Đặc điểm của cộng đồng nhận rừng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả giao rừng tự nhiên cho cộng đồng tại huyện đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 51 - 54)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. TÌNH HÌNH GIAO RỪNG CHO CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAKRÔNG

3.2.3. Đặc điểm của cộng đồng nhận rừng

Đặc điểm cộng đồng nhận rừng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý rừng, bởi vì cộng đồng được xem là một chủ thể quản lý rừng, là người có tác động trực tiếp đến nguồn tài nguyên rừng. Đối với đặc điểm cộng đồng (chúng tôi đề cập dưới đây) là những số liệu được thu thập từ các báo cáo vào thời điểm cộng đồng được giao rừng để quản lý bảo vệ, bởi vì đây là những yếu tố sẽ ảnh hưởng đến việc quản lý của cộng đồng sau này.

- Vị trí của thôn so với rừng được giao:

Vị trí của thôn hay vị trí từ khu vực dân cư thôn sinh sống đối với rừng cũng ảnh hưởng đến việc quản lý rừng thông qua các hoạt động như tuần tra bảo vệ, phát triển rừng và khai thác các sản phẩm từ rừng của cộng đồng…Thường thì các khu rừng giao cho cộng đồng thường nằm ở vị trí xa khu dân cư, nơi hẻo lánh hiểm trở. Đây là một trong những khó khăn cho cộng đồng trong việc quản lý bảo vệ rừng.

Tại địa bàn nghiên cứu thì các khu rừng giao cho cộng đồng quản lý có vị trí khác nhau đối với khu dân cư của thôn nhận rừng, được tổng hợp ở bảng 3.7.

Bảng 3.7. Vị trí thôn so với rừng cộng đồng

Thôn Xuân Lâm Thôn Kreng Thôn Cợp Thôn Tà Lềnh

- Cách chân rừng khoảng 3km.

- Nhà dân→ Rừng trồng→ Rừng cộng

đồng.

- Cách chân rừng khoảng 3km.

- Nhà dân→ Ruộng lúa→

Khe suối→Rừng sản xuất→ Rừng cộng đồng.

- Nằm sát bên rừng <2km.

- Nhà dân→

Ruộng lúa → Rừng sản xuất→ Rừng

cộng đồng.

- Cách chân rừng khoảng 3km.

- Nhà dân→

Ruộng lúa→

Rừng sản xuất→

Rừng cộng đồng.

Với rừng giao cho thôn Xuân Lâm thì rừng một mặt giáp với rừng đặc dụng của khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông và bên kia thì gần rừng trồng sản xuất, cách khu dân cư không đầy 3km, từ chỗ nhà dân chỉ cần đi qua rừng sản xuất là đến phần diện tích giao cho cộng đồng quản lý, ngoài ra địa hình ở đây rất dốc. Do đó khó khăn cho việc tuần tra, bảo vệ cũng như phát triển rừng, tuy nhiên lại cũng khó khăn cho những hoạt động vi phạm đến tài nguyên rừng như khai thác trái phép, lấn chiếm làm đất sản xuất.

Tiếp theo là rừng giao cho thôn Kreng, khoảng cách từ nhà dân đến rừng khoảng 3km, đứng ở nhà dân có thể nhìn thấy rừng. Rừng nằm trên đỉnh núi, phía trên rừng sản xuất. Vị trí xa và địa hình tương đối dốc và nằm ở vị trí trên cao nên cũng ảnh hưởng đến sự quản lý của cộng đồng. Với rừng thôn Cợp thì rừng tương đối gần, người dân phải đi bộ mất một lượng thời gian tương đối để đi qua ruộng lúa, khe suối, rồi phải leo lên đỉnh núi mới tới. Địa hình ở đây tương đối phức tạp, đường ngoằn nghèo và dốc. Còn đối với rừng giao cho thôn Tà Lềnh thì vị trí từ khu dân cư đến chân của rừng hơn 3 km, tuy nhiên đường khó đi, rừng cộng đồng có độ dốc lớn, là rừng dốc một mái, theo lời của trưởng thôn thì khi đi vào rừng, lên đến đỉnh của rừng và đi về lại thì phải mất đến 1 ngày đường. Vì vậy công tác quản lý bảo vệ ở đây cũng gặp nhiều khó khăn.

- Điều kiện kinh tế của cộng đồng:

Thông qua nghiên cứu về điều kiện kinh tế chúng ta có thể thấy được một số chỉ tiêu như cơ cấu lao động, thu nhập cũng như năng suất cộng đồng thu được tại thời điểm nhận rừng. Nó góp phần đánh giá được những áp lực của cộng đồng đối với rừng.

Bảng 3.8. Điều kiện kinh tế của các thôn nhận rừng

Thôn Xuân Lâm Thôn Kreng Thôn Cợp Thôn Tà lềnh

- Thu nhập bình quân đầu người 429.000đ/người/ tháng.

- Ngành nghề chủ yếu là nông nghiệp.

- Số hộ nghèo 15%, số hộ trung bình 60 %, số hộ khá 25%, số hộ giàu

không có.

- Thu nhập bình quân đầu người từ 150.000-200.000

đ/người/ tháng

- Ngành nghề chủ yếu là nông nghiệp.

- Số hộ nghèo 30 %, số hộ trung bình 50

%, số hộ khá 20 %, số hộ giàu không có.

- Thu nhập bình quân đầu người từ 140.000- 180.000đ/ người/tháng.

- Ngành nghề chủ yếu là nông nghiệp.

- Số hộ nghèo 37 %, số hộ trung bình 45 %, số

hộ khá 18%, số hộ giàu không có.

- Thu nhập bình quân đầu người từ 180.000 - 200.000 đ/người /tháng.

- Ngành nghề chủ yếu là nông nghiệp.

- Số hộ nghèo 35 %, số hộ trung bình 50

%, số hộ khá 15, số hộ giàu không có.

(Nguồn: Điều tra phỏng vấn thôn trưởng các thôn) Nhìn chung điều kiện kinh tế của cả 4 thôn đều gặp khó khăn, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên trình độ canh tác thấp và điều kiện đất đai không thuận lợi nên năng suất thấp. Ngoài sản xuất nông nghiệp thì người dân cũng tham gia chăn nuôi, tuy nhiên còn mang tính tự phát, quy mô nhỏ. Do đó thu nhập bình quân trên đầu người cũng thấp. Trong các thôn thì thôn Cợp có điều kiện kinh tế thấp nhất. Tuy điều kiện khó khăn nhưng hiện nay có nhiều chương trình dự án đầu tư phát triển rừng trồng ở đây như Dự án 661, Dự án giảm nghèo bền vững 30A, chương trình Bảo vệ và phát triển rừng của huyện Đakrông đã cung cấp cây giống để trồng rừng và có hỗ trợ tiền trồng, chăm sóc bảo vệ cho bà con ở các xã này nên người dân ở đây đã có ý thức đầu tư trồng rừng có thể dự báo trong tương lai sẽ cải thiện được điều kiện sinh kế cho người dân.

- Ý thức của cộng đồng đối với quản lý bảo vệ rừng:

Hoạt động hàng ngày của cộng đồng trực tiếp tác động vào rừng, trong khi đó ý thức của cộng đồng đối với việc quản lý nguồn tài nguyên rừng lại quyết định hành vi của cộng đồng đối với nguồn tài nguyên này.

Trong 4 thôn, thôn Kreng và thôn Tà Lềnh là 2 thôn có nền móng trong ý thức bảo vệ rừng của người dân, đó là truyền thống quản lý bảo vệ rừng của cha ông để lại thông qua các tục lệ bảo vệ rừng của cộng đồng. Hiện nay tuy các tục lệ này không còn được người dân ghi chép lại và thực hiện nhưng trong suy nghĩ của họ, việc bảo vệ rừng như là trách nhiệm bảo vệ các khu rừng của cha ông để lại. Tại thôn Xuân Lâm tuy không có những luật tục từ xa xưa để lại do thôn này người dân chủ yếu là người

kinh ở huyện Triệu Phong di cư đi làm vùng kinh tế mới nhưng người dân ở đây đã nhận thức được vai trò của rừng và đang bắt đầu đầu tư vào trồng rừng. Riêng thôn Cợp ý thức của người dân đối với việc quản lý bảo vệ rừng chưa cao, người dân vẫn thường tham gia khai thác rừng và xem rừng là của chung nên ai cũng có quyền khai thác (bảng 3.9).

Bảng 3.9. Ý thức của cộng đồng về quản lý bảo vệ rừng

Thôn Xuân Lâm Thôn Kreng Thôn Tà Lềnh Thôn Cợp - Người dân biết tự bỏ vốn

đầu tư phát triển rừng trồng.

Ý thức được vai trò của rừng.

- Phong trào trồng rừng ở đây phát triển, do đó giảm

áp lực vào rừng tự nhiên

Từ xưa thôn đã có những luật tục bảo vệ các khu rừng tự nhiên để bảo vệ nguồn

nước và mùa màng cho thôn.

Người dân xem việc bảo vệ rừng là trách nhiệm bảo vệ

rừng mà ông cha để lại.

Người dân trong thôn phá

rừng và tỏ ra bàng quang trước hành vi

phá rừng của người khác.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả giao rừng tự nhiên cho cộng đồng tại huyện đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)