Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 34 - 41)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA HUYỆN A LƯỚI

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

A Lưới là một huyện miền núi nằm về phía Tây của tỉnh Thừa Thiên Huế, có 84 km chiều dài đường biên giới quốc gia và tiếp giáp với biên giới nước bạn Lào. Được giới hạn trong tọa độ địa lý từ 16000’00” - 16016’30” vĩ độ Bắc và 107000’00’’ - 107030’00’’ kinh độ Đông.

- Phía Đông giáp thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà và huyện Nam Đông (Thừa Thiên Huế);

- Phía Tây giáp tỉnh Salavan và Sê Kông (nước CHDCND Lào);

- Phía Nam giáp huyện Tây Giang (tỉnh Quảng Nam);

- Phía Bắc giáp huyện Phong Điền (Thừa Thiên - Huế) và Đakrông (tỉnh Quảng Trị);

Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện A Lưới

Từ thành phố Huế, đi theo quốc lộ 49 khoảng 70 km về phía Tây sẽ tới Huyện A Lưới, cùng với trục đường Hồ Chí Minh chạy qua địa phận 14 xã, thị trấn trong huyện đã phá thế ngõ cụt, nối liền A Lưới thông suốt với hai miền Bắc-Nam đất nước; Cách không xa quốc lộ 9- trục đường xuyên Á, có thể thông thương thuận lợi với các nước trong khu vực qua cửa khẩu Lao Bảo-Quảng Trị; Đồng thời, Quốc lộ 49 nối đường Hồ Chí Minh với quốc lộ 1A, đây là trục giao thông Đông-Tây quan trọng kết nối A Lưới với quốc lộ 1A, thành phố Huế và các huyện đồng bằng. Có 85 km đường biên giới giáp với nước CHDCND Lào và là huyện duy nhất trong tỉnh có 2 khẩu quốc tế A Đớt-Tà Vàng (tỉnh Sê Kông) và cửa khẩu Hồng Vân-Kutai (tỉnh SaLavan) liên thông với CHDCND Lào, đây là các cửa ngõ phía Tây quan trọng, là lợi thế để huyện mở rộng hợp tác kinh tế, văn hóa với nước bạn Lào và các nước trong Khu vực.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

A Lưới thuộc kiểu địa hình uốn nếp nâng trung bình, có quá trình bào mòn, xâm thực và phân cắt mạnh. Độ cao trung bình của huyện A Lưới là 500 - 1.000 m, độ dốc trung bình 20-250, trong đó có một số đỉnh cao vượt trên 1400 m như: động Ngại (1.774 m), động A So (1.528 m), động A Nô (1.485 m).

Địa hình A Lưới gồm hai phần Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn.

- Phần phía Đông Trường Sơn, địa hình hiểm trở, độ dốc lớn, có các đỉnh cao là Động Ngai 1.774 m ở giáp giới huyện Phong Điền, đỉnh Cô Pung 1.615 m, Re Lao 1.487 m, Tam Voi 1.224 m v.v. Đây là vùng thượng nguồn của ba con sông lớn là sông Đa Krông, sông Bồ và sông Tả Trạch đổ về vùng đồng bằng của hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.

- Phần phía Tây Trường Sơn, độ cao trung bình 600 m so mặt nước biển, bao gồm các đỉnh núi thấp hơn và một vùng thung lũng với diện tích khoảng 78.300 ha, chiều dài 25 - 30 km, chiều rộng khoảng 2 - 4 km và chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Đây là khu vực tập trung dân cư sinh sống chủ yếu của các dân tộc ở A Lưới.

- Do kết quả vận động kiến tạo mà hình thành nên ở đây một thung lũng sụt lún A So - A Lưới, chiều dài 25 - 30 km, chiều rộng khoảng 2 - 4 km và chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Đây là khu vực tập trung dân cư sinh sống chủ yếu của các dân tộc ở A Lưới.

Qua các tài liệu nghiên cứu có 3 dạng phức hệ địa hình chủ yếu là phức hệ địa hình núi, phức hệ địa hình đồi và phức hệ địa hình thung lũng, với diện tích của các nhóm kiểu địa hình được trình bày như bảng:

Bảng 3.1 Diện tích của các nhóm kiểu địa hình ở huyện A Lưới

STT Nhóm kiểu địa hình Diện tích (ha) Tỷ lệ (% ) Tổng số 122.463,60 100,00 1 Núi trung bình cao 15.502,16 12,65 2 Núi trung bình thấp 57.284,53 46,78

3 Núi thấp 13.162,78 10,75

4 Đồi cao 15.940,36 13,02

5 Thung lũng 20.573,76 16,80

Nguồn: Báo cáo quy hoạch sử dụng đất huyện A Lưới, 218 Qua bảng chúng ta nhận thấy địa bàn A Lưới núi trung bình thấp (750 - 1.400 m) chiếm đến 46,78% diện tích huyện và hiện nay trên hầu hết diện tích này có thảm thực vật rừng tự nhiên bao phủ. Nét đặc trưng của vùng núi A Lưới là mức độ chia cắt sâu lớn (300 - 4.000 m) và mức độ cắt ngang tương đối rõ nét. Các bậc độ cao trên 1.000 m nối liền thành một dãy chạy gần về phía Đông tạo nên đường phân thủy của vùng. Bề mặt 800 - 900 m chiếm phần lớn diện tích phần Tây Bắc là dấu vết của bề mặt san bằng cổ. Thung lũng A So - A Lưới nằm ở độ cao 500 - 600 m, có địa hình tương đối bằng phẳng dạng bãi bồi hay bậc thềm, tuy diện tích không lớn nhưng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế của huyện.

3.1.1.3. Khí hậu

- Địa hình chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam kết hợp với độ cao trung bình từ 500 - 1.000m nên huyện A Lưới chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới điển hình của miền Nam và có mùa Đông tương đối lạnh của miền Bắc: khí hậu duyên hải Bắc Trung Bộ sườn Đông Trường Sơn. Các yếu tố khí tượng trung bình năm ở trạm khí tượng A Lưới, số liệu năm 2018:

- Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 220C- 25oC. Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 12 từ khoảng 7oC- 12oC và cao nhất là tháng 06 từ khoảng 34oC- 36oC. Ta có thể thấy biên độ nhiệt dao động tương đối lớn, chên lệch nhiều so với năm 2010 (nhiệt độ trung bình năm 2010 là 22,50C, tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 12 với 18,50C và cao nhất là tháng 06 với 26,10C).

- Lượng mưa: - Lượng mưa các tháng trong năm từ 2900- 5800 mm, huyện là một trong hai vùng có lượng mưa cao của tỉnh và vùng còn lại là huyện Nam Đông.

Trong năm có 218 ngày mưa, đặc trưng khí hậu nơi đây có tính chất chuyển tiếp giữa khí hậu Đông và Tây Trường Sơn nên mùa mưa thường đến sớm và kết thúc muộn (từ

tháng 06 đến tháng 01 năm sau). Tháng 05, 06, 07 buổi chiều hay có mưa dông tạo độ ẩm không khí khá thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.

- Độ ẩm: - Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm 86-88%. Những tháng có độ ẩm cao nhất là các tháng 01, 10, 11, 12 với chỉ số cao nhất 96% và tháng có độ ẩm nhỏ nhất là tháng 6 với chỉ số 86%. Vì vậy, tiểu vùng khí hậu A Lưới thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm trên núi, có mùa hè mát mùa đông hơi lạnh.

- Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình năm 889 mm chiếm 27,1% tổng lượng mưa cả năm.

- Gió: hướng gió thịnh hành trong năm là hướng Đông Bắc và Tây Nam. Gió Đông Bắc thường xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 02 năm sau thường kèm theo mưa và dông bão. Gió Tây Nam di chuyển từ Lào sang, hoạt động từ tháng 4-8 thường khô nóng. Tốc độ gió trung bình từ 1,6-3,6 m/s.

- Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, trong đó lượng mưa lớn tập trung vào 10 đến tháng 12, thường gây lũ lụt, ngập úng; mùa khô kéo dài từ tháng 5 đến tháng 8, mưa ít, chịu ảnh hưởng gió Tây khô nóng, lượng bốc hơi lớn gây ra khô hạn kéo dài.

- A Lưới chịu ảnh hưởng sâu sắc của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang lại nhiều thuận lợi về thời tiết khí hậu như chế độ ánh sáng, ẩm độ... rất thích hợp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên, hiện tượng thời tiết đặc biệt là bão, dông, lốc, mưa đá, lũ quét, gió Tây Nam khô nóng thường xảy ra gây trở ngại cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Vì vậy, chính quyền địa phương cần có giải pháp phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai khi xây dựng định hướng phát triển, góp phần ổn định cuộc sống cho người dân.

3.1.1.4. Thuỷ văn

Lượng mưa hàng năm lớn nên mạng lưới sông suối ở A Lưới khá dày đặc. Trong khu vực có năm con sông chính là sông Hữu Trạch, sông Bồ và sông A Sáp, A Lin, Đa Krông, ... Sông Hữu Trạch, sông Bồ chảy về sông Hương rồi đổ ra biển Đông, còn sông A Sáp lại chảy sang Lào. Lưu vực sông A Sáp là nơi tập trung sinh sống của phần lớn dân cư huyện A Lưới. Con sông này bắt nguồn từ biên giới Việt Lào chảy dọc theo thung lũng A So - A Lưới đến xã Hồng Thượng dòng sông chuyển sang hướng Tây rồi chảy qua xã Hồng Thái, Nhâm sau đó hội lưu với sông A Lin chảy từ phía Bắc xuống ngay tại biên giới Việt Lào. Mặc dù lưu vực không lớn, nhưng sông A Sáp chảy qua nhiều xã, kết hợp với hàng chục con sông suối lớn nhỏ đã phục vụ đắc lực cho việc tưới tiêu cũng như sinh hoạt cho nhân dân trong huyện. Qua các kết quả nghiên cứu cho thấy lưu lượng nước của các con sông trong vùng lớn, modul dòng chảy đạt tới 68 l/s/km2 và hệ số dòng chảy chuẩn đạt 6,70.

Thảm thực vật rừng che phủ tốt kết hợp với tầng đất dày, dễ thấm nước nên mùa lũ chỉ kéo dài 3 tháng gần cuối mùa mưa (tháng 10 - 12), tức lũ xảy ra chậm gần 4 tháng và kết thúc trước 1 tháng so với mùa mưa. Một thuận lợi nửa, về mùa khô nhờ có nước ngầm cung cấp (khoảng 35 - 40%) cho các sông suối ở đây, nhờ vậy sông suối ít khô cạn.

Qua nghiên cứu đặc điểm thủy văn của huyện A Lưới có thể rút ra một số nhận xét sau:

- Lượng dòng chảy lớn nhưng lại phân bố không đồng đều giữa các tháng và mùa trong năm cũng như giữa năm này với năm khác.

- Trong năm lượng dòng chảy chỉ tập trung chủ yếu vào mùa mưa lũ (chiếm 60 - 70% lượng dòng chảy cả năm), còn vào mùa khô lượng dòng chảy ở đây rất hạn chế.

- Lượng dòng chảy tháng lớn nhất là tháng 10, chiếm 25 - 30% lượng dòng chảy cả năm và tháng có lượng dòng chảy nhỏ nhất là tháng 02 và 03.

- Vào mùa cạn lượng dòng chảy thấp. Chỉ có tháng 5 và tháng 6 ở đây thường có mưa tiểu mãn nên làm cho dòng chảy ở hai tháng này lớn hơn hẳn so với các tháng khác trong mùa cạn.

3.1.1.5. Tài nguyên đất

Với tổng diện tớch tự nhiờn là 122.521,21 ha, chiếm ẳ diện tớch của tỉnh Thừa Thiên Huế trong đó có 1.102,46 ha đất sông suối và mặt nước chuyên dùng, núi đá không có rừng cây là 167,92 ha. Diện tích đất đang sử dụng cho các mục đích là 121.115,26 ha, chiếm 98,85% so với tổng diện tích tự nhiên, còn lại 1.405,94 ha đất chưa sử dụng, chiếm 1,15 %. (Thống kê đất đai, 2018).

Bảng 3.2 Tổng hợp diện tích các loại đất theo nguồn gốc phát sinh

STT Tên các loại đất Ký hiệu Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Tổng số 122.521,21 100

1 Đất phù sa được bồi hàng năm Pb 539,90 0,44

2 Đất phù sa ít được bồi hàng năm Pi 1,335.30 1,09

3 Đất phù sa không được bồi Pk 4.159,10 3,39

4 Đất nâu vàng trên sản phẩm dốc tụ F 110,20 0,09 5 Đất vàng nhạt trên đá cát Fq 33.733,11 27,53

6 Đất đỏ vàng trên đá sét Fs 75.666,10 61,76

7 Đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp 5.458,10 4,45

8 Đất vàng đỏ trên đá Granit Fa 756,10 0,62

9 Sông, suối, ao hồ 763,30 0,62

Nguồn: Báo cáo quy hoạch sử dụng đất huyện A Lưới, 2018

Với sự chi phối của nham thạch và địa hình nên ở A Lưới phát triển thành các loại đất khác nhau do các quá trình hình thành đất rất khác nhau:

* Nhóm đất phù sa (Pb, Pi, Pk): được hình thành do sự bồi tụ của các con sông, phân bố chủ yếu ở địa hình có độ dốc cấp I và cấp II, thành phần cơ giới chủ yếu là thịt nhẹ, thịt trung bình. Do sự phân bố địa hình nên các sông trên địa bàn huyện thường ngắn, dốc tốc độ dòng chảy lớn vì vậy các sản phẩm bồi tụ thô, ít, diện tích không tập trung, chất lượng đất kém so với đất ở hạ lưu. Tuy nhiên đây vẫn là phần diện tích có giá trị nhất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp ở huyện A Lưới. Hiện nay, diện tích này đang được sử dụng vào mục đích nông nghiệp với các loại cây trồng chính là cây lúa và các loại cây hoa màu khác.

* Đất nâu vàng trên sản phẩm dốc tụ (F): diện tích nhỏ phân bố ở địa hình thấp trũng trong các thung lũng ở xã Hồng Vân, xã Hồng Trung. Là sản phẩm tích tụ của quá trình rửa trôi xói mòn. Thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, hàm lượng dinh dưỡng khá, độ dày tầng đất từ 70 - 100 cm. Diện tích này rất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt trồng lúa cho năng suất cao.

* Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): phân bố ở hầu hết các xã trong huyện, được phát triển trên nhiều loại đá mẹ khác nhau: granit, macma axit, trầm tích và biến chất...

Đá phong hóa yếu, có nhiều mảnh vụn nguyên sinh, trên cùng là lớp thảm mục hoặc bùn thô than bùn trên núi. Tỷ lệ mùn cao nhưng phân giải chậm, lân, kali nghèo. Nhìn chung đây là nhóm đất tốt, có khả năng trồng được cây công nghiệp ngắn và dài ngày như lạc, mía, cà phê, cao su, ...

* Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs): được phát triển trên sản phẩm phong hoá của đá macma bazơ và trung tính, đá vôi. Phân bố ở địa hình tương đối cao đến bằng thoải lượn sóng. Đất có thành phần cơ giới từ thịt nặng đến trung bình thấp, tầng đất trung bình đến dày, thoát nước tốt. Nhóm đất này rất thích hợp cho trồng cây ăn quả, nông lâm kết hợp cao su, cà phê, hồ tiêu, mía, thông keo, màu...

* Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): có tầng dày canh tác lớn hơn 50 cm, thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng. Loại đất này có màu nâu vàng, cấp hạt không đồng nhất, lớp trên cùng thường nhiều cát hơn lớp dưới. Địa hình có dạng lượn sóng và bát úp, tầng đất khô, hàm lượng các chất từ trung bình đến khá, mực nước ngầm nông. Trên nhóm đất này có thể trồng được nhiều loại cây trồng khác nhau từ cây ăn quả, cây lương thực và một số cây công nghiệp.

* Đất vàng đỏ trên đá Granit (Fa): phân bố chủ yếu ở xã Hương Nguyên. Do địa hình dốc nên quá trình phong hoá yếu, đá mẹ chủ yếu là Granit. Đất này có tầng dày mỏng (< 30 cm) thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước tốt, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất từ trung bình đến khá thích hợp với việc trồng các loại cây như chè, dứa, cà

phê... Tuy nhiên trên loại đất này cần phải áp dụng triệt để các biện pháp bảo vệ đất mới có thể sản xuất lâu dài.

* Đất sông, suối, ao hồ: phân bố chủ yếu ở xã Hương Nguyên, thị trấn, Hồng Hạ.

Đây là nguồn nước chính phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.

3.1.1.6. Tài nguyên nước

Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của loài người. Nước được cung cấp từ 2 nguồn chính:

* Nguồn nước mặt: nguồn nước mặt chủ yếu nhờ vào nguồn nước mưa và nước của hệ thống sông A Sáp, A Lin, Suối Trà Vệ, Cha Linh và hệ thống khe suối.

* Nguồn nước ngầm: là nguồn tài nguyên quan trọng để bổ sung cho nguồn nước mặt. A Lưới là nơi có nguồn nước khá phong phú, mực nước ngầm trong khu vực khá cao, việc đào giếng giải quyết nước sạch cho sinh hoạt đồng bào trong vùng xem ra khá hiệu quả. Tuy nhiên qua khảo sát sơ bộ tại một số khu vực thì ở mực nước ngầm có chất hữu cơ, vi sinh vật, sắt khá lớn. Nên khi sử dụng trực tiếp nguồn nước này để phục vụ cho ăn uống sinh hoạt cần phải được xử lý sơ bộ và phải đun sôi để sử dụng làm nước ăn uống.

3.1.1.7. Tài nguyên rừng

Hiện nay ở A Lưới có diện tích rừng vào khoảng 109.673,75 ha chiếm 89,51%

diện tích huyện, cùng với diện tích đất trồng cây lâu năm đã góp phần vào việc tăng tỷ lệ che phủ ở khu vực này.

Tuy nhiên do địa hình và khí hậu như đã nêu ở trên, nên trong vùng phát triển 2 kiểu rừng chính: ở độ cao dưới 700 m là rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, từ độ cao 700 m trở lên là kiểu rừng kín thường xanh á nhiệt đới. Qua điều tra khảo sát nơi đây hội tụ nhiều loài thực vật, ở các độ cao khác nhau cho thấy các loài thường gặp trong vùng là: dẻ, đỗ quyên, chau me, dâu da, dương xỉ thân gỗ và các cây ưa bóng họ riềng, họ gừng...nằm ở độ cao trên 1000 m. Còn các cây gỗ như: sến, táu, re, trường, gụ, gội, kiền kiền, dỗi, huỳnh... thì nằm ở độ cao thấp hơn. Ở những nơi gần dân cư thường gặp các loài như: gáo, nứa, giang cùng với các loài thực vật thứ sinh khác hình thành sau nương rẫy và khai thác lâu năm. Đây là loại hình diễn thế thứ ba thiên về hướng thoái hóa, nếu được bảo vệ tốt thì có thể phục hồi lại trạng thái rừng gỗ ban đầu trong khoảng thời gian tương đối ngắn.

Do yếu tố địa hình phức tạp và thảm thực vật tự nhiên ở đây còn khá tốt nên trong vùng có nhiều động vật hoang dã sinh sống như: nai, sóc, lợn rừng, thỏ, tê tê... Ngoài ra, A Lưới là một trong những huyện có điều kiện phát triển đàn gia súc như trâu, bò, dê

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)