CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4. Ảnh hưởng của chính sách chi trả DVMTR đến nguồn vốn sinh kế
3.4.2. Nguồn vốn xã hội
Kết quả điều tra cho thấy: Chính sách chi trả DVMTR đã đem lại nhiều lợi ích về mặt xã hội; đây là một nguồn vốn mà ta có thể thấy khá rõ sự tác động của chính sách chi trả DVMTR như: Người dân trong cộng đồng dân cư thôn đã sử dụng nguồn thu từ chi trả DVMTR để mua sắm một số dụng cụ phục vụ họp, tuyên truyền (mua kẻng, loa tuyên truyền...); sửa chữa nhỏ các tuyến đường giao thông, ống nước phục vụ sinh hoạt trong thôn.
Bảng 3.5. Mức độ ảnh hưởng của Chính sách chi trả DVMTR đến nhận thức của người dân về nguồn vốn xã hội
STT Tiêu chí
Thôn 1 Thôn 4
KHL HL RHL Điểm KHL HL RHL Điểm
1
Ổn định dân số, đảm bảo các nguồn vốn an sinh xã hội
x 2 x 2
2
Giảm thiểu các mâu thuẫn xã hội và đóng góp vào công tác xóa đói giảm nghèo
x 3 x 2
3
Tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng trong xã từ các tổ chức xã hội, ngân hàng xã hội
x 2 x 2
4
Sự quan tâm của tổ chức trong xã hội như hội phụ nữ, hội nông dân, khuyến lâm, khuyến nông
x 2 x 2
5
Cơ hội được nhận các trợ cấp và giải quyết công ăn việc làm
x 2 x x 2
Tổng điểm trung bình 2,2 2,0
Mức độ xếp hạng Ảnh hưởng vừa phải Ảnh hưởng vừa phải
Nguồn: Thảo luận nhóm, 2017
Thông qua hoạt động tuần tra bảo vệ rừng đã tạo điều kiện để những người trong cộng đồng có cơ hội làm việc mang tính chất tập thể với nhau thường xuyên hơn; tạo ra sự giao lưu trao đổi thông tin trong đời sống xã hội, thông tin liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ rừng với nhau, làm cho tình làng nghĩa xóm được thay đổi và cải thiện hơn, giảm những mâu thuẫn phát sinh. Ngoài ra, thông qua các hoạt động tuần tra bảo vệ rừng, các đợt tập huấn đã tạo ra sự giao lưu giữa các cộng đồng với nhau. Cũng có một số trường hợp xảy ra sự mâu thuẫn về lợi ích như có những người ở cộng đồng khác tới khai thác gỗ tại rừng của cộng đồng mình quản lý, nhưng nhờ có sự trao đổi thông tin và vì mục đích chung nên đã giải quyết ổn thỏa các trường hợp này làm giảm các mâu thuẫn xã hội.
Qua khảo sát chính sách chi trả DVMTR mang đến cho người làm rừng, người tham gia bảo vệ rừng (đặc biệt là người nghèo) cơ hội cải thiện đời sống vật chất, tiếp cận với nhiều điều mới mẽ và có cơ hội tiếp xúc cũng như học hỏi kỹ năng tiên tiến trong mỗi buổi họp, tuyên truyền phổ biến về chi trả DVMTR; qua các đợt tuần tra bảo vệ rừng các thành viên trong tổ, cộng động và sự giao lưu giữa các cộng đồng đã trao đổi những thông tin về kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi, các thông tin thời sự, kinh nghiệm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, cung cấp trao đổi thông tin qua lại về các đối tượng cầm đầu trong việc khai thác gỗ trái phép để từ đó nâng cao được hiệu quả trong sản xuất hằng ngày, ý thức công tác quản lý bảo vệ rừng ngày càng được nâng cao tinh thần trách nhiệm của người dân đối với rừng.
Lúc chưa có chính sách, những hiểu biết về rừng của người dân vẫn còn hạn chế, mọi người có ý thức chưa cao về công tác bảo vệ rừng. Sau khi chính sách đi vào thực tiễn, mọi người được phổ biến thêm nhiều kiến thức, kỹ năng về bảo vệ rừng.
Hiểu được tầm quan trọng của rừng đối với cuộc sống hằng ngày từ đó tác động vào nhận thức của mỗi người. Khuyến khích những người chưa tham gia và góp phần nâng cao thái độ của họ thông qua những hành động thiết thực.
Thông qua chính sách chi trả DVMTR giúp người nghèo có thêm thu nhập đáng kể từ rừng góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo. Ngoài ra, ở những khu vực vùng sâu, vùng xa, chi trả DVMTR trở thành một công cụ hữu ích ổn định dân số và định hướng phân bổ nguồn vốn về các vùng. Kết hợp được các nguồn vốn an sinh xã hội và bảo vệ môi trường có thể nâng cao mức chi trả nhằm tăng hiệu quả trong công tác xóa đói, giảm nghèo. Như vậy, chi trả DVMTR là một cơ chế được thiết kế không chỉ nhằm mục đích bảo vệ môi trường mà còn hướng tới những người nghèo, người dân sống gần rừng, người đồng bào dân tộc thiểu số, mang lại cho họ cơ hội hướng vào những hoạt động môi trường mà trước đây vì không có năng lực tài chính nên họ không thể tham gia. Một lợi ích tiềm năng có thể đưa đến từ chi trả DVMTR là việc giảm tỷ lệ thất nghiệp cho người dân địa phương tham gia dự án. Nhìn thấy được lợi ích từ chính sách chi trả DVMTR sẽ có nhiều người tham gia cung ứng DVMTR và giảm tỷ lệ người không có việc làm tại địa phương. Hơn nữa, các hoạt động cần có người giám sát và quản lý, đây có thể là cơ hội phát triển cho nguồn lao động có trình độ tại nơi thực hiện dự án. Việc này sẽ góp phần ổn định tình hình xã hội, giảm nguy cơ xảy ra các tệ nạn xã hội.
Qua các tiêu chí đánh giá của nguồn vốn xã hội tại bảng 3.5 ta thấy chính sách chi trả DVMTR tuy có tác động tích cực đến nguồn vốn xã hội nhưng ở mức vừa phải tới nguồn vốn này. Lý do là vì những hoạt động của cộng đồng chưa được thường xuyên, chưa có sự dẫn dắt và hỗ trợ sâu sắc của các tổ chức xã hội; trong cộng đồng thiếu các tổ chức các hoạt động giao lưu với nhau.
Ngoài ra, sự tiếp cận các nguồn vốn tín dụng trong xã từ các tổ chức xã hội, ngân hàng chính sách xã hội còn hạn chế, việc này cũng ảnh hưởng ít nhiều tới sinh kế của cộng đồng.
3.4.3. Nguồn vốn con người
Nguồn lực con người chiếm vị trí trung tâm trong tất cả các mối quan hệ; là một yếu tố quan trọng nhất bởi nó quyết định khả năng của một hộ gia đình sử dụng và quản lý các nguồn lực khác như thế nào. Là nguồn vốn mà có nhiều sự thay đổi từ khi có chính sách chi trả DVMTR được áp dụng tại địa phương, trước tiên phải kể tới đó là sự thay đổi nhận thức. Để đánh giá hiệu quả công tác tuyên truyền, cũng như sự quan tâm của người dân đến chính sách chi trả DVMTR, đề tài cũng đã tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên 60 người dân sinh sống tại các thôn được chi trả DVMTR trên địa bàn xã Trà Thủy để đánh giá mức độ quan tâm, hiểu biết về vai trò của rừng và chính sách chi trả DVMTR.
Kết quả cho thấy, đa số người được phỏng vấn (chiếm 100%) cho rằng khi diện tích và chất lượng rừng suy giảm sẽ gây ra ô nhiễm môi trường; mất rừng đồng nghĩa với mất nguồn nước sinh hoạt và sản xuất, mất rừng gây ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước cũng như giảm đa dạng sinh học; mất rừng sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khác về thiên tai như sạt lở đất, sạt lở núi, đất đai xói mòn, rửa trôi, lũ quét... Ngoài ra, diện tích rừng suy giảm sẽ làm mất đi nguồn lâm sản phụ dưới tán rừng, một số loài động, thực vật cũng vì thế mà suy giảm và mất đi.
Mức độ hiểu biết của người dân về DVMTR và chi trả DVMTR được hiểu biết thêm thông qua công tác tuyên truyền, tập huấn của các chủ rừng, các tổ chức có liên quan. Nó đã tác động làm thay đổi việc làm của người dân trong cộng đồng, họ bắt đầu những công việc ít ảnh hưởng tới môi trường và hơn thế nữa những công việc tuần tra bảo vệ rừng cũng mang lại lợi ích mà họ mong muốn. Tình trạng chặt phá rừng trái phép của các hộ dân trong cộng đồng dân cư hạn chế đáng kể, các hoạt động trồng rừng, chăn nuôi gia súc, gia cầm ngày càng được phát triển; các hành vi hủy hoại rừng của đối tượng ngoài cộng đồng được người dân phát hiện và ngăn chặn kịp thời.
Hoạt động tuần tra, bảo vệ trước đây chủ yếu do các cơ quan, tổ chức và sự tham gia của người đàn ông, nhưng từ khi có chính sách chi trả DVMTR và đặc biệt là khi rừng được giao khoán cho cộng đồng quản lý, bảo vệ có chi trả tiền thì vai trò của người phụ nữ và các thành viên trong gia đình ngày càng được nâng lên, cùng với đó là quyền lợi cũng được hưởng công bằng; trách nhiệm của mọi hộ gia đình trong cộng động được nâng lên một mức đáng kể. Từ sự hiểu biết đó đã làm cho người dân mạnh dạn hơn trong việc ký kết hợp đồng về chi trả DVMTR. Điều này hoàn toàn khác so với trước đây, việc cung cấp tin báo cho các cơ quan chức năng đối với các hành vi xâm hại đến rừng nay được người dân tự nguyện cung cấp và thông tin được thu thập hàng ngày; các hành vi xâm hại đến rừng cũng được công khai trong các cuộc họp của thôn, khu dân cư.
Cùng với các chương trình, dự án được triển khai, chính sách chi trả DVMTR đã tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho người dân trong vùng về giá trị của rừng. Điều này đã giúp nâng tầm hiểu biết của người dân trong vùng về rừng, giá trị của rừng đối
với cuộc sống của chúng ta. Trước đây, do thiếu hiểu biết mà những hoạt động của người dân đã làm cho nguồn tài nguyên rừng bị thu hẹp về diện tích, chất lượng rừng vì thế cũng giảm xuống.
Bảng 3.6. Mức độ ảnh hưởng của Chính sách chi trả DVMTR đến nhận thức của người dân về nguồn vốn con người
STT Tiêu chí
Thôn 1 Thôn 4
KHL HL RHL Điểm KHL HL RHL Điểm
1
Nhận thức của cộng đồng về bảo vệ rừng tại địa phương
x 3 x 3
2
Tăng sự hiểu biết thông tin qua các dự án về chi trả DVMTR
x 2 x 3
3
Thay đổi việc làm cho người dân trong cộng đồng
x 3 x 3
4
Bình đẳng giới trong cộng đồng phụ nữ tham gia vào các khóa tập huấn
x 3 x 3
5
Tăng sự mạnh dạng trong giao dịch các hợp đồng về chi trả DVMTR
x 3 x 3
Tổng điểm trung bình 2,8 3,0
Mức độ xếp hạng Ảnh hưởng nhiều Ảnh hưởng nhiều Nguồn: Thảo luận nhóm, 2017 Qua tiêu chí chấm điểm để đánh giá mức độ tác động của chính sách chi trả DVMTR tới nguồn vốn con người ta thấy số điểm trung bình ở hai thôn là rất cao, đồng nghĩa với Chính sách chi trả DMVTR ảnh hưởng nhiều tới nguồn lực con người.
Nó chứng tỏ chính sách này đã làm thay đổi nguồn vốn con người rất nhiều, khi có sự thay đổi về nguồn vốn con người nó sẽ kéo theo những sự thay đổi của các nguồn vốn khác và hoạt động sinh kế của người dân cũng thay đổi theo.
3.4.4. Nguồn vốn vật chất
Khu vực nghiên cứu của đề tài có thành phần dân tộc thiểu số (dân tộc Cor) chiếm đa số, đời sống của người dân nơi đây rất khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo ở mức cao nhất so với toàn huyện. Theo số liệu cuối năm 2017 tỷ lệ hộ nghèo tại thôn 1:
63,55 %, thôn 4: 76,72%. Là nơi sản xuất ra điện và đa phần diện tích rừng nơi đây được hưởng chính sách chi trả DVMTR nhưng chỉ mới được cung cấp điện thắp sáng vào cuối năm 2015 (đối với thôn 4); tuyến đường giao thông từ trung tâm xã đi thôn 1, thôn 4 xã Trà Thủy được xếp vào diện khó khăn nhất trên địa bàn huyện, vào mùa mưa thường xuyên bị chia cắt; các công trình công cộng tuy được nhà nước quan tâm đầu tư nhưng còn rất hạn chế; là nơi chưa được đầu tư xây dựng nhà văn hóa thôn nên các cuộc họp, hội nghị rất khó khăn. Mặc dù cộng đồng dân cư nơi đây đã rất tích cực và chủ động trong việc sử dụng số tiền nhận được từ chính sách chi trả DVMTR để đóng góp vào sửa chữa các hệ thống nước sinh hoạt hư hỏng nhỏ; mua sắm các dụng cụ sinh hoạt cộng đồng và dụng cụ thiết bị phục vụ cho công tác tuần tra truy quét bảo vệ rừng nhưng còn rất hạn chế.
Thông tin thu thập qua điều tra, phỏng vấn Chính sách chi trả DVMTR ảnh hưởng đến nguồn vốn vật chất được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.7. Mức độ ảnh hưởng của Chính sách chi trả DVMTR đến nhận thức của người dân về nguồn vốn vật chất
STT Tiêu chí
Thôn 1 Thôn 4
KHL HL RHL Điểm KHL HL RHL Điểm
1 Giao thông cộng đồng x 2 x 2
2
Nhà cộng đồng và các công trình công cộng khác
x 1 x 1
3
Đóng góp vào xây dựng trường học, y tế cộng đồng
x 1 x 2
4 Công trình điện nước x 1 x 1
Tổng điểm trung bình 1,25 1,50
Mức độ xếp hạng Ảnh hưởng ít Ảnh hưởng ít
Nguồn: Thảo luận nhóm, 2017
Qua bảng 3.7 nêu trên ta thấy được sự tác động của chính sách Chi trả DVMTR tới nguồn lực vật chất nhưng sự tác động này còn rất hạn chế, mức độ ảnh hưởng không cao.
3.4.5. Nguồn vốn tài chính
Qua kết quả điều tra, thống kê cho thấy mức thu nhập của người dân từ nguồn chi trả DVMTR tại thôn 1 xã Trà Thủy là 998.000 đồng/hộ/năm chiếm tỷ lệ 7,67%
tổng thu nhập của hộ; tại thôn 4 là 4,2 triệu đồng/hộ/năm, chiếm tỷ lệ khoảng 35%
tổng thu nhập của hộ. Điều đó cho thấy, nguồn thu từ chi trả DVMTR góp phần không nhỏ đến đời sống của người dân. Chính sách này đã góp phần cải thiện sinh kế của các hộ dân tham gia nhận khoán bảo vệ rừng, nguồn thu từ DVMTR trở thành nguồn thu nhập ổn định, giảm tỷ lệ hộ nghèo.
Bảng 3.8. Tỷ lệ hộ nghèo của thôn 1 và thôn 4 giai đoạn 2013-2017
Năm
Tỷ lệ hộ nghèo (%) Tỷ lệ hộ nghèo toàn xã (%)
Ghi chú Thôn 1 Thôn 4
2013 78,40 88,7 76,67 Chưa có chi trả DVMTR
2014 75,24 86,27 72,05 Chưa có chi trả DVMTR
2015 71,03 82,73 66,17 Năm bắt đầu thực hiện chi trả DVMTR
2016 65,80 79,62 59,19
2017 63,00 76,70 52,60 Từ khi chi trả đến cuối 2017 Nguồn: Kết quả rà soát hộ nghèo huyện Trà Bồng Qua bảng 3.8 ta thấy, nhờ tác động của nguồn vốn tài chính đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên toàn xã nói chung và tỷ lệ hộ nghèo tại thôn 1, thôn 4 nói riêng.
Năm 2013, khi chưa triển khai chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn thì hộ nghèo chiếm tỷ lệ khá cao toàn xã: 76,67%, thôn 1: 78,40% và thôn 4: 88,7%. Tỷ lệ hộ nghèo cao gây ra nhiều áp lực đến cuộc sống người dân, nhà nước phải tập trung đầu tư, hỗ trợ nhằm giúp nhân dân ổn định cuộc sống. Kể từ khi triển khai chính sách chi trả DVMTR (vào năm 2015) đến nay, ta thấy tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống rõ rệt, đặc biệt đến nay trên địa bàn xã không còn hộ đói.
Kết quả phỏng vấn hộ dân và cộng đồng dân cư cho thấy sự tác động của chính sách chi trả DVMTR đối với nguồn vốn tài chính thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.9. Mức độ ảnh hưởng của Chính sách chi trả DVMTR đến nhận thức của người dân về nguồn vốn tài chính
STT Tiêu chí
Thôn 1 Thôn 4
KHL HL RHL Điểm KHL HL RHL Điểm
1 Thu nhập của cộng đồng x 2 x 3
2
Tài chính trong việc nâng cao an toàn lương thực
x 1 x 2
3 Các khoản thu cho cộng
đồng x 2 x 2
4 Các khoản vay và tiết
kiệm của cộng đồng x 2 x 3
5 Khoản tài chính giúp
xoa đói giảm nghèo x 2 x 2
Tổng điểm trung bình 1,8 2,4
Mức độ xếp hạng Ảnh hưởng vừa phải Ảnh hưởng vừa phải
Nguồn: Thảo luận nhóm, 2017
Nguồn thu từ chính sách chi trả DVMTR, nhiều nhóm hộ, thôn trích một phần tiền nhận được từ chi trả DVMTR để đầu tư chăn nuôi, trồng rừng, mua lương thực, cho con đi học... góp phần phục vụ lợi ích chung cho cộng đồng, thực hiện tốt phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư cũng như xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy chính sách chi trả DVMTR được xem là cơ hội tốt giải quyết một phần vấn đề sinh kế của người dân địa phương, giảm tác động đến rừng tự nhiên.
Chính sách chi trả DVMTR đã tạo ra cho cộng đồng và người dân nơi đây một khoản thu nhất định khi họ tham gia thực hiện công việc bảo vệ rừng. Khoản này được mỗi cộng đồng sử dụng linh hoạt khác nhau cho từng việc. Tuy nhiên, do chính sách này được nghiên cứu ở 02 lưu vực thủy điện khác nhau nên nguồn tài chính thu được từ chi trả DV MTR có sự khác nhau và chênh lệch nhau đáng kể.
Nhưng một thực tế chung là ở cả 02 lưu vực nêu trên người dân chưa được bên sử dụng dịch vụ thống kê tính toán đầy đủ nguồn kinh phí mà bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng phải chi trả đối với phần diện tích rừng trồng của người dân có tham gia vào quá trình điều tiết nguồn nước, duy trì dòng chảy và giảm xóa mòn, rửa trôi đất, đây là phần diện tích mà lẽ ra người dân được hưởng và có thêm nguồn thu nhập; số tiền được chi trả trên mỗi hecta rừng hiện vẫn còn thấp nên khoản tiền vẫn chưa đủ để có thể giúp người dân xóa đói giảm nghèo hay tạo ra được một khoản tiền cho bà con có thể vay vốn làm ăn. Nhưng dù là khoản tiền này còn chưa nhiều nhưng nó vẫn là nguồn thu ổn định trong nhiều năm và có ý nghĩa nhất định trong khoản thu nhập của người dân trên địa bàn, nhất là nhân dân thôn 4. Đây là một trong những điều quan trọng làm nên sự thành công của chính sách này nhất là đối với người dân nghèo ở vùng núi kiếm sống phải phụ thuộc vào việc khai thác rừng;
Qua bảng 3.9 ta thấy, theo điểm của các tiêu chí thì ta thấy được chính sách chi trả DVMTR có tác động vừa phải tới nguồn vốn tài chính. Khoản thu từ chương trình này được xem là một khoản thu nhập của cộng đồng nhưng nó vẫn chưa thực sự giúp bà con nhiều trong cuộc sống hằng ngày, nó chưa thật sự là một sinh kế có thể giúp người dân giảm nghèo bền vững. Như vậy, để chính sách Chi trả DVMTR thật sự trở thành một nguồn thu đáng kể , một nguồn sinh kế của người dân, giúp họ có nguồn thu nhập ổn định thì cần phải đưa đối tượng rừng trồng của người dân vào diện tích tha gia cung ứng DVMTR, tăng số tiền mà mỗi hộ nhận được thông qua tăng số diện tích rừng bảo vệ và số tiền trên một hecta rừng bảo vệ. Nếu làm được điều trên thì chính sách chi trả DVMTR sẽ dần tạo ra nguồn sinh kế mới và ổn định cho cộng đồng.
* Đánh giá sự tác động của chính sách chi trả DVMTR đến 5 nguồn vốn:
Bảng 3.10. Tổng hợp điểm trung bình của 5 nguồn vốn
STT Tiêu chí Điểm trung bình
Thôn 1
Điểm trung bình
Thôn 4
1 Nguồn vốn tự nhiên 2,2 2,4
2 Nguồn vốn xã hội 2,2 2,0
3 Nguồn vốn con người 2,8 3,0
4 Nguồn vốn vật chất 1,25 1,5
5 Nguồn vốn tài chính 1,8 2,4
Nguồn: Số liệu tổng hợp, 2017