CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Tổng diện tích bề mặt của toàn thế giới là 510 triệu km2 trong đó: Đại dương chiếm 361 km2 (chiếm 71%), còn lại là diện tích lục địa chỉ chiếm 129 triệu km2 (chiếm 29%). Toàn bộ quỹ đất có khả năng sản xuất nông nghiệp trên thế giới là 3.256 triệu ha chiếm khoảng 22% diện tích đất liền, diện tích trến thế giới phân bố không đều: Châu Mỹ chiếm 35%, Châu Á chiếm 26%, Châu Âu chiếm 13%, Châu Phi chiếm 6%. Bình quân đất nông nghiệp trên thế giới là 12.000m2. Đất trồng trọt trên toàn thế giới đạt 1,5 tỷ chiếm 10,8% tổng diện tích đất đai , 46% đất có khả năng sản xuất, như vậy còn 54%
đất có khả năng sản xuất nhưng chưa được khai thác.
Hiện nay, mức độ sử dụng đất có thể trồng trọt được ở các khu vực trên thế giới cũng rất khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện đất đai, khí hậu, điều kiện kinh tế xã hội ở mỗi khu vực (Phạm Văn Phê, 2001).
Tiềm năng đất nông nghiệp (đất có thể trồng trọt được) trên thế giới có khoảng 3190 triệu ha, nhưng diện tích đất canh tác chỉ chiếm 46,2% (1474 triệu ha). Trong đó
châu Á và châu Âu có diện tích đất canh tác so với diện tích đất có thể trồng trọt được là lớn nhất (71,9% và 80,5%), còn ở Nam Mỹ và châu Phi việc mở rộng diện tích đất canh tác còn gặp nhiều khó khăn.
Diện tích đất đai canh tác trên thế giới chiếm 10% tổng diện tích đất tự nhiên (khoảng 1.500 triệu ha) được đánh giá là:
- Đất có năng suất cao: 14% ( Đất có sức sản xuất cao)
- Đất có năng suất trung bình: 28% ( Đất có sức sản xuất trung bình) - Đất có năng suất thấp: 58% ( Đất có sức sản xuất thấp).
Nguồn tài nguyên đất trên thế giới hàng năm luôn bị giảm, đặc biệt đất nông nghiệp mất đi do chuyển sang mục đích sử dụng khác. Mặt khác dân số ngày càng tăng, theo ước tính mỗi năm dân số thế giới tăng từ 50-85 triệu người. Như vậy, với mức tăng này mỗi người cần phải có 0,2-0,4 ha đất nông nghiệp mới đủ lương thực, thực phẩm.
Đứng trước những khó khăn rất lớn đó thì việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất của đất nông nghiệp là hết sức cần thiết.
1.2.2. Thực trạng đất nông nghiệp Việt Nam
1. Theo Niên giám thống kê (2018), tổng diện tích đất tự nhiên cả nước là 33,097 triệu ha, trong đó diện tích sông suối và núi đá khoảng 1.068.100 ha (chiếm khoảng 3,32% diện tích đất tự nhiên), phần đất liền khoảng 31,1 triệu ha (chiếm khoảng 94,5%
diện tích tự nhiên) và là một trong những nước có diện tích tự nhiên nhỏ, xếp vào nhóm thứ năm trong nhóm nước có diện tích bình quân từ 0,3 - 0,5 ha/người, đứng thứ 203 trong số 218 nước trên thế giới. Bình quân đất nông nghiệp 0,11 ha/người, thuộc nhóm 7 có mức bình quân diện tích đất từ 0,1 - 0,2 ha/người (Tổng cục Thống kê, 2018). Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2018, tổng diện tích đất nông nghiệp của cả nước là 27.289.454 ha, chiếm 82,38% tổng diện tích tự nhiên và chiếm 87,85% tổng diện tích đất đã sử dụng.
- Đất sản xuất nông nghiệp là 11.498.497 ha:
+ Đất trồng cây hàng năm 6.952.082 ha:
* Đất trồng lúa 4.120.498 ha;
* Đất trồng cây hàng năm khác 2.831,.84 ha;
+ Đất trồng cây lâu năm 4.546.415 ha;
- Đất lâm nghiệp 14.908.427 ha, trong đó:
+ Đất rừng sản xuất 7.480.415 ha;
+ Đất rừng phòng hộ 5.256.920 ha;
+ Đất rừng phòng hộ 2.203.527;
- Đất nuôi trồng thủy sản 795.311 ha - Đất làm muối 17.005 ha
- Đất nông nghiệp khác 37.778 ha
Đất nông nghiệp quy mô nhỏ, phân tán, manh mún. Diện tích đất nông nghiệp bình quân/hộ chỉ vào khoảng 0,46 ha và trung bình được chia thành 2,83 mảnh. Theo số liệu điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam, giai đoạn 1993 - 2014, diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp và đất mặt nước bình quân hộ nông nghiệp chỉ tăng từ 5.408 m2 lên 6.748 m2, chủ yếu do tăng diện tích đất lâm nghiệp và đất mặt nước cho nuôi trồng thủy sản; diện tích đất cây hàng năm bình quân một hộ giảm từ 4.121 m2 xuống 3.334 m2; cả nước có tới 81,61% hộ có diện tích đất nông nghiệp nhỏ hơn 0,5 ha (Bộ Tài Nguyên và Môi trường, 2019).
Diện tích đất bình quân trên đầu người ở Việt Nam thuộc loại thấp nhất trên thế giới. Ngày nay với áp lực về dân số và tốc độ đô thị hóa kèm theo là quá trình xói mòn, rửa trôi, bạc màu do mất rừng, mưa lớn, canh tác không hợp lý, chăn thả quá mức; quá trình chua hóa, mặn hóa, hoang mạc hóa, cát bay, đá lộ đầu, mất cân bằng dinh dưỡng...
Tỷ lệ phân bón N : P : K trên thế giới là 100 : 33: 17 còn Việt Nam là 100 : 29 : 7 thiếu lân và Kali nghiêm trọng dẫn đến diện tích đất đai nước ta nói chung ngày càng giảm, đặc biệt diện tích đất ngông nghiệp. Tính theo bình quân đầu người thì diện tích đất tự nhiên giảm 26,7%, đất nông nghiệp giảm 21,5%.
Vì vậy, vấn đề đảm bảo lương thực, thực phẩm trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm đang là áp lực rất lớn. Do đó việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất nông nghiệp ngày càng trở nên quan trọng đối với nước ta.
1.2.3. Thực trạng đất nông nghiệp huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
Nông nghiệp huyện A Lưới có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội của huyện theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Nền nông nghiệp của huyện trong thời kỳ đổi mới đã đạt được những thành tựu quan trọng, tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 507,4 tỷ đồng, trong đó: Cây mùa vụ đạt 146,9 tỷ đồng, chiếm 29,0%; Chăn nuôi đạt 185,0 tỷ đồng, chiếm 36,5 %; Lâm nghiệp đạt 96,0 tỷ đồng, chiếm 18,9%; Cây cao su - Chuối đạt 48,3 tỷ đồng, chiếm 9,5%; Thuỷ sản đạt 31,2 tỷ đồng, chiếm 6,1%.
Ngành nông nghiệp đã giải quyết được căn bản lương thực cho nhu cầu tiêu dùng trong huyện
Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm 5.863,5 ha/6.285 ha, đạt 93,3% so với kế hoạch, giảm 231,5 ha so với cùng kỳ năm 2017. Năng suất các loại cây
lương thực đạt khá cao, trong đó cây lúa nước năng suất cao nhất từ trước đến nay. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 18.580,4 tấn/18.325,0 tấn, đạt 101,4% so với kế hoạch, tăng 185,0 tấn so với năm 20171. Diện tích sắn trồng mới: 1.434 ha, cây mùa vụ khác:
623 ha. Cây cao su 1.235,1 ha/12 xã, giảm 15,8 ha, sản lượng mũ đông đạt 947,1 tấn/520ha. Chuối hàng hóa 387,9 ha, giảm 7,9 ha so với năm 2017, năng suất ước đạt 28 tấn/ha. Đã trồng xong 1,6 ha mô hình chuối tập trung giống nuôi cấy mô tại Hồng Bắc, cây sinh trưởng phát triển tốt.
Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc 44.001 con. Tổng đàn gia cầm 334.810 con. Công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm soát thú y, kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ được chú trọng. Đã xảy ra dịch lở mồm long móng cục bộ tại xã Hồng Hạ với số lượng 68 con bò, đã kịp thời khống chế không để dịch bệnh lây lan.