CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Tình hình cơ bản của xã Trà Thủy, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi
3.1.2. Điều kiện dân sinh, kinh tế, xã hội
3.1.2.1. Dân số, lao động
Toàn xã có 06 thôn với tổng dân số: 840 hộ, 3.272 nhân khẩu. Trong đó, số hộ sản xuất nông nghiệp: 703 hộ (chiếm 83,69%) phi nông nghiệp 137 hộ (chiếm:
16,31%):
Thành phần dân tộc gồm: Kinh, Cor, Hre, Tày... nhưng chiếm đa số là dân tộc Cor chiếm đa số 85,26%, dân tộc kinh 14,15%.
Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo ở mức khá cao (hộ nghèo: 59,19%, cận nghèo:
18,74%). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và cơ học bình quân trong những năm gần đây là 1,4 - 1,5%.
Cơ cấu lao động theo các ngành: Dịch vụ 8 %; nông, lâm nghiệp 92 %. Lao động ở đây có trình độ chuyên môn thấp, chủ yếu sản xuất theo kinh nghiệm là chính chứ không theo phương pháp khoa học nên năng suất còn rất thấp.
3.1.2.2. Kinh tế 1. Trồng trọt:
* Tổng sản lượng quy ra thóc 385,1 tấn. (Thóc 294 tấn, Ngô 90,7 tấn). Bình quân lương thực đầu người: 122,48 kg/người/năm.
- Cây lúa: Tổng diện tích gieo sạ cuối năm 2017 là 85 ha.
- Cây ngô: Diện tích là 35,7 ha, năng suất bình quân 29,5 tạ/ha; sản lượng đạt 105,3 tấn.
Cây mì: Diện tích là 175 ha, nắng suất 159,2 tạ/ ha, sản lượng đạt 2.786 tấn.
Rau các loại: Diện tích là 14,8 ha. Đậu các loại: Diện tích là 13,5 ha.
Bằng nguồn vốn chương trình 30a, năm 2016 triển khai tổ chức cho nhân dân khai hoang phục hóa ruộng với nguồn kinh phí khoảng 20 triệu đồng. Tổ chức tập huấn trồng trọt cây lúa nước cho nhân dân trên địa bàn xã đã giúp người dân áp dụng
các giống mới vào sản xuất, phòng trừ sâu bệnh hại có hiệu quả đã góp phần tăng năng suất và chất lượng cây trồng.
2. Về Chăn nuôi-Thú y:
- Đàn trâu: Hiện có 25 con.
- Đàn bò: Hiện có 1.160 con.
- Đàn lợn: Hiện có là 1.625 con.
- Đàn gia cầm: Hiện có khoảng 4.865 con.
- Nuôi cá nước ngọt: Diện tích 3 ha.
* Tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm: Được chỉ đạo tăng cường đẩy mạnh, hạn chế tối đa khả năng bùng phát dịch bệnh trên địa bàn. Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm xã triển khai các biện phát phòng ngừa như phun thuốc khử trùng, lập các chốt chặn ở các tuyến đường liên xã không cho vận chuyển gia súc, gia cầm từ địa phương khác vào…; Tổ chức các đợt kiểm tra, xử lý việc mua bán, vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm bị bệnh trên địa bàn xã.. Nhờ đó mà không có dịch xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm xảy ra trên địa bàn.
3. Lâm nghiệp
Tổng diện tích đất có rừng toàn xã: 6.562,53 ha, chiếm 86,23% tổng diện tích.
Độ che phủ rừng cuối năm 2017 đạt 73,66%.
Trong năm 2016, UBND huyện đã ban hành Quyết định giao đất, giao rừng tự nhiên sản xuất với tổng diện tích: 330,184 ha cho 4 cộng đồng dân cư thôn và 01 hộ gia đình quản lý, bảo vệ.
Phát triển rừng sản xuất: Xác định các loài cây thế mạnh của địa phương, trong năm 2017 trên địa bàn xã đã tập trung chỉ đạo nhân dân tập trung phát triển rừng sản xuất với 02 loài cây chủ lực là cây Quế địa phương và cây keo các loại kết hợp với công tác quản lý, bảo vệ rừng. Cụ thể:
Trồng Quế: Thông qua các nguồn vốn từ Chương trình 30a, 135 trong năm 2016 xã Trà Thủy đã hỗ trợ cho nhân dân tổng cộng 736.207 cây quế giống địa phương phát triển sản xuất, tạo vùng chuyên canh cây quế tập trung, nâng tổng diện tích quế toàn xã cuối năm 2016 lên 360 ha.
Trồng Keo: Diện tích các hộ tự mua giống để trồng mới là 170 ha vào diện tích đất rừng đã khai thác và diện tích trồng mới rừng.
Thực hiện chủ trương trồng rừng thay thế diện tích rừng phòng hộ chuyển đổi mục đích sang làm thủy điện Hà Nang, Ban quản lý rừng Phòng hộ được Sở Nông
nghiệp và PTNT giao thực hiện trồng tổng cộng 9,75 ha rừng phòng hộ. Loài cây trồng: Lim xanh.
* Về công tác quản lý, bảo vệ rừng, PCCC rừng:
- Thường xuyên tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp Luật của Nhà nước bảo về rừng và đất lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư. Lực lượng bảo vệ rừng của xã phối hợp với kiểm lâm phụ trách địa bàn đi truy quét trên địa bàn.
- Công tác tuần tra, kiểm tra thanh tra, truy quét việc thi hành pháp luật về rừng:
Chỉ đạo lực lượng lực lượng công an, dân quân của xã, Kiểm lâm địa bàn phối hợp BQL rừng phòng hộ Trà Bồng, các hộ nhận khoán bảo vệ rừng tổ chức, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc ra vào rừng của các đối tượng nghi vấn để có biện pháp kiểm tra ngăn chặn và xử lý kịp thời, triển khai truy quét triệt phá các tụ điểm khai thác gỗ, vận chuyển lâm sản trái pháp luật. Trong năm 2016 đã tổ chức 26 đợt kiểm tra, 205 đợt tuần tra, 16 đợt truy quét với 530 lượt người tham gia; kết quả tiêu hủy tại rừng 61 hầm than và 11 láng trại, tạm giữ 2,923m3 gỗ và 01 xe ô tô, 03 xe gắn máy và 01 cưa máy. Tổ chức 20 đợt tuyên tuyền với 1.999 người tham gia và ký cam kết.
3.1.2.3. Văn hóa xã hội 1. Giáo dục - Đào tạo:
* Bậc mầm non năm học 2017-2018:
- Tổng số học sinh 254 cháu.
- Tổng số giáo viên 17giáo viên (04 giáo viên hợp đồng).
- Tỷ lệ huy động học sinh đi học đúng độ tuổi đạt 100%, - Số lớp có mô hình bán trú dân nuôi là 5 lớp.
* Bậc Tiểu học năm hoc 2017-2018:
- Tổng số học sinh 328 em.
- Tổng số giáo viên 24 giáo viên.
- Tỷ lệ huy động học sinh đi học đúng độ tuổi đạt 100%.
- Có 01 điểm trường bán trú dân nuôi.
* Bậc Trung học cơ sở năm hoc 2017-2018:
- Tổng số học sinh 149 em.
- Tổng số giáo viên 19 giáo viên.
- Tỷ lệ huy động học sinh đi học đúng độ tuổi đạt 100%, - Có 01 điểm trường bán trú dân nuôi.
- Công tác phổ cập giáo dục được quan tâm, phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở đúng độ tuổi. Đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.
2. Y tế:
- Xây dựng các hoạt động y tế - dân số, công tác phòng, chống dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân, thường xuyên giám sát dịch tễ.
- Các ban, ngành xã thường xuyên phối hợp trong công tác tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch trong nhân dân. Thực hiện tốt công tác phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em, phấn đấu giảm tủy lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 39%.
- Đã thực hiện khám bệnh cho 1.424 lượt.
Trong đó: Khám bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi: 93 cháu. Tiêm chủng trẻ em dưới 1 tuổi: 51 cháu.
- Tổng số trẻ em dưới 5 tuổi được cân: 377 em. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng:
43,5%.
- Thực hiện các chương trình mục tiêu y tế quốc gia được triển khai tích cực, trong nhân dân.
- Đẩy mạnh công tác khám chưa bệnh cho người dân và công tác tiêm chủng, tiêm đầy đủ và đúng liều cho trẻ dưới 1 tuổi
3.1.2.4. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ
- Sửa chữa tuyến đường từ thôn 5 đi tổ 2, tổ 3, thôn 1 từ nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế năm 2017 với tổng mức đầu tư 255 triệu đồng.
- Sử dụng kinh phí cấp bù thủy lợi phí để sửa chữa đập thủy lợi Nước Biêu thôn 1 với tổng kinh phí 47 triệu đồng. Công trình đã nghiệm và đưa vào sử dụng, hiện đang làm thủ tục giải ngân vốn.
- Làm đường BTXM ông Đài đi Quốc lộ 24C với chiều dài 497m, với tổng kinh phí đầu tư 800 triệu đồng, thuộc nguồn vốn Chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2017, được UBND huyện phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật tại Quyết định số 3070/QĐ-UBND ngày 28/10/2016. Vận động nhân dân hiến khoảng 1.200m2 đất để làm đường. Công trình đang thi công với khối lượng trên 90% và đang làm thủ tục tạm ứng vốn cho đơn vị thi công.
- Nối tiếp đường BTXM thôn 4 với chiều dài 444m, với tổng kinh phí đầu tư 1 tỷ đồng, thuộc nguồn vốn Chương trình xây dựng NTM năm 2017, được UBND huyện phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật tại Quyết định số 3071/QĐ-UBND ngày 28/10/2016. Hiện công trình đang thi công phần mặt bằng và nền đường.
- Nối tiếp đường BTXM tổ 2, tổ 3, thôn 1 với chiều dài 872m, với tổng kinh phí 2 tỷ đồng từ nguồn kinh phí vốn viện trợ của Chính phủ Ailen. Hiện công trình đang thi công phần mặt bằng và nền đường. Đã tạm ứng 50% kinh phí.
Đánh giá chung.
Với lợi thế là xã có nguồn tài nguyên rừng, đất phong phú, nằm trong diện được thụ hưởng từ nhiều Chương trình, chính sách cùng với sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện, các ngành của huyện, trực tiếp là tổ cấp ủy phụ trách địa bàn; sự đoàn kết nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân trong xã; sự quan tâm đầu tư nhiều chương trình dự án của TW, của Tỉnh, của huyện, đặc biệt chương Chương trình 30a, CT 135 đã kịp thời tạo thuận lợi để Đảng bộ và nhân dân trong xã vượt qua khó khăn, khắc phục hạn chế, yếu kém thực hiện có hiệu quả mục tiêu, các chỉ tiêu trên các lĩnh vực công tác.
Tuy đã đạt được những kết quả quan trọng, nhưng kinh tế của xã vẫn còn những hạn chế nhất định:
* Về lĩnh vực kinh kế:
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm chưa tạo được vùng chuyên canh, chưa tạo ra nhiều sản phẩm mang tính hàng hóa; tập quán sản xuất của các hộ còn lạc hậu đã làm hạn chế nhiều đến tăng năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi; chưa chủ động nắm bắt và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi mang tính nhỏ lẻ và chủ yếu chăn nuôi theo tập quán thả rông, nhân dân chưa tận dụng được sản phẩm từ nông nghiệp vào trong chăn nuôi; mô hình kinh tế VACR chưa triển khai nhân rộng.
Thương mại dịch vụ chưa phát triển, mua bán trao đổi hàng hóa còn nhỏ; chưa có chợ, chưa hình thành điểm dịch vụ đáng kể nào để phục vụ sản suất và đời sống nhân dân.
Kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng nhưng chưa theo kịp yêu cầu xây dựng nông thôn mới ở địa phương; công tác duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp để kéo dài tuổi thọ các công trình đã đầu tư tại xã chậm thực hiện, do chưa kịp thời nguồn vốn làm cho hiệu quả sử dụng của các công trình thấp.
* Về lĩnh vực văn hóa – xã hội:
- Chưa có giải pháp về đào tạo nghề, về giải quyết việc làm, về xuất khẩu lao động nên hiệu quả thấp.
- Công tác chỉ đạo; tuyên truyền vận động thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình hiệu quả thấp, nhất là tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên còn cao, nhiều hộ dân, kể cả một số đảng viên vi pham chính sách này.
- Tỷ lệ học sinh chuyển cấp từ THCS lên THPT còn thấp; chất lượng phổ cập giáo dục có mặt còn hạn chế, cở sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học đầu tư cho giáo dục còn thiếu.
Chính vì những khó khăn trên mà sinh kế của họ cũng không được đa dạng.
Sinh kế của người dân còn lệ thuộc vào rừng còn rất nhiều. Do đó, việc làm sao để tạo được sinh kế từ rừng cho người dân là một việc làm hết sức quan trọng hiện nay.