CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 26 - 30)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.3.1. Những nghiên cứu về thực trạng và hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên thế giới

Sự tồn tại và hưng thịnh của loài người gắn liền với hoạt động nông nghiệp vì hoạt động kinh tế đầu tiên của con người là những hoạt động nhằm thoả mãn những nhu cầu căn bản nhất là ăn, uống trước khi nghĩ đến các hoạt động kinh tế khác. Con người có thể sống mà không có điện, xe máy, ô tô... nhưng không thể sống thiếu lương thực.

FAO (2010) đã công bố nghiên cứu về hiệu quả sử dụng phân bón và đất nông nghiệp bằng phương pháp điều tra và phân tích thống kê. Nghiên cứu đã khẳng định:

Trong 3 thập kỷ tới, mức tăng năng suất sẽ không nhỏ hơn về con số tuyệt đối so với 3 thập kỷ đã qua, mặc dù tốc độ tăng trưởng sẽ thấp hơn đáng kể. Sự tăng lên này phải được bắt đầu từ những cơ sở về tài nguyên mà đảm bảo cân bằng ở hiện tại kéo dài hơn nữa về tương lai so với quá khứ. Chính các nước đang phát triển sẽ làm tăng sản lượng lương thực của thế giới do đó làm tăng lên những rủi ro và những tác động bất lợi đối với thế giới. Vì thông thường, ở các nước đang phát triển chỉ quan tâm đến mục tiêu an ninh lương thực, việc làm và thu nhập từ xuất khẩu hơn là phải quan tâm đến bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học. Điều này có nghĩa rằng, việc tăng sản lượng lương thực làm gia tăng áp lực lên môi trường sinh thái nông nghiệp của vùng nhiệt đới, nơi mà dân cư sinh sống đông đúc và chứa nhiều đa dạng sinh học của thế giới.

Mặt khác, ở một số nước đang phát triển đang có sự khan hiếm về đất nông nghiệp nên việc tranh thủ tài nguyên đất và tăng sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm hơn từ mỗi hecta đất là điều cần thiết. Tuy nhiên, tăng đầu tư phân bón hóa học trong sản xuất nông nghiệp phải đảm bảo không đe dọa đến tính bền vững của toàn bộ hệ thống. Đất nông nghiệp

càng ngày càng xấu đi do khai thác sử dụng quá mức cộng thêm việc bón phân không hợp lý sẽ làm gia tăng sự ô nhiễm đối với môi trường đất và môi trường nước một cách nghiêm trọng.

Hiện nay, trên thế giới có tới hơn 800 triệu người không có đủ lương thực, hơn 1,4 tỷ người sống trong cảnh nghèo khổ và gần 17 triệu người chết hàng năm vì các loại bệnh tật do mức sống quá thấp. Vì vậy xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực là một trong những chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế.

Việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài là vấn đề quan trọng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới.

Các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu vào việc đánh giá hiệu quả đối với từng loại cây trồng, từng giống cây trồng trên mỗi loại đất, để từ đó sắp xếp, bố trí lại cơ cấu cây trồng phù hợp nhằm khai thác tốt hơn lợi thế so sánh của vùng. Hàng năm các Viện nghiên cứu nông nghiệp trên thế giới cũng đã đưa ra nhiều giống cây trồng mới, những kiểu sử dụng đất mới, giúp cho việc tạo thành một số hình thức sử dụng đất mới ngày càng có hiệu quả cao hơn.

Hiện nay trên thế giới có khoảng 3,3 tỷ ha đất nông nghiệp, trong đó đã khai thác được 1,5 tỷ ha, còn lại phần đa là đất xấu, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Qui mô đất nông nghiệp được phân bố như sau: châu Mỹ chiếm 35%, Châu Á chiếm 26%, châu Âu chiếm 13%, châu Phi chiếm 20%, châu Đại Dương chiếm 6%. Như vậy, châu Á và châu Phi có tiềm năng đất nông nghiệp lớn nhất. Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người trên toàn thế giới là 12.000 m2, trong đó: Mỹ 20.000 m2, Bungari 7.000 m2, Pháp 6.400 m2, Nhật 650 m2 (Vũ Thị Minh Huyền, 2012).

* Tình hình nghiên cứu ở một số nước

Trung Quốc: Kinh nghiệm của Trung Quốc, việc khai thác và sử dụng đất đai là yếu tố quyết định để phát triển kinh tế xã hội nông thôn toàn diện. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra các chính sách quản lý và sử dụng đất đai ổn định như chế độ sở hữu giao đất cho nông dân sử dụng, thiết lập hệ thống trách nhiệm và tính chủ động sáng tạo của nông dân trong sản xuất. Thực hiện chủ trương “nông bất ly hương” đã thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nông thôn một cách toàn diện và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.

Thái Lan: Tại Thái Lan nhiều vùng trong điều kiện thiếu nước, từ sử dụng đất thông qua công thức luân canh lúa Đông Xuân - lúa Hè Thu hiệu quả thấp vì chi phí tưới nước quá lớn và độc canh cây lúa làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng đất đã đưa cây đậu thay thế lúa Đông Xuân trong công thức luân canh. Kết quả là giá trị sản lượng tăng lên đáng kể, hiệu quả kinh tế được nâng cao, độ phì nhiêu của đất được tăng lên rõ rệt. Nhờ đó hiệu quả sử dụng đất được nâng cao.

Tại Philippin: tình hình nghiên cứu sử dụng đất dốc được thực hiện bằng kỹ thuật canh tác SALT (Kỹ thuật canh tác trên đất dốc). SALT là hệ thống canh tác trồng nhiều băng cây thay đổi giữa cây lâu năm và cây hàng năm theo đường đồng mức. Cây lâu năm chính là cây ca cao, cà phê, chuối, chanh và các loại cây ăn quả.

1.3.2. Những nghiên cứu về thực trạng và hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam.

Ở Việt Nam, công tác nghiên cứu đánh giá đất đai được bắt đầu từ những năm đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX. Theo thời gian, việc đánh giá đất đã được các nhà nghiên cứu điều tra, phân tích chi tiết hơn, cụ thể hơn và mang lại nhiều hiệu quả trong việc sử dụng đất:

- Nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất Việt Nam của Phạm Dương Ưng và Nguyễn Khang (1995); kết quả cho thấy Việt Nam có 340 đơn vị đất đai trong đó miền Bắc có 144 đơn vị đất đai và miền Nam có 196 đơn vị đất đai (Phạm Dương Ưng và Nguyễn Khang, 1995).

- Năm 2011, Nguyễn Hoài Nam đã đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh.Tại huyện Vũ Quang, có 5 loại hình sử dụng đất định hướng phát triển là: 2 lúa; chuyên màu; cây ăn quả.

- Nghiên cứu hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác trên đất phù sa sông Hồng huyện Mỹ Văn – tỉnh Hải Hưng của Vũ Thị Bình (1993); kết quả nghiên cứu cho thấy có nhiều mô hình luân canh 3 -4 vụ trong một năm cho hiệu quả kinh tế cao. Đã có những điển hình về chuyển đổi hệ thống cây trồng, trong việc bố trí lại và đưa vào những cây trồng có giá trị kinh tế như: Hoa, cây ăn quả, cây thực phẩm cao cấp (Vũ Thị Bình, 1993).

- Công trình “Đánh giá hiệu quả kinh tế của một số loại hình sử dụng đất chính ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng” do Lê Thái Bạt, Nguyễn Thị Dần, Luyện Hữu Cử, Phan Quốc Hưng thực hiện năm 2003. Kết quả đã xác định được huyện Trùng Khánh có 5 loại hình sử dụng đất chính, trong đó loại hình cây lâu năm cho hiệu quả kinh tế cao nhất (thu nhập thuần đạt được trên 10 triệu đồng/ha/năm).

“ Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế” luận văn thạc sỹ năm 2016, Đinh thị Ngọc Diệu – Đại học Nông Lâm Huế đã đưa ra được định hướng các kiểu sử dụng đất phù hợp với điều kiện đất đai, địa hình, khí hậu của địa phương như sau: kiểu sử dụng nên duy trì diện tích sản xuất là chuyên lúa 2 vụ và cây ăn quả (thanh trà, quýt), các kiểu sử dụng về rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày như lạc - hành, chuyên rau; lạc - sắn; lạc - đậu xanh; lạc - ngô;… nên mở rộng diện tích sản xuất. Đồng thời, nghiên cứu còn đưa ra các giải pháp về quy hoạch, bố trí sản xuất; đào tạo nguồn nhân lực, các giải pháp

về vốn và thị trường tiêu thụ cũng như một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và góp phần cải thiện cuộc sống người nông dân.

“ Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa” luận văn thạc sỹ năm 2016, Lê Văn Sang – Đại học Nông Lâm Huế, đã đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cụ thể: Bố trí hệ thống canh tác hợp lý trên đất sản xuất nông nghiệp, hình thành và ổn định thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; tăng cường đầu tư nguồn lực và khoa học công nghệ; hoàn thiện hệ thống chính sách tác động đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và tiêu thụ nông sản. Với những giải pháp này giúp nông nghiệp pháp triển theo hệ thống hình thành vùng chuyên canh phù hợp với đặc điểm của từng vùng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.

“Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp khu vực ven đô thành phố Hà Tĩnh” luận văn thạc sỹ năm 2018, Nguyễn Tiến Sơn – Đại học Nông Lâm Huế đã đưa ra được tại điểm nghiên cứu thuộc phường Thạch Quý có 04 loại hình sử dụng đất (LUT), 11 kiểu sử dụng đất; xã Thạch Môn có 04 loại hình sử dụng đất, 12 kiểu sử dụng đất; xã Thạch Hạ có 03 loại hình sử dụng đất, 10 kiểu sử dụng đất. Phân tích hiệu quả sử dụng đất của các LUT ở 03 xã, phường khu vực ven đô thành phố Hà Tĩnh cho thấy rằng các LUT Chuyên màu cho hiệu quả cao nhất, tiếp đến là LUT Lúa màu, sau đó là LUT Cây ăn quả và cuối cùng là LUT chuyên lúa. Các loại hình rau, lạc, dưa, hoa đào, hoa ly cho hiệu quả cao đều được sản xuất trên các vùng đất được đánh giá thích hợp..

Đồng thời, nghiên cứu còn đưa ra các giải pháp về quy hoạch, bố trí sản xuất; đào tạo nguồn nhân lực. Đề xuất các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và góp phần cải thiện cuộc sống người nông dân.

“Đánh giá hiệu quảvà đề xuất giải pháp sử dụng đất sản xuất nông nghiệpbền vững tại huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị”. Luận văn thạc sỹ năm 2018, Trần Thị Hải Tú – Đại học Nông Lâm Huế, đã đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cụ thể: Hình thành và ổn định thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; tăng cường đầu tư nguồn lực và khoa học công nghệ; nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và tiêu thụ nông sản.

Từ những yêu cầu sử dụng và quản lý tài nguyên đất, các nội dung nghiên cứu đất đai trên cơ sở đánh giá khả năng sử dụng thích hợp đất đai ở nước ta hiện nay là rất cần thiết. Các kết quả bước đầu của các công trình nghiên cứu đánh giá đất đai thời gian qua với sự hỗ trợ và giúp đỡ tích cực của các cơ quan Nhà nước và Quốc tế đã và đang góp phần đưa nền nông nghiệp Việt Nam phát triển theo hướng sinh thái và phát triển bền vững.

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)