Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong quá trình chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Trà Thủy

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện và tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường đến sinh kế của người dân xã trà thủy, huyện trà bồng, tỉnh quảng ngãi (Trang 68 - 71)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.5. Ảnh hưởng của Chính sách chi trả DVMTR đến hoạt động sinh kế

3.5.3. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong quá trình chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Trà Thủy

3.5.3.1. Những điểm mạnh

- Chính sách chi trả DVMTR được triển khai thực hiện và thành công trong việc thu hút người sử dụng và nhà cung cấp dịch vụ hệ sinh thái rừng, làm tăng thêm nhận thức về tầm quan trọng của các hệ sinh thái rừng, thúc đẩy và hỗ trợ thêm cho các chính sách Nhà nước liên quan khác và tạo ra nguồn thu nhập đáng kể trong công tác bảo vệ nguồn tài nguyên rừng.

- Chính sách được chính quyền cùng nhân dân hưởng ứng và tham gia tích cực.

Chi phí của Chương trình chi trả DVMTR mang lại sự khích lệ trong hầu hết các trường hợp để bảo vệ rừng và tránh việc khai thác rừng trái pháp luật. Một số vụ vi phạm lâm luật đã được người dân báo cáo kịp thời với cơ quan chức năng giải quyết nhanh chóng và tận gốc các vụ vi phạm.

- Sự tồn tại của cơ cấu thể chế tại Việt Nam từ trung ương đến cấp xã đã tạo điều kiện cho công tác triển khai và quản lý chính sách của chương trình. Thể chế pháp luật đang được thiết lập từ trung ương đến địa phương.

- Trước khi triển khai chính sách chi trả DVMTR đã tồn tại một số hệ thống quản lý rừng, bao gồm việc phân bổ, giao khoán rừng đến từng hộ gia đình và cộng đồng dân cư.

- Nhờ có chính sách chi trả DVMTR bà con nhân dân rất phấn khởi do vậy ý thức của người dân trong công tác quản lý, bảo vệ rừng đã được nâng lên một cách rõ rệt.

3.5.3.2. Những điểm yếu

- Chưa xem xét mục đích sử dụng nguồn vốn của người dân, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về nguồn tiền chi trả DVMTR nên nhiều hộ sử dụng không đúng mục đích.

- Trong quá trình triển khai thực hiện, do trình tự, thủ tục còn nhiều vướng mắc, vừa làm, vừa bổ sung hoàn thiện nên tiến độ làm vẫn còn chậm.

- Nhiều diện tích rừng cung ứng được phê duyệt theo các quyết định sai hiện trạng so với thực tế do đó việc nghiệm thu, phúc tra nghiệm thu của các bên liên quan gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian.

- Chưa thống kê cập nhật đầy đủ diện tích rừng trồng lưu vực đầu nguồn vào chi trả DVMTR nên chưa quản lý tốt diện tích rừng này dẫn đến người dân không quan tâm và khai thác không theo chu kỳ.

- Mức độ hiểu biết về chính sách và các khái niệm chi trả DVMTR giữa các hộ tham gia tuy được nâng lên nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số đối tượng chưa am hiểu nhiều đến chính sách này.

- Thiếu các trang thiết bị, công cụ hỗ trợ để xử lý tình huống như: phát hiện lâm tặc đang khai thác gỗ, xảy ra cháy rừng,…

- Còn thiếu các hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng tiền chi trả từ DVMTR có thể dẫn tới việc sử dụng nguồn tiền này không đúng mục đích ở cấp độ thôn bản và cộng đồng.

- Chương trình chi trả DVMTR hiện đang thiếu hệ thống giám sát đánh giá.

Hầu hết các hướng dẫn chính sách cho DVMTR đều tập trung vào cơ cấu tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng ở các cấp và hướng dẫn báo cáo tài chính mà chưa có hướng dẫn cụ thể về công tác giám sát và đánh giá hiệu quả đối với các ảnh hưởng về kinh tế xã hội của chương trình.

- Hội đồng quản lý Quỹ không có sự tham gia của đại diện (nhóm) sử dụng dịch vụ (công ty thủy điện, cấp nước, du lịch) và tổ chức xã hội; Người chi trả DVMTR tham gia còn hạn chế trong việc giám sát và đánh giá chương trình.

3.5.3.3. Những cơ hội:

- Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại địa phương cho thấy cơ hội của chính sách chi trả DVMTR là rất lớn trong tương lai và là một giải pháp tiềm năng để giải quyết vấn đề đói nghèo ở nhiều địa phương.

- Giá các loại dịch vụ trong chính sách chi trả DVMTR ngày được cải thiện và

nâng lên kéo theo công tác kiểm tra, giám sát chương trình ngày càng đòi hỏi chính xác. Đây là cơ hội để cải tiến công nghệ và ứng dụng công nghệ tiên tiến vào quá trình thực hiện chính sách.

3.5.3.4. Những thách thức:

- Thể chế và các quy định cụ thể về chi trả DVMTR vẫn còn rất sơ khai nhất là các văn bản hướng dẫn ở cấp huyện, xã chưa có quy định cụ thể, chính xác về quản lý tài chính.

- Việc thu tiền DVMTR vẫn còn thấp so với tiềm năng hiện có, ngoài những đối tượng đang triển khai thì các đối tượng khác như cơ sở công nghiệp, nuôi trồng thủy sản có sử dụng nước từ rừng và dịch vụ hấp thu các bon chưa được thực hiện rộng rãi trên phạm vi toàn tỉnh.

- Một số đơn vị sử dụng DVMTR (nhà máy thủy điện, nước sạch) chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trả tiền DVMTR, hoặc trả chậm, dẫn đến nợ đọng nhiều, ảnh hưởng đến kế hoạch thu, chi và quản lý, bảo vệ rừng của địa phương nhưng chưa có chế tài xử lý nghiêm.

- Đơn giá chi trả DVMTR bình quân giữa các lưu vực trên địa bàn chênh lệch khá lớn làm ảnh hưởng đến công tác quản lý bảo vệ rừng và quản lý điều hành; diễn biến khí hậu ngày càng khó lường, mùa khô hạn kéo dài nên không đủ lượng nước cho các nhà máy thủy điện hoạt động làm ảnh hưởng đến kế hoạch thu, chi và các hoạt động điều hành.

- Hiện chưa có cơ chế, chính sách khuyến khích để các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp tham gia chi trả DVMTR theo hình thức tự nguyện mà thường phải quy về một bên trung gian.

- Các quy định về trách nhiệm của các bên liên quan chưa được xây dựng nên sẽ gây khó khăn trong giải quyết tranh chấp về quyền lợi trong tương lai, chẳng hạn trong quá trình tham gia dự án, người làm rừng nhận tiền chi trả nhưng không đảm bảo được các DVMTR cho bên mua (các nhà máy thủy điện, cơ sở nước sạch). Vì thế cần phải có quy định cụ thể về hợp đồng về giám sát việc thực hiện chi trả DVMTR.

- Chi trả dịch vụ môi trường vẫn còn là một khái niệm mới mẽ ở Việt Nam do đó đưa đến nhiều cách hiểu khác nhau về vấn đề này. Chính điều này sẽ gây ra những khó khăn trong quá trình thực hiện dự án vì không có cách hiểu đồng nhất, chính xác giữa người chi trả, người cung cấp và bên trung gian.

- Các hoạt động giám sát thường dựa theo báo cáo của từng chủ rừng, do vậy những báo cáo này có thể mang tính chủ quan hoặc thiếu chính xác. Các hướng dẫn thi hành luật không rõ ràng làm ảnh hưởng tới sự sẵn sàng chi trả của người mua và sử dụng dịch vụ và do đó tác động xấu tới tính hiệu quả của chính sách chi trả DVMTR.

Tất cả những vấn đề trên cần được nhận biết để nâng cao chất lượng đầu ra của chương trình.

- Áp lực của nhân dân tái định cư vào rừng rất lớn, nhu cầu về đất sản xuất, nhu cầu gỗ, củi là không giới hạn cộng với tập quán sản xuất nương rẫy, tình trạng thiếu đất sản xuất nên người dân xâm canh, lấn chiếm đất đai, chặt phá rừng làm rẫy thường hay xảy ra.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện và tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường đến sinh kế của người dân xã trà thủy, huyện trà bồng, tỉnh quảng ngãi (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)