên hệ tuyến tính, phương sai của phần dư không đổi, hiện tượng đa cộng tuyến.

Tóm tắt chương 03

Chương 03 với mục đích giới thiệu quy trình nghiêm cứu gồm 2 bước:

nguyên cứu định tính và nghiên cứu định lƣợng. Kết quả đạt đƣợc của nghiên cứu định lƣợng là xây dựng đƣợc thang đo thông qua quá trình phỏng vấn tay đôi và mượn từ các nghiên cứu trước đây, đã được điều chỉnh cho phù hợp với dịch vụ thanh toán quốc tế do các ngân hàng trên địa bàn TP HCM cung cấp. Nghiên cứu định tính còn giúp xây dựng nên bảng câu hỏi chỉnh thức để sử sụng trong nghiên cứu định lượng ở bước sau. Ở bước nghiên cứu định lượng, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi và định hướng các bước nghiên cứu. Kết quả phân tích bởi phần mềm SPSS 18 sẽ được trình bày trong chương 04.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)