Hiệu quả về mặt xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 64 - 72)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VỀ CÁC MẶT KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ

3.3.2. Hiệu quả về mặt xã hội

Hiệu quả về mặt xã hội của đất SXNN của các nhóm đồng bào dân tộc thiểu số được đánh giá trên cơ sở điều tra, nghiên cứu thực tế tình hình sản xuất của 80 hộ gia đình SXNN thuộc địa bàn nghiên cứu (Nhóm Tà Ôi 21 hộ, Nhóm Cơ Tu 21 hộ và nhóm Pa Cô 41 hộ) và từ số liệu phỏng vấn người am hiểu của 04 cán bộ địa chính nông nghiệp xã, 08 trưởng thôn ở 04 xã.

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội là chỉ tiêu khó định lượng được, trong phạm vi nghiên cứu của để tài chúng tôi chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu sau:

* Mức thu hút lao động của các kiểu sử dụng đất:

- Quá trình sản xuất nông nghiệp sẽ tạo ra sản phẩm và lợi nhuận trên một đơn vị diện tích góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho nông hộ. Đặc biệt trồng sắn, ngô theo quy mô hoàng hoá tạo ra được công ăn việc làm cho lao động ở nông thôn, góp phần tăng thu nhập, giảm tỷ lệ thất nghiệp tại địa phương.

- Tạo ra sản lượng lương thực, thực phẩm cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ở xã nghiên cứu sẽ làm tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

Thu nhập bình quân đầu người tăng không chỉ đóng vai trò quan trọng trong công tác xoá đói, giảm nghèo mà còn giúp người dân có điều kiện tiếp cận các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến.

* Giá trị ngày công lao động của các kiểu sử dụng đất:

Thông qua các kiểu sử dụng đất, chúng tôi tiến hành so sánh mức đầu tư lao động và thu nhập bình quân trên một công lao động của mỗi kiểu sử dụng đất trên mỗi nhóm dân tộc như sau:

+ Về mức độ đầu tư công:

Công lao động bỏ ra càng nhiều chứng tỏ thời gian nông nhàn càng ít, nhiều việc làm cho nông dân.

Bảng 3.14. Mức đầu tư lao động của 3 nhóm dân tộc Tính trên 1 ha

TT Cây trồng Nhóm dân tộc Tà Ôi

GTSX

(1000đ) CPTG

(1000đ) GTGT

(1000đ) (công)

1 Lúa đông xuân 17.100 6,000 11,100 173

2 Lúa hè thu 15.600 6,400 9,200 176

3 Sắn 10.200 600 9,600 156

TT Cây trồng

Nhóm dân tộc Cơ Tu GTSX

(1000đ) CPTG

(1000đ) GTGT

(1000đ) (công)

1 Lúa đông xuân 24.633 10.968 13.665 182

2 Lúa hè thu 23.463 11.231 12.232 185

3 Ngô 25.000 1.100 23.900 173

4 Sắn 8.693 377 8.316 290

TT Cây trồng

Nhóm dân tộc Pa Cô GTSX

(1000đ) CPTG

(1000đ) GTGT

(1000đ) (công) 1 Lúa đông xuân 43.740 12.454 31.286 153

2 Lúa hè thu 40.800 13.640 27.160 160

3 Ngô 30.000 6.950 23.050 148

Nguồn: Số liệu điều tra, 2020 Hình 3.10 Mức độ đầu tư công của các nhóm dân tộc

Số liệu ở Bảng 3.14 và hình 3.10 cho thấy:

Đối với nhóm dân tộc Tà Ôi: kiểu sử dụng đất trồng lúa đông xuân và hè thu là xấp xỉ nhau, lúa đông xuân 173 công/ha, lúa hè thu 176 công/ha và kiểu sử dụng đất trồng sắn có mức độ đầu tư công là 156 công/ha.

Đối với nhóm dân tộc Cơ Tu: các kiểu sử dụng đất trồng ngô, lúa đông xuân, lúa hè thu có số lượng đầu tư công gần tương đương nhau và số công đầu tư lần lượt là 173, 182 và 185 công/ha, còn loại hình sử dụng đất trồng sắn có mức độ đầu tư công cao nhất, lên đến 290 công/ha. Cao gấp 1,67 lần so với trồng ngô, gấp 1,59 lần so với trồng lúa đông xuân và gấp 1,57 lần so với trồng lúa hè thu.

Đối với nhóm dân tộc Pa Cô: Ba kiểu sử dụng đất trồng ngô, lúa đông xuân, lúa hè thu có mức độ đầu tư công xấp xỉ nhau, lần lượt là 148 công/ha, 153 công/ha và 160 công/ha.

Qua số liệu ở bảng 3.10 cho thấy mức độ đầu tư công ở cả ba nhóm dân tộc gần như tương đương nhau, có sự chênh lệch nhưng không đáng kể, riêng nhóm Cơ Tu có mức độ đầu tư công cao gần gấp đôi so với các nhóm còn lại.

* Giá trị ngày công lao động:

Để đánh giá được hiệu quả xã hội của quá trình sản xuất nông nghiệp, tác giả tiến hành so sánh mức sử dụng công lao động ở các nhóm dân tộc thiểu số khác nhau.

0 50 100 150 200 250 300 350

Cơ Tu Tà Ôi Pa Cô

Lúa đông xuân Lúa hè thu Ngô Sắn

Bảng 3.15. Mức đầu tư lao động và thu nhập/ngày công lao động của các nhóm dân tộc

Kiểu sử dụng đất Công LĐ (Công)

GTSX/LĐ (1.000đ/công)

GTGT/LĐ (1.000đ/công) Nhóm dân tộc Tà Ôi

Lúa Đông Xuân 173 99,13 64,35

Lúa Hè Thu 176 88,64 52,27

Sắn 156 65,38 61,54

Nhóm dân tộc Cơ Tu

Lúa Đông Xuân 182 135,35 75,08

Lúa Hè Thu 185 126,83 66,12

Sắn 173 144,51 138,15

Ngô 290 29,98 28,68

Nhóm dân tộc Pa Cô

Lúa Đông Xuân 153 285,88 204,48

Lúa Hè Thu 160 255,00 169,75

Ngô 148 202,70 155,74

Nguồn: Số liệu điều tra, 2020 Qua Bảng số liệu 3.15 ta thấy:

Đối với nhóm dân tộc Tà Ôi: các kiểu sử dụng đất trồng sắn, lúa đông xuân, lúa hè thu đem lại giá trị ngày công xấp xỉ nhau, khoảng 52.000đ-65.000đ/ngày.

Đối với nhóm dân tộc Cơ Tu: kiểu sử dụng đất trồng ngô đem lại giá trị ngày công thấp nhất, chỉ 28.680đ/ngày, còn kiểu sử dụng đất trồng lúa đông xuân đem lại giá trị ngày công là 75.080đ/ngày, lúa hè thu là 66.120đ/ngày và đất trồng sắn cho giá trị ngày công lao động cao nhất, 138.150đ/ngày.

Đối với nhóm dân tộc Pa Cô: các kiểu sử dụng đất đều đem lại giá trị ngày công lao động cao, lúa đông xuân là 202.480đ/ngày, lúa hè thu là 169.750đ/ngày, và ngô là 155.740đ/ngày.

Nguồn: số liệu điều tra, 2020 Hình 3.11 Giá trị ngày công của các nhóm dân tộc

Mức thu nhập theo quy định chuẩn nghèo hiện nay, đối với vùng nông thôn dưới 700.000đ/người/tháng là thuộc hộ nghèo.

Như vậy, nhìn vào hình 3.11 ta thấy, giá trị ngày công của các nhóm dân tộc Cơ Tu, Tà Ôi rất thấp, chỉ dao động trong khoảng từ 50.000-65.000đ/ngày/người, mỗi hộ bình quân 2 lao động là sẽ có thu nhập bình quân là 115.000đ/ngày và một tháng sẽ khoảng 3.500.000đ, mỗi hộ bình quân có 04 nhân khẩu, vị chi mỗi hộ thu nhập bình quân đầu người sẽ là 875.000đ/người/tháng.

Tuy nhiên, mỗi vụ lúa sẽ kéo dài trong khoảng 3-4 tháng, với số công trung bình khoảng 160 công/vụ chia cho 4 tháng, mỗi tháng chỉ có khoảng 40 công lao động được sử dụng, với giá trị ngày công ở mức trung bình 60.000đ/ngày, như vậy mỗi tháng thu nhập của hộ chỉ trong khoảng 2.400.000đ/hộ/tháng, tính ra thu nhập bình quân đầu người chỉ khoảng 600.000đ/người/tháng.

Nếu tính bình quân 01 năm, số công lao động chỉ khoảng 26 công/tháng/hộ, thì mức thu nhập sẽ thấp hơn nữa, khoảng 400.000đ/người/tháng.

Trên đây là số liệu được tính trên diện tích 01 ha, nếu bình quân mỗi hộ có 01 ha đất sản xuất nông nghiệp thì mới đạt mức thu nhập là 400.000đ/người/tháng. Tuy nhiên trên thực tế, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của mỗi hộ bình quân chỉ khoảng 0,1- 0,3 ha, thì mức thu nhập thực tế bình quân đầu người của các nhóm dân tộc thiểu số chỉ bằng khoảng 1/10-1/3, tức là khoảng 40.000-120.000đ/người/tháng.

64.35 75.08

204.48

52.27 66.12

169.75

0

138.15

155.74

61.54

28.68

0 0

50 100 150 200 250

Tà Ôi Cơ Tu Pa Cô

Lúa Đông xuân Lúa hè thu Ngô Sắn

3.3.3. Hiệu quả về mặt môi trường

Bảng 3.16. Mức đầu tư phân bón cho các cây trồng ở 3 nhóm nghiên cứu

Cây trồng

Lượng phân bón kg/ha

Đạm Phân chuồng Kali N.P.K

Nhóm dân tộc Tà Ôi

Lúa Đông xuân 0 225 0 42,5

Lúa Hè thu 0 250 0 45

Ngô 0 0 0 0

Sắn 0 0 0 0

Nhóm dân tộc Cơ Tu

Lúa Đông xuân 0 189 17.4 45,9

Lúa Hè thu 0 200 15 48

Ngô 0 0 0 0

Sắn 0 0 0 0

Nhóm dân tộc Pa Cô

Lúa Đông xuân 0 331,5 11,4 41,75

Lúa Hè thu 0 350 17 43

Ngô 515 0 0 0

Nguồn: Số liệu điều tra, 2020 Số liệu ở Bảng 3.15 cho thấy, mức độ đầu tư và sử dụng phân bón của các nhóm dân tộc đều ở mức thấp, có những loại cây trồng hầu như người dân không sử dụng phân bón.

Như ở nhóm dân tộc Tà Ôi, đối với các loại phân vô cơ như Đạm, Kali…hầu hết người dân đều không sử dụng mặc dù hai loại này rất cần cho sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Ở nhóm dân tộc Cơ Tu cũng không hề sử dụng phân đạm bón cho lúa, Kali thì sử dụng ở mức vô cùng ít.

Bảng 3.17. So sánh mức đầu tư phân bón với tiêu chuẩn bón phân cân đối và hợp lý

TT Tên cây trồng

Theo điều tra Theo tiêu chuẩn

N (kg/ha)

Phân chuồng (kg/ha)

K (kg/ha)

NPK (kg/ha)

N (kg/ha)

Phân chuồng (kg/ha)

K (kg/ha)

NPK (kg/ha)

Nhóm dân tộc Tà Ôi

1 Lúa đông xuân 0 225 0 42,5 120-130 8000-10.000 30-60 400-500 2 Lúa hè thu 0 250 0 45 80-100 6000-8000 0-30 400-500 3 Ngô 0 0 0 0 150-180 8000-10.000 80-100 500-600

4 Sắn 0 0 0 0 - - - -

Nhóm dân tộc Cơ Tu

1 Lúa đông xuân 0 189 17,4 45,9 120-130 8000-10.000 30-60 400-500 2 Lúa hè thu 0 200 15 48 80-100 6000-8000 0-30 400-500 3 Ngô 0 0 0 0 150-180 8000-10.000 80-100 500-600

4 Sắn 0 0 0 0 - - - -

Nhóm dân tộc Pa Cô

1 Lúa đông xuân 0 331,5 11,4 41,75 120-130 8000-10.000 30-60 400-500 2 Lúa hè thu 0 350 17 43 80-100 6000-8000 0-30 400-500 3 Ngô 515 0 0 0 150-180 8000-10.000 80-100 500-600

4 Sắn 0 0 0 0 - - - -

Nguồn: Số liệu điều tra, 2020 Số liệu ở bảng 3.17 cho ta thấy được đồng bào dân tộc thiểu số rất ít (hầu như không đối với một số loại phân vô cơ như Lân, Kali, đạm) đầu tư phân bón cho cây trồng.

Phân hữu cơ có tác dụng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng một cách từ từ, đây là phương thức sản xuất bản địa truyền thống; cải thiện và duy trì độ phì của đất. Qua kết quả điều tra cho thấy, các nhóm dân tộc trên địa bàn đều sử dụng phân bón hữu cơ cho cây lúa, tuy nhiên, lượng phân chuồng tất cả thấp hơn tiêu chuẩn cho phép nguyên

do là hiện nay các hộ đều không chăn nuôi hoặc chăn nuôi nhỏ lẻ, không có phân để sử dụng, còn các cây trồng khác đều không sử dụng. Trong tương lai, cần phải duy trì lượng phân bón hữu cơ đối với cây trồng.

Việc sử dụng phân bón đối với các loại cây trồng thừa hoặc thiếu đều làm giảm năng suất cây trồng.

Sử dụng lượng phân bón vô cơ quá ít so với tiêu chuẩn cho phép là nguyên nhân làm đất thoái hoá, bạc màu, làm giảm năng suất cây trồng, giảm hiệu quả kinh tế.... Vì vậy để đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng đất và sản xuất bền vững cần phải có hướng dẫn cụ thể về tỷ lệ bón phân cân đối giữa các loại cây trồng.

- Tỷ lệ bón phân cân đối N:P:K ở Việt Nam hiện nay là 1:0,3:0,1. Mức bón ở các nước đang phát triển có tỷ lệ là 1:0,6:0,5 (Đường Hồng Dật, 1994). Như vậy, so với yêu cầu thông thường thì mức bón phân cho cây trồng ở A Lưới là chưa hợp lý.

- Việc cân đối giữa N:P:K cho mỗi loại cây trồng là khác nhau. Một số cây trồng được bón phân với lượng mất cân đối nghiêm trọng giữa N, P và K. Người nông dân bón rất ít lân và kali cho cây trồng vì thế đã gây ra ảnh hưởng không tốt đến việc hấp thu dinh dưỡng của cây, đến năng suất cây trồng và đến môi trường.

Các nguy cơ gây thoái hoá và ô nhiễm đất do không bón phân cân đối được xem xét trên các lĩnh vực sau: làm chua đất, làm ô nhiễm NO3- , ô nhiễm đất do phú dưỡng.

Tóm lại, xét về tổng lượng phân bón trên địa bàn nghiên cứu thì tỷ lệ N:P:K đạt yêu cầu ở mức trung bình nhưng xét cụ thể trên từng cây trồng thì tỷ lệ này mất cân đối nghiêm trọng. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng đất và sản xuất nông nghiệp bền vững cần phải có hướng dẫn cụ thể về tỷ lệ phân bón N:P:K cân đối cho từng cây trồng. Mặt khác, để có thể nhận định chính xác về ảnh hưởng của phân bón đến đất, nước, sinh vật,...cần được nghiên cứu, phân tích đầy đủ các chỉ tiêu về đất, nước và nông sản phẩm.

Tất cả các loại hình sử dụng đất của các nhóm dân tộc đều chưa có ảnh hưởng nhiều đến môi trường. Tuy nhiên việc sử dụng phân bón của nông dân chưa cân đối so với tiêu chuẩn cho phép. Bên cạnh đó, việc xử lý bao bì, chai lọ thuốc BVTV vẫn chưa được quan tâm. Hầu hết người dân vẫn vứt bao bì, chai lọ thuốc BVTV tại ruộng, kênh mương, sông suối gây ảnh hưởng đến môi trường. Đây là những yếu tố tác động đến môi trường mà chính quyền cũng như nông dân cần quan tâm giải quyết. Việc sản xuất phải đi đôi với bảo vệ môi trường đưa nông nghiệp phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 64 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)