Hiệu quả về mặt kinh tế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 55 - 64)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VỀ CÁC MẶT KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ

3.3.1. Hiệu quả về mặt kinh tế

Tổng hợp từ 83 phiếu điều tra nông hộ và 12 phiếu phỏng vấn người am hiểu về hiệu quả kinh tế của đất SXNN trên địa bàn nghiên cứu thu được kết quả như sau:

Nhóm dân tộc Tà Ôi

Được nghiên cứu tại xã Nhâm, đại diện cho nhóm dân tộc Tà Ôi ở vùng phía Tây của xã Huyện A Lưới. Hiệu quả kinh tế của vùng được thể hiện tại bảng dưới đây:

Bảng 3.10. Hiệu quả kinh tế của các LUT ở nhóm dân tộc Tà Ôi

TT Cây trồng

Tính trên 1ha GTSX

(1000đ) CPTG

(1000đ) GTGT

(1000đ) (công)

Lợi

nhuận Thu nhập

GTSX/LĐ

(1000đ) GTGT/LĐ (1000đ) 1 Lúa đông xuân 17.100 6.000 11.100 173 2,85 1,85 99,13 64,35

2 Lúa hè thu 15.600 6.400 9.200 176 2,44 1,44 88,64 52,27

3 Sắn 10.200 600 9.600 156 17,00 16,00 65,38 61,54

Nguồn: Số liệu điều tra, 2020

Hình 3.7. Hiệu quả kinh tế của các LUT ở nhóm dân tộc Tà Ôi

17,100

6,000

11,100 15,600

6,400

9,200 10,200

600

9,600

- 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 16,000 18,000

GTSX (1000) CPTG (1000) GTGT (1000)

Lúa đông xuân Lúa hè thu Sắn

Số liệu ở Bảng 3.10 và hình 3.7 cho thấy:

- Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị sản xuất và dịch vụ được tạo ra trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Ở nhóm dân tộc Tà Ôi, GTSX của lúa đông xuân là 17.100.000đ/ha, hè thu là 15.600.000đ/ha, GTSX của sắn là 10.200.000đ/ha.

- Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ các khoản chi phí thường xuyên về vật chất (không kể khấu hao) và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm trong một thời kỳ nhất định. Trong nông nghiệp, chi phí trung gian gồm chi phí giống, phân bón, thuốc trừ sâu, dịch vụ làm đất, thủy lợi, bảo vệ thực vật. Qua số liệu thống kê ở bảng cho thấy CPTG của việc trồng lúa đông xuân 6.000.000đ/ha, hè thu là 6.400.000đ/ha, CPTG để trồng sắn là 600.000đ/ha.

- Giá trị gia tăng (VA): là hiệu số giữa giá trị sản xuất (GO) và chi phí trung gian (IC), là giá trị sản phẩm xã hội được tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó: VA = GO – IC, và GTGT của việc trồng lúa đông xuân là 11.100.000đ/ha, lúa hè thu là 9.200.000đ/ha, và GTGT của việc trồng sắn là 9.600.000đ/ha.

- Hiệu quả kinh tế trên một đơn vị chi phí: Là phần thu nhập thuần và lợi nhuận của người sản suất mang lại trong năm hoặc một thời kỳ trên một đơn vị chi phí bỏ ra của người sử dụng đất, theo công thức: Thu nhập = GO/Tổng chi phí; Lợi nhuận = VA/Tổng chi phí.

Nhóm dân tộc Cơ Tu

Được nghiên cứu tại xã Hương Lâm, đại diện cho nhóm dân tộc Cơ Tu vùng phía Nam của xã Huyện A Lưới. Hiệu quả kinh tế của vùng được thể hiện tại bảng dưới đây:

Bảng 3.11. Hiệu quả kinh tế của các LUT ở nhóm dân tộc Cơ Tu

TT Cây trồng

Tính trên 1ha GTSX

(1000đ) CPTG

(1000đ) GTGT

(1000đ)

(công) Lợi nhuận Thu nhập GTSX/LĐ (1000đ) GTGT/LĐ (1000đ) 1 Lúa đông xuân 24.633 10.968 13.665 182 2,25 1,25 135.35 75,08

2 Lúa hè thu 23.463 11.231 12.232 185 2,09 1,09 126,83 66,12

3 Ngô 25.000 1.100 23.900 173 22,73 21,73 144,51 138,15

3 Sắn 8.693 377 8.316 290 23,06 22,06 29,98 28,68

Nguồn: Số liệu điều tra, 2020

Hình 3.8. Hiệu quả kinh tế của các LUT ở nhóm dân tộc Cơ Tu

24,633

10,968

13,665 23,463

11,231 12,232

25,000

1,100

23,900

8,693

377

8,316

- 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000

GTSX (1000) CPTG (1000) GTGT (1000)

Lúa đông xuân Lúa hè thu Ngô Sắn

Thông qua Số liệu ở Bảng 3.11 và hình 3.8 cho thấy:

- Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị sản xuất và dịch vụ được tạo ra trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Ở nhóm dân tộc Cơ Tu, GTSX của lúa đông xuân là 24.633.000đ/ha, hè thu là 23.463.000đ/ha, GTSX của ngô là 25.000.000đ/ha, GTSX của sắn là 8.693.000đ/ha.

- Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ các khoản chi phí thường xuyên về vật chất (không kể khấu hao) và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm trong một thời kỳ nhất định. Trong nông nghiệp, chi phí trung gian gồm chi phí giống, phân bón, thuốc trừ sâu, dịch vụ làm đất, thủy lợi, bảo vệ thực vật. Qua số liệu thống kê ở bảng cho thấy CPTG của lúa đông xuân là 10.968.000đ/ha, hè thu là 11.231.000đ/ha, GTSX của ngô là 1.100.000đ/ha, GTSX của sắn là 377.000đ/ha.

- Giá trị gia tăng (VA): là hiệu số giữa giá trị sản xuất (GO) và chi phí trung gian (IC), là giá trị sản phẩm xã hội được tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó: VA = GO – IC, và GTGT của lúa đông xuân là 13.665.000đ/ha, hè thu là 12.232.000đ/ha, GTGT của ngô là 23.900.000đ/ha, GTGT của sắn là 8.316.000đ/ha.

- Hiệu quả kinh tế trên một đơn vị chi phí: Là phần thu nhập thuần và lợi nhuận của người sản suất mang lại trong năm hoặc một thời kỳ trên một đơn vị chi phí bỏ ra của người sử dụng đất, theo công thức: Thu nhập = GO/Tổng chi phí; Lợi nhuận = VA/Tổng chi phí.

Nhóm dân tộc Pa Cô

Được nghiên cứu tại xã Hồng Thuỷ và xã Bắc Sơn, đại diện cho nhóm dân tộc Pa Cô ở vùng phía Bắc của xã Huyện A Lưới. Hiệu quả kinh tế của vùng được thể hiện tại bảng dưới đây:

Bảng 3.12. Hiệu quả kinh tế của các LUT ở nhóm dân tộc Pa Cô

TT Cây trồng

Tính trên 1ha GTSX

(1000đ) CPTG

(1000đ) GTGT

(1000đ)

(công) Lợi nhuận Thu nhập GTSX/LĐ (1000đ) GTGT/LĐ (1000đ) 1 Lúa đông xuân 43.740 12.454 31.286 153 2,51 6,02 285,88 204,48 2 Lúa hè thu 40.800 13.640 27.160 160 1,99 4,98 255,00 169,75

3 Ngô 30.000 6.950 23.050 148 3,32 7,63 202,70 155,74

Nguồn: Số liệu điều tra, 2020

Hình 3.9. Hiệu quả kinh tế của các LUT ở nhóm dân tộc Pa Cô

43,740

12,454

31,286 40,800

13,640

27,160 30,000

6,950

23,050

- 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 40,000 45,000 50,000

GTSX (1000) CPTG (1000) GTGT (1000) Lúa đông xuân Lúa hè thu Ngô

Số liệu ở Bảng 3.12 và hình 3.9 cho ta thấy:

- Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị sản xuất và dịch vụ được tạo ra trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Ở nhóm dân tộc Pa Cô, GTSX của lúa đông xuân là 43.740.000đ/ha, hè thu là 40.800.000đ/ha, GTSX của ngô là 30.000.000đ/ha.

- Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ các khoản chi phí thường xuyên về vật chất (không kể khấu hao) và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm trong một thời kỳ nhất định. Trong nông nghiệp, chi phí trung gian gồm chi phí giống, phân bón, thuốc trừ sâu, dịch vụ làm đất, thủy lợi, bảo vệ thực vật. Qua số liệu thống kê ở bảng cho thấy CPTG của việc trồng lúa đông xuân là 12.454.000đ/ha, hè thu là 13.640.000đ/ha, CPTG để trồng ngô là 6.950.000đ/ha.

- Giá trị gia tăng (VA): là hiệu số giữa giá trị sản xuất (GO) và chi phí trung gian (IC), là giá trị sản phẩm xã hội được tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó: VA = GO – IC, và GTGT của việc trồng lúa đông xuân là 31.286.000đ/ha, lúa hè thu là 27.160.000đ/ha, và GTGT của việc trồng ngô là 23.050.000đ/ha.

- Hiệu quả kinh tế trên một đơn vị chi phí: Là phần thu nhập thuần và lợi nhuận của người sản suất mang lại trong năm hoặc một thời kỳ trên một đơn vị chi phí bỏ ra của người sử dụng đất, theo công thức: Thu nhập = GO/Tổng chi phí; Lợi nhuận = VA/Tổng chi phí.

Bảng 3.13. Tổng hợp hiệu quả kinh tế các nhóm dân tộc

(Đơn vị tính: nghìn đồng)

Hạng mục Tính trên 1ha

GTSX CPTG GTGT (công) Lợi nhuận Thu nhập GTSX/LĐ GTGT/LĐ Lúa đông xuân

BQ chung 28.490 9.807,33 18.683 169 2,87 1,87 173,45 114,64

Tà Ôi 17.100 6.000 11.100 173 2,85 1,85 99,13 64,35

Cơ Tu 24.633 10.968 13.665 182 2,25 1,25 135,35 75,08

Pa Cô 43.740 12.454 31.286 153 3,51 2,51 285,88 204,48

Lúa hè thu

BQ chung 26.621 10.424 16.197 173 2,51 1,51 156,82 96,047

Tà Ôi 15.600 6.400 9.200 176 2,44 1,44 88,64 52,27

Cơ Tu 23.463 11.231 12.232 185 2,09 1,09 126,83 66,12

Pa Cô 40.800 13.640 27.160 160 2,99 1,99 255,00 169,75

Ngô

BQ chung 27.500 4.025 23.475 160 13,53 12,53 173,61 146,95

Tà Ôi 0 0 0 0 0 0 0 0

Cơ Tu 25.000 1.100 23.900 173 22,73 21,73 144,51 138,15

Pa Cô 30.000 6.950 23.050 148 4,32 3,32 202,70 155,74

Sắn

BQ chung 9.446,5 488,5 8.958 223 20,03 19,03 47,68 45,11

Tà Ôi 10.200 600 9.600 156 17,00 16,00 65,38 61,54

Cơ Tu 8.693 377 8.316 290 23,06 22,06 29,98 28,68

Pa Cô 0 0 0 0 0 0 0 0

Nguồn: Số liệu điều tra, 2020

Qua số liệu thống kê ở Bảng 3.13 cho thấy:

- Đối với kiểu sử dụng đất trồng lúa đông xuân:

Giá trị sản xuất tính trên đơn vị 1 ha của nhóm dân tộc Pa Cô cao gần gấp đôi so với nhóm dân tộc Cơ Tu và gấp gần 2,4 lần so với nhóm dân tộc Tà Ôi. Mặt khác, chi phí trung gian nhóm dân tộc Pa Cô bỏ ra cũng gấp 2 lần so với nhóm dân tộc Tà Ôi và gấp 1,14 lần so với nhóm dân tộc Cơ Tu. Tuy nhiên, số công lao động nhóm dân tộc Pa Cô (153 công) bỏ ra lại ít hơn so với nhóm dân tộc Cơ Tu (182 công) và nhóm dân tộc Tà Ôi (173 công).

Chính vì vậy, giá trị sản xuất tính trên ngày công lao động của nhóm dân tộc Pa Cô thu được cao hơn nhiều so với hai nhóm dân tộc còn lại, cụ thể cao gấp 2,9 lần so với nhóm dân tộc Tà Ôi và gấp 2,1 lần so với nhóm dân tộc Cơ Tu. Tương tự, giá trị gia tăng tính trên ngày công lao động của Nhóm dân tộc Pa Cô (204.480đ/ngày) cũng cao hơn so với nhóm dân tộc Cơ Tu (75.080đ/ngày) và nhóm dân tộc Tà Ôi (64.350đ/ngày), ta thấy, giá trị gia tăng tính trên ngày công lao động của nhóm dân tộc Pa Cô cao gấp 3,19 lần nhóm dân tộc Tà Ôi và gấp 2,7 lần so với nhóm dân tộc Cơ Tu.

- Đối với kiểu sử dụng đất trồng lúa hè thu:

Giá trị sản xuất tính trên đơn vị 1 ha của nhóm dân tộc Pa Cô cao gấp 1,7 lần so với nhóm dân tộc Cơ Tu và gấp gần 2,6 lần so với nhóm dân tộc Tà Ôi. Mặt khác, chi phí trung gian nhóm dân tộc Pa Cô bỏ ra cũng gấp 2 lần so với nhóm dân tộc Tà Ôi và gấp 1,14 lần so với nhóm dân tộc Cơ Tu. Tuy nhiên, số công lao động nhóm dân tộc Pa Cô (160 công) bỏ ra lại ít hơn so với nhóm dân tộc Cơ Tu (185 công) và nhóm dân tộc Tà Ôi (176 công).

Chính vì vậy, giá trị sản xuất tính trên ngày công lao động của nhóm dân tộc Pa Cô thu được cao hơn nhiều so với hai nhóm dân tộc còn lại, cụ thể cao gấp 2,88 lần so với nhóm dân tộc Tà Ôi và gấp 2,1 lần so với nhóm dân tộc Cơ Tu. Tương tự, giá trị gia tăng tính trên ngày công lao động của Nhóm dân tộc Pa Cô (169.750đ/ngày) cũng cao hơn so với nhóm dân tộc Cơ Tu (75.080đ/ngày) và nhóm dân tộc Tà Ôi (66.120đ/ngày), ta thấy, giá trị gia tăng tính trên ngày công lao động của nhóm dân tộc Pa Cô cao gấp 2,57 lần nhóm dân tộc Tà Ôi và gấp 2,26 lần so với nhóm dân tộc Cơ Tu.

- Đối với kiểu sử dụng đất trồng ngô:

Tại vùng nghiên cứu chỉ có nhóm dân tộc Pa Cô và Cơ Tu là có kiểu sử dụng đất này.

Giá trị sản xuất tính trên đơn vị 1 ha của nhóm dân tộc Cơ Tu (25.000.000đ/ha) gần bằng nhóm dân tộc Pa Cô là 30.000.000đ/ha. Mặc dù giá trị sản xuất của nhóm Pa Cô và Cơ Tu gần tương đương nhau, công lao động hai nhóm đầu tư cũng xấp xỉ nhau (nhóm Pa Cô 148 công, nhóm Cơ Tu 173 công) nhưng mức đầu tư chi phí trung gian

của nhóm dân tộc Cơ Tu (1.100.000đ/ha) lại thấp hơn nhiều so với nhóm dân tộc Pa Cô (6.950.000đ/ha), như vậy cho thấy HQKT nhóm dân tộc Cơ Tu đạt được sẽ cao hơn nhiều so với nhóm dân tộc Pa Cô.

Qua bảng 3.12 ta cũng thấy được, giá trị sản xuất tính trên ngày công lao động của nhóm dân tộc Pa Cô là 202.700đ và nhóm dân tộc Cơ Tu là 144.510đ. Tương tự, giá trị gia tăng tính trên ngày công lao động của Nhóm dân tộc Pa Cô là 155.740đ, nhóm dân tộc Cơ Tu là 138.150đ.

- Đối với kiểu sử dụng đất trồng Sắn:

Tại vùng nghiên cứu chỉ có nhóm dân tộc Cơ Tu và Tà Ôi là có kiểu sử dụng đất này.

Giá trị sản xuất tính trên đơn vị 1 ha của nhóm dân tộc Cơ Tu (8.693.000đ/ha) gần bằng nhóm dân tộc Tà Ôi là 10.200.000đ/ha. Qua bảng ta thấy, Mặc dù công lao động hai nhóm bỏ ra nhiều và nhóm dân tộc Cơ Tu đầu tư cao gần gấp đôi nhóm dân tộc Tà Ôi (nhóm Cơ Tu 290 công, nhóm Tà Ôi chỉ 156 công) tuy nhiên mức đầu tư chi phí trung gian của hai nhóm lại rất thấp, nhóm dân tộc Cơ Tu là 377.000đ/ha lại thấp gần bằng ẵ so với nhúm dõn tộc Tà ễi (600.000đ/ha), như vậy cho thấy HQKT hai nhóm đạt được sẽ cao hơn nhiều so với các kiểu sử dụng đất trồng lúa đông xuân cũng như lúa hè thu.

Qua bảng 3.12 ta cũng thấy được, tuy hiệu quả kinh tế đem lại cao, tuy nhiên giá trị sản xuất tính trên ngày công lao động của nhóm dân tộc Cơ Tu chỉ đạt 29.980đ và nhóm dân tộc Tà Ôi là 65.380đ. Tương tự, giá trị gia tăng tính trên ngày công lao động của Nhóm dân tộc Cơ Tu là 28.680đ, nhóm dân tộc Tà Ôi là 61.540đ.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 55 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)