PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 31 - 34)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

* Thu thập số liệu thứ cấp

- Lấy chủ yếu từ nguồn các báo cáo, các tài liệu đã công bố như: Niên giám thống kê của Tổng cục thống kê, Cục thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế, các báo cáo của huyện A Lưới, các xã đã ban hành.

- Để thu nhập số liệu thứ cấp tôi sử dụng: Hệ thống sổ sách, chứng từ, báo cáo đã được công bố. Số liệu thu thập được làm sáng tỏ phần cơ sở lý luận, thực tiễn và làm rõ được thực trạng về hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện A Lưới.

* Thu thập số liệu sơ cấp

Tiến hành lập bảng hỏi đề điều tra, phỏng vấn trực tiếp các nông hộ trên địa bàn về tình hình sản xuất nông nghiệp, hiệu quả sản xuất của đất sản xuất nông nghiệp. Điều tra câu hỏi chuẩn bị sẳn, tiến hành thảo luận nhóm. Đề tài sử dụng công thức chọn mẫu của Slovin (Estela, 1995) để tính mẫu điều tra dựa trên tổng số hộ dân làm ngành nghề của 3 xã.

n=N/(1+N*e2) Trong đó:

n: Cở mẫu

N: Tổng số hộ làm nông nghiệp e: Sai số cho phép (10%)

Qua thu thập số liệu tổng số hộ 4 xã nghiên cứu là 2341 hộ, trong đó có 90% số hộ làm nông nghiệp (tương đương 2106 hộ).

Như vậy, tính theo công thức trên, tác giả tiến hành điều tra nông hộ theo phương pháp lấy mẫu với tổng số hộ điều tra là 95 hộ, tuy nhiên trong quá trình điều tra, tác giả chỉ tiếp cận điều tra được 83 hộ theo đúng tiêu chí (chiếm hơn 87% số phiếu yêu cầu theo công thức tính), bao gồm: Xã Hương Lâm: 21 hộ; Xã Nhâm: 21 hộ; Xã Hồng Thuỷ:

21 hộ; Xã Bắc Sơn: 20 hộ.

- Phỏng vấn người am hiểu gồm cán bộ địa chính nông nghiệp xã và cán thôn, theo danh mục chủ đề về các nội dung nghiên cứu gồm 4 cán bộ địa chính nông nghiệp xã và 8 trưởng thôn;

- Đi thực tế, chụp ảnh, quan sát trên đồng ruộng.

* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế:

- Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị sản xuất và dịch vụ được tạo ra trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Trong sản xuất của nông hộ, giá trị sản xuất là giá trị các loại sản phẩm chính, sản phẩm phụ sản xuất ra trong năm.

- Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ các khoản chi phí thường xuyên về vật chất (không kể khấu hao) và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm trong một thời kỳ nhất định. Trong nông nghiệp, chi phí trung gian gồm chi phí giống, phân bón, thuốc trừ sâu, dịch vụ làm đất, thủy lợi, bảo vệ thực vật.

- Giá trị gia tăng (VA): là hiệu số giữa giá trị sản xuất (GO) và chi phí trung gian (IC), là giá trị sản phẩm xã hội được tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó: VA = GO – IC.

- Hiệu quả kinh tế trên một đơn vị chi phí: Là phần thu nhập thuần và lợi nhuận của người sản suất mang lại trong năm hoặc một thời kỳ trên một đơn vị chi phí bỏ ra của người sử dụng đất, theo công thức: Thu nhập = GO/Tổng chi phí; Lợi nhuận = VA/Tổng chi phí.

- Tỷ suất hoàn vốn (VA/IC): là tỷ số giữa giá trị gia tăng (VA) và chi phí trung gian (IC). Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng chi phí tăng thêm.

- Tỷ suất GO/IC: chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí trung gian bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng chi phí sản suất.

- Tỷ suất VA/LĐ: Chỉ tiêu này cho biết một ngày công lao động tạo ra bao nhiêu đồng giá trị tăng thêm.

- Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng (giá trị) bằng tiền theo thời giá hiện hành và định tính (phân cấp) được tính bằng mức độ cao, thấp. Các chỉ tiêu đạt mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.

* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội:

Hiệu quả xã hội là phạm trù có liên quan mật thiết với hiệu quả kinh tế và thể hiện mục tiêu hoạt động kinh tế của con người, thể hiện qua các yếu tố như giá trị ngày công, khả năng thu hút lao động và khả năng giải quyết việc làm.

* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả về môi trường:

Việc xác định hiệu quả về mặt môi trường của quá trình sử dụng đất nông nghiệp là rất phức tạp, rất khó định lượng, nó đòi hỏi phải được nghiên cứu, phân tích trong thời gian dài. Vì vậy, đề tài nghiên cứu của chúng tôi chỉ dừng lại ở việc đánh giá thông qua mức sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả môi trường là hiệu quả mang tính lâu dài, vừa đảm bảo lợi ích hiện tại mà không làm ảnh

hưởng tiêu cực đến tương lai, nó gắn chặt với quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất và môi trường sinh thái.

2.4.2. Phương pháp xử lý số liệu

Trên cơ sở các số liệu đã thu thập, tập hợp được tiến hành chọn lọc, hệ thống hoá để tính toán các chỉ tiêu mà luận văn cần nghiên cứu. Sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để hệ thống hoá và tổng hợp tài liệu, phân chia theo các nội dung, chỉ tiêu cho phù hợp với việc nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp. Sử dụng các công cụ và kỹ thuật tính toán sử dụng trong nghiên cứu luận văn là phần mềm máy tính Microsoft Office Excel.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)