Thực trạng tổ chúc và hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai ở nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai tỉnh quảng trị từ khi hoạt động theo mô hình văn phòng đăng ký đất đai một cấp (Trang 44 - 48)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2.3. Thực trạng tổ chúc và hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai ở nước ta hiện nay

1.2.3.1. Tình hình thành lập Văn phòng đăng ký đất đai của c nước

Sau khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực, Tổng cục Quản lý đất đai đã chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương thực hiện việc kiện toàn Văn phòng đăng ký đất đai, đồng thời, thực hiện rà soát việc tổng hợp báo cáo kết quả thành lập và tình hình hoạt động của các Văn phòng. Việc thành lập Văn phòng Đăng ký đất đai đã thể hiện tính ưu việt trong ngành quản lý đất đai, cụ thể:

- Văn phòng đăng ký đất đai giúp đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa ngành quản lý đất đai, thực hiện cải cách hành chính một cách mạnh mẽ nhất trong lĩnh vực đất đai liên quan đến người dân, doanh nghiệp; thời gian thực hiện thủ tục hành chính về đất đai tại những địa phương đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai được cắt giảm xuống từ 5 đến 25 ngày và theo lộ trình cải cách hành chính thời gian để thực hiện 01 thủ tục hành chính sẽ tiếp tục được cắt giảm.

- Văn phòng Đăng ký đất đai thể hiện rõ hơn tính chuyên nghiệp trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận với bộ máy tổ chức được sắp xếp theo các nhóm chuyên môn và theo từng vị trí việc làm cụ thể; quy trình giải quyết công việc đã được thực hiện thống nhất, nhiều nơi đã được thực hiện gắn với hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai đã xây dựng.

- Hoạt động đăng ký đất đai được quản lý, điều hành tập trung, thống nhất. Chất lượng thực hiện giải quyết thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận được nâng cao, bảo đảm sự thống nhất trong toàn tỉnh, thành phố do Văn phòng đăng ký đất đai đã thường xuyên kiểm soát, phát hiện những sai sót để điều chỉnh kịp thời. Việc giải quyết thủ tục hành chính về đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đã đảm bảo được tiến độ theo quy định, tình trạng tồn đọng, hồ sơ quá hạn cơ bản được khắc phục.

- Việc thành lập Văn phòng đăng ký đất đai là cơ sở nền tảng cho việc liên thông dữ liệu với các ngành khác, tiến tới Chính phủ điện tử. Hiện nay đã có 08 tỉnh, thành phố liên thông và chia sẻ cơ sở dữ liệu địa chính với cơ quan thuế để thực hiện việc xác định nghĩa vụ tài chính khi người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất. Hiệu quả của việc liên thông dữ liệu là thời gian giải quyết hồ sơ giảm từ 5 ngày xuống 3 ngày, tạo sự minh bạch, thân thiện, phục vụ, đổi mới.

- Các Văn phòng đăng ký đất đai đã có điều kiện hơn về điều phối nguồn nhân lực trong toàn hệ thống, đã quan tâm, chăm lo nhiều hơn cho việc xây dựng, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, lưu trữ của địa phương, nhất là việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính; đồng thời tăng cường kiểm tra, chỉ đạo việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính ở các cấp huyện, xã để bảo đảm sự thống nhất của hồ sơ địa chính theo quy định.

- Nhiều Văn phòng Đăng ký đất đai hiện nay hoạt động khá tốt với cơ cấu tổ chức lên đến hơn nghìn cán bộ như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội... một số Văn phòng Đăng ký đất đai đã thực hiện tốt hoạt động cung cấp dịch vụ công với doanh thu lên đến hàng chục tỷ đồng một năm như Đồng Nai, Đắk Lắk, Vĩnh Long, Quảng Trị.

- Tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ở một số địa phương đã tăng đáng kể như: Hà Nội (sau 20 tháng thành lập) tăng 665.000 Giấy; Thành phố Hồ Chí Minh (sau 11 tháng thành lập) tăng 299.000 Giấy Đồng Nai tăng 982.369 Giấy.

Tuy vậy, tính đến hết tháng 10/2018, 09 tỉnh thành chưa thành lập là: Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Quảng Ninh, Phú Thọ, Hải Dương, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh (02 tỉnh Thanh Hoá và Nghệ An đang trình đề án thành lập). Nguyên nhân là do nhiều tỉnh chưa phê duyệt Đề án thành lập Văn phòng mà đợi để xem xét việc hoạt động của các tỉnh, thành phố khác trước khi phê duyệt. Trong đó, riêng tỉnh Quảng Ninh đang thực hiện thí điểm mô hình Trung tâm Hành chính công của tỉnh.

Bên cạnh đó, một số địa phương lại cho rằng, việc thành lập Văn phòng, thẩm quyền ký cấp Giấy chứng nhận và các hoạt động khác sẽ dồn về cấp tỉnh sẽ gây gáp lực về khối lượng công việc và trách nhiệm cho các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh.

Nhiều địa phương có địa bàn cấp huyện rộng, phân tán, xa trung tâm tỉnh nên lo ngại việc luân chuyện hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính về đất đai từ huyện lên tỉnh sẽ kéo dài và phát sinh chi phí.

Đối với các tỉnh, thành phố đã thành lập Văn phòng cũng gặp một số khó khăn do các chi nhánh Văn phòng (ở cấp huyện) trước đây trực thuộc Phòng TN&MT nên trụ sở và trang thiết bị làm việc đều dùng chung. Sau khi tách ra phần lớn các Chi nhánh thường phải mượn lại trụ sở làm việc và kho lưu trữ hồ sơ, tình trạng thiếu thốn trang thiết bị để hoạt động còn phổ biến. Về nhân sự, phần lớn còn hạn chế, nhất là tại các tỉnh miền núi phía bắc, nhân lực tại các Văn phòng cấp tỉnh trung bình chỉ có 10 - 20 người, chi nhánh 5 - 7 người.

Về cơ chế tài chính có các Văn phòng Đăng ký theo quy định còn gặp nhiều vướng mắc. Theo đó, chức năng của Văn phòng là dịch vụ công nhưng lại qua thu phí, lệ phí có mức thu thấp, nhiều nơi người tham gia giao dịch lại được miễn, trong khi Văn phòng chỉ được sử dụng một phần nên không đủ cho việc hoạt động thời xuyên.

Nhiều hạng mục công việc do Văn phòng thực hiện nhưng chưa được bố trí kinh phí như: Lưu trữ, phối hợp xử lý tranh chấp, thống kê, kiểm kê đất đai.

Ở nhiều địa phương chưa bố trí đủ chỉ tiêu biên chế làm việc tương xứng với nhiệm vụ được giao dẫn đến tình trạng cán bộ kiêm nhiệm nhiều vị trí, hạn chế khả năng chuyên môn hoá, cán bộ dành thời gian giải quyết công việc nên không có điều kiện nghiên cứu, mở mang kiến thức.

Thiếu sự phối hợp nhịp nhàng giữa Văn phòng đăng ký đất đai và UBND cấp xã, Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện, bộ phận 01 cửa là một trong những nguyên nhân làm chậm tiến độ, chất lượng giải quyết công việc.

1.2.3.2. Cơ cấu t chc của Văn phòng đăng ký đất đai

Cơ cấu tổ chức của Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện theo Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 04/04/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, cụ thể:

- Về cơ cấu tổ chức, gồm có:

+ Phòng Hành chính - Tổng hợp;

+ Phòng Kế hoạch - Tài chính (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định thành lập đối với Văn phòng đăng ký đất đai có từ 15 Chi nhánh trở lên);

+ Phòng Đăng ký và cấp giấy chứng nhận;

+ Phòng Thông tin - Lưu trữ;

+ Phòng Kỹ thuật địa chính;

+ Các Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.

- Văn phòng đăng ký đất đai có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng; được Nhà nước bố trí văn phòng, trang thiết bị làm việc và mở tài khoản theo quy định của pháp luật, là đơn vị hạch toán độc lập. Văn phòng đăng ký đất đai có Giám đốc và không quá 02 Phó Giám đốc.

- Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai tại các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là đơn vị hạch toán phụ thuộc; có con dấu riêng và được Nhà nước bố trí văn phòng, trang thiết bị làm việc theo quy định của pháp luật. Chi nhánh có Giám đốc, không quá 02 Phó Giám đốc và các bộ phận chuyên môn. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định số lượng Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.

- Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng đăng ký đất đai và các Chi nhánh trực thuộc Văn phòng đăng ký đất đai; thực hiện bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng của Văn phòng đăng ký đất đai và Giám đốc, Phó Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, phù hợp với tiêu chuẩn chức danh theo quy định.

- Biên chế, số lượng người làm việc của Văn phòng đăng ký đất đai được giao trên cơ sở đề án vị trí việc làm gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng biên chế, số lượng người làm việc của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

1.2.3.3. Chức năng, nhiệm v của Văn phòng đăng ký đất đai a. Chức năng

Chức năng của Văn phòng Đăng ký đất đai được quy định tại Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 04/4/2015 và Nghị định số 01/2017/NĐ- CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, bao gồm: Thực hiện đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp được ủy quyền theo quy định; xây dựng, quản lý, cập nhật, đo đạc, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai;

thống kê, kiểm kê đất đai; cung cấp thông tin đất đai cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Thực hiện các dịch vụ khác trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ phù hợp với năng lực theo quy định của pháp luật.

Văn phòng đăng ký đất đai có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng; được Nhà nước bố trí văn phòng, trang thiết bị làm việc và mở tài khoản theo quy định của pháp luật.

b. Nhiệm vụ

- Thực hiện việc đăng ký đất được Nhà nước giao quản lý, đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

- Thực hiện việc cấp lần đầu, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là Giấy chứng nhận).

- Thực hiện việc đăng ký biến động đối với đất được Nhà nước giao quản lý, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

- Lập, chỉnh lý, cập nhật, lưu trữ và quản lý hồ sơ địa chính; tiếp nhận, quản lý việc sử dụng phôi Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật.

- Cập nhật, chỉnh lý, đồng bộ hóa, khai thác dữ liệu đất đai; xây dựng, quản lý hệ thống thông tin đất đai theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;

chỉnh lý bản đồ địa chính; trích lục bản đồ địa chính.

- Kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất; kiểm tra, xác nhận sơ đồ nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do tổ chức, cá nhân cung cấp phục vụ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận.

- Thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.

- Cung cấp hồ sơ, bản đồ, thông tin, số liệu đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện việc thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các dịch vụ trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ phù hợp với năng lực theo quy định của pháp luật.

- Quản lý viên chức, người lao động, tài chính và tài sản thuộc Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành và tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai tỉnh quảng trị từ khi hoạt động theo mô hình văn phòng đăng ký đất đai một cấp (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)