Sự thay đổi về cơ cấu thu nhập của cộng đồng sau khi nhận quản lý bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả giao rừng tự nhiên cho cộng đồng tại huyện đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 68 - 72)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. HIỆU QUẢ CỦA VIỆC GIAO RỪNG THÔNG QUA MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG

3.4.2. Sự thay đổi về cơ cấu thu nhập của cộng đồng sau khi nhận quản lý bảo vệ rừng

Để đánh giá sự ảnh hưởng của việc giao rừng tự nhiên cho cộng đồng quản lý đến thu nhập của cộng đồng chúng tôi tiến hành phỏng vấn người dân để thu thập thông tin với các chỉ tiêu về cơ cấu thu nhập. Cơ cấu thu nhập gồm thu nhập từ sản xuất nông nghiệp (gồm từ lúa và hoa màu), thu nhập từ chăn nuôi (gồm chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản), thu nhập từ lâm nghiệp (gồm từ rừng trồng), thu nhập từ nguồn lâm sản ngoài gỗ từ rừng tự nhiên (gồm củi, mây, lá nón…) và nguồn thu khác gồm lương và làm thuê.

Hình 3.5. Biểu đồ cơ cấu thu nhập của thôn Xuân Lâm trước khi giao rừng và hiện nay Từ biểu đồ ở hình 3.5 cho thấy, cơ cấu thu nhập của thôn Xuân Lâm trước (năm 2009) và sau khi giao rừng không thay đổi nhiều về thành phần thu nhập chủ chốt, ở đây thu nhập từ 3 nguồn chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và lâm nghiệp. Tuy nhiên có sự thay đổi về tỷ lệ giữa các nguồn thu nhập, hiện nay tỷ lệ sản xuất từ lâm nghiệp đã tăng so với trước, đồng thời thu nhập từ lâm sản ngoài gỗ cũng giảm tương đối. Nguyên nhân là trước đây hoạt động từ LSNG chiếm vị trí khá quan trọng trong đời sống của người dân, họ thường vào rừng để lấy củi, mây, lá nón…, hiện nay do có nhiều chương trình dự án về phát triển trồng rừng và nhiều hoạt động từ việc giao rừng tự nhiên đã nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của rừng.

Do đó người dân biết đầu tư vào sản xuất từ rừng trồng, ngoài nguồn thu chính từ việc khai thác gỗ họ còn lấy các sản phẩm chặt tỉa thưa làm củi đun. Khi được hỏi hiện nay người dân có vào rừng tự nhiên lấy củi đun không thì đa số trả lời không, họ chỉ thỉnh thoảng vào lấy mây, lá nón và một số loại khác về bán cho các mối buôn, còn củi đun chủ yếu lấy từ rừng trồng. Bên cạnh đó việc phát triển rừng trồng đã tạo việc làm cho nhiều hộ gia đình từ việc đi khai thác gỗ rừng trồng thuê cho các hộ trong thôn (người dân thường gọi là đi làm tràm), thay vì trước đây là đi khai thác gỗ từ rừng tự nhiên.

Do đó có thể thấy sự tác động của người dân vào rừng tự nhiên đã giảm nhiều so với trước, đây là một dấu hiệu tốt cho việc quản lý bảo vệ rừng của cộng đồng.

Nhìn vào hình 3.6 cho thấy, đối với thôn Kreng thì có sự thay đổi khá rõ về cơ cấu thu nhập của cộng đồng trước khi giao rừng và hiện nay.

Vào thời điểm trước khi giao rừng thì sản xuất nông nghiệp chiếm vai trò chủ yếu với 29,5%, tiếp theo chăn nuôi 22,1%. Về hoạt động từ LSNG chỉ chiếm tỷ lệ tương đối khá với 15 %, (sở dĩ như vậy vì rừng tự nhiên ở đây LSNG tương đối phong phú, người dân thường sử dụng chủ yếu là củi, các loài mây, lá nón). Cuối cùng là lâm nghiệp.

0;0%

10;0%

20;0%

30;0%

40;0%

SX nông nghiệp

Chăn nuôi

Lâm nghiệp

Lâm sản ngoài gỗ

Khác

2008 35;5% 25;1% 12;4% 8% 19%

2017 32;2% 20;6% 19;5% 5% 22;7%

Tỷ lệ %

2008 2017

Hình 3.6. Biểu đồ cơ cấu thu nhập của thôn Kreng trước khi giao rừng và hiện nay Hình 3.6 thể hiện, đến năm 2017 thì tỷ lệ về sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi giảm rất nhiều, thay vào đó sản xuất lâm nghiệp và LSNG lại tăng. Đặc biệt trong cơ cấu thu nhập của người dân có LSNG tăng lên do có sự hỗ trợ của dự án trồng mây dưới tán rừng tự nhiên. Có nhiều nguyên nhân tác động lên sự thay đổi này, đầu tiên là phải nói đến việc đầu từ vào rừng trồng đã rút ngắn chu kỳ sản xuất từ sáu đến bảy năm xuống còn bốn đến năm năm, năng suất tăng đã khuyến khích người dân tham gia đầu tư rừng trồng. Tiếp theo là do thời tiết ngày càng khắc nghiệt ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp gây hạn hán, nên trong những năm gần đây người dân bị mất mùa, nhiều diện tích lúa không thu hoạch được gì, diện tích đồng cỏ để chăn nuôi cũng bị thu hẹp để chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Tại thôn Tà Lềnh cũng có sự thay đổi rõ nét trong cơ cấu thu nhập tại hai thời điểm, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi năm 2017 giảm so với năm 2007 (hình 3.7).

Hình 3.7. Biểu đồ cơ cấu thu nhập của thôn Tà Lềnh trước khi giao rừng và hiện nay Trong khi đó thu nhập từ sản xuất lâm nghiệp và làm thuê lại tăng, sản xuất lâm nghiệp tăng từ 15,2% đến 24,6%, còn thu nhập từ làm thuê tăng từ 12,5% lên 15,2%..

0;0%

5;0%

10;0%

15;0%

20;0%

25;0%

30;0%

SX nông nghiệp

Chăn nuôi Lâm nghiệp

Lâm sản ngoài gỗ

Khác

2008 29;5% 22;1% 13;4% 15% 20%

2017 27;3% 16;6% 23;5% 18;3% 14;3%

Tỷ lệ %

2008 2017

0;0%

5;0%

10;0%

15;0%

20;0%

25;0%

30;0%

35;0%

SX nông nghiệp

Chăn nuôi

Lâm nghiệp

Làm thuê Lâm sản ngoài gỗ

Khác 2007 30;5% 20;1% 15;2% 12;5% 5;3% 16;4%

2017 26;4% 18;5% 24;6% 15;2% 4;1% 11;2%

Tỷ lệ %

2007 2017

Hàng năm Ban quản lý rừng phòng hộ Hướng Hóa - Đakrông có các chương trình dự án như trồng rừng, luỗng phát thực bì dưới tán rừng trồng phòng hộ, bảo vệ rừng nên người dân ở đây tham gia để tạo thêm nguồn thu nhập. Về thu nhập từ LSNG cũng giảm so với trước khi giảm từ 5,3% xuống còn 4,1%, tuy nhiên cũng có thể thấy người dân ở đây vẫn có sử dụng các loại lâm sản ngoài gỗ như mây, lá nón, củi đun, còn nông nghiêp thì giảm từ 30,5% xuống 26,4, chăn nuôi cũng giảm từ 20,1% xuống 18,5% .

Tại thôn Cợp xã Húc Nghì cơ cấu thu nhập trước và sau giao rừng có thay đổi nhưng không nhiều, tỷ lệ thu nhập từ nông nghiệp tăng lên 1,8% so với năm 2008 nhưng thu nhập từ chăn nuôi lại giảm 3,9%. Nguyên nhân là do vào năm 2016 người dân ở đây trúng vụ sắn, họ trồng sắn trên cả diện tích đất trống và trồng xen vào rừng trồng, có hộ thu được hai tấn sắn/năm, giá sắn cũng tăng lên 2.000 đồng/1kg, do đó thu nhập từ nông nghiệp tăng và chiếm tỷ lệ cao. Thêm vào đó thu nhập từ lâm nghiệp mà chủ yếu từ rừng trồng tăng nhiều với năm 2007 (8%), do có nhiều dự án đầu tư như chương trình bảo vệ và phát triển rừng, giảm nghèo bền vững…dẫn đến ý thức về đầu tư rừng trồng của người dân được nâng cao, từ chỗ phó mặc rừng cho tự nhiên họ đã biết chăm sóc, bảo vệ rừng, do đó năng suất của rừng được tăng lên, chu kỳ sản xuất rừng được rút ngắn, có hộ rừng năm năm tuổi đã có thể khai thác được. Thu nhập từ nguồn LSNG từ rừng tăng so với năm 2007 là 1,6%, do có dự án hỗ trợ trồng mây dưới tán rừng tự nhiên, người dân đã bán bước đầu có thu nhập. Người dân cũng thỉnh thoảng lên rừng lấy củi. Sự thay đổi cơ cấu thu nhập tại hai thời điểm được thể hiện ở hình 3.8 dưới đây.

Hình 3.8. Biểu đồ cơ cấu thu nhập của thôn Cợp trước khi giao rừng và hiện nay

0;0%

5;0%

10;0%

15;0%

20;0%

25;0%

30;0%

35;0%

SX nông nghiệp

Chăn nuôi Lâm nghiệp

Lâm sản ngoài gỗ

Khác

2007 30;5% 21;6% 20;5% 10;3% 17;1%

2017 32;3% 17;7% 28;5% 11;9% 9;6%

Tỷ lệ %

2007 2017

Như vậy về thu nhập của cộng đồng sau khi nhận quản lý bảo vệ rừng tự nhiên có thay đổi so với trước khi được giao, thay đổi đó chủ yếu là sự tăng tỷ lệ sản xuất lâm nghiệp và giảm tỷ lệ thu nhập từ LSNG. Nói chung tại các thôn thì trong tổng thu nhập của cộng đồng thì thu nhập từ LSNG vẫn đóng góp một phần ý nghĩa, tuy đến nay thì nguồn thu nhập này giảm so với trước, nhưng điều này cùng với sự phát triển rừng trồng đã cho thấy sức ép vào rừng tự nhiên từ phía cộng đồng ngày càng lớn do người dân có xu hướng phá rừng tự nhiên để trồng Keo.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả giao rừng tự nhiên cho cộng đồng tại huyện đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)