Kết quả Chi trả DVMT ở xã Trà Thủy, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện và tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường đến sinh kế của người dân xã trà thủy, huyện trà bồng, tỉnh quảng ngãi (Trang 40 - 52)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Kết quả Chi trả DVMT ở xã Trà Thủy, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi

Chính sách chi trả DV MTR được thực hiện trên địa bàn huyện Trà Bồng nói chung và xã Trà Thủy nói riêng từ năm 2015. Đối tượng chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng là 02 cơ sở sản xuất thủy điện. Gồm:

Thủy điện

Nước sạch

Quỹ BV- PTR tỉnh

Quảng Ngãi

≤ 5% Dự phòng

≤ 10% Phí quản lý

Chủ rừng nhà nước

Chủ rừng khác

≤ 10% Phí quản lý

90% Bên nhận khoán

85% Chi trả

- Thủy điện Hà Nang nằm trên địa bàn thôn 4, xã Trà Thủy, có công suất thiết kế 11MW; Tổng diện tích rừng tham gia cung ứng dịch vụ môi trường rừng đối với thủy điện Hà Nang: diện tích thực 768,59 ha; diện tích quy đổi 686,96 ha. (Theo số liệu nghiệm thu chi trả DV MTR của BQL rừng phòng hộ tháng 4/2017). Diện tích này do Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Trà Bồng giao cho 08 cộng đồng dân cư thôn quản lý, bảo vệ.

Bng 3.1. Danh sách Chi trả DVMTR lưu vực thủy điện Hà Nang, xã Trà Thủy

STT Chủ rừng Tiểu

khu

Diện tích thực

(ha)

Diện tích quy đổi

(ha)

Đơn giá (vnđ)

Thành tiền (vnđ)

1 CĐ tổ 1, thôn 2,

Trà Thủy: 9 hộ 42 10,88 9,82 1.387.566 13.625.898 2 CĐ tổ 2, thôn 3,

Trà Thủy: 5 hộ 35 17,75 16,02 1.387.566 22.228.807 3 CĐ tổ 4, thôn 3,

Trà Thủy: 6 hộ. 35 31,31 28,00 1.387.566 38.851.848 4 CĐ tổ 1, thôn 4,

Trà Thủy: 51 hộ. 35 286,88 256,17 1.387.566 355.452.782 5 CĐ tổ 2, thôn 4,

Trà Thủy: 47 hộ. 35 176,73 156,87 1.387.566 217.667.478

6

CĐ tổ 1, thôn Nguyên, Trà Hiệp:

28 hộ.

34 112,73 100,66 1.387.566 139.672.394

7

CĐ tổ 2, thôn Nguyên, Trà Hiệp:

31 hộ.

34 115,17 103,94 1.387.566 144.223.610

8

CĐ tổ 3, thôn Nguyên, Trà Hiệp:

24 hộ

34 17,15 15,48 1.387.566 21.479.522

Tổng cộng 768,59 686,96

Nguồn: Số liệu điều tra, 2017

- Thủy điện Cà Đú nằm trên địa bàn tổ 3 thôn 1, xã Trà Thủy, có công suất thiết kế là 2 MW. Tổng diện tích rừng tham gia cung ứng dịch vụ môi trường rừng đối với thủy điện Cà Đú:

+ Rừng phòng hộ do Ban quản lý rừng phòng hộ huyện giao khoán: Diện tích thực 1.228,45 ha; diện tích quy đổi 1.076,59 ha. (Theo số liệu nghiệm thu chi trả DV MTR của BQL rừng phòng hộ tháng 4/2017); giao cho 05 cộng đồng dân cư thôn quản lý, bảo vệ thuộc thôn 1 và thôn 6 quản lý, bảo vệ.

+ Rừng tự nhiên sản xuất do Hạt Kiểm lâm giao khoán với diện tích thực 109,59 ha; diện tích quy đổi 88,77 ha.

Bng 3.2. Danh sách Chi trả DVMTR lưu vực Thủy điện Cà Đú , xã Trà Thủy

STT Chủ rừng Tiểu

khu

Diện tích thực

(ha)

Diện tích quy đổi

(ha)

Đơn giá (vnđ)

Thành tiền (vnđ)

I Lưu vực Thủy điện Cà Đú (BQL rừng phòng hộ giao khoán)- Rừng phòng hộ Diện tích Chi trả DVMTR do BQL rừng phòng hộ huyện thực hiện giao khoán 1 CĐ tổ 1, thôn 1,

Trà Thủy: 31 hộ 36 339,82 306,57 187.547 57.496.289 2 CĐ tổ 2, thôn 1,

Trà Thủy: 53 hộ 36, 37 328,44 294,35 187.547 55.204.459 3 CĐ tổ 1, thôn 6,

Trà Thủy: 20 hộ 37 217,39 186,07 187.547 34.896.870 4 CĐ tổ 2, thôn 6,

Trà Thủy: 30 hộ. 37 203,26 171,14 187.547 32.096.793 5 CĐ tổ 3, thôn 6,

Trà Thủy: 29 hộ. 37 139,54 118,46 187.547 22.216.817 II Lưu vực Thủy điện Cà Đú (Hạt Kiểm lâm giao khoán)- Rừng tự nhiên SX

1 CĐ thôn 1, Trà

Thủy: 12 hộ 36 109,59 88,77 135.000 11.983.950 Nguồn: Số liệu điều tra, 2017

* Các bên liên quan trong tiến trình chi trả DVMTR:

Kết quả điều tra cho thấy có 04 nhóm chính thức có trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi trực tiếp tham gia vào quá trình thực hiện chi trả DVMTR trên địa bàn xã, cụ thể như sau:

- Chủ rừng (bên cung ứng DVMTR): Bao gồm các chủ rừng là Tổ chức nhà nước, hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng dân cư thôn (nhận khoán QLBVR hoặc được nhà nước giao rừng) và UBND xã.

- Bên mua (Bên sử dụng dịch vụ): Nhà máy thủy điện Hà Nang, nhà máy thủy điện Cà Đú.

- Bên nhận ủy thác chi trả: Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh (trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT).

- Bên tham gia triển khai: Chi cục Kiểm lâm tỉnh; Ban quản lý rừng phòng hộ huyện; Hạt Kiểm lâm huyện; UBND xã Trà Thủy.

Ngoài các thành phần chính nêu trên còn có các tổ chức khác cũng tham gia và có vai trò nhất định trong quá trình thực hiện chính sách chi trả DVMTR; các cơ quan truyền thông trong công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách...

* Mối quan hệ và sự tham gia của các bên liên quan:

Hình thức chi trả DVMTR trên địa bàn xã Trà Thủy là hình thức chi trả gián tiếp thông qua Quỹ BV&PTR tỉnh Quảng Ngãi. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng đóng vai trò rất quan trong trong việc huy động tài chính, phân phối và giám sát nguồn thu - chi cho các đầu mối chi trả DVMTR. Có thể nói sự ra đời và hoạt động của Quỹ BV&PTR đã giúp các chủ rừng có được nguồn chi trả cho công tác quản lý bảo vệ rừng lớn hơn rất nhiều so với nguồn hỗ trợ từ nguồn ngân sách trước đây. Đặc biệt đơn giá chi trả tính trên đơn vị diện tích tại lưu vực thủy điện Hà Nang cao gấp hơn 3 lần so với mức ngân sách nhà nước hỗ trợ.

Chủ rừng là Ban quản lý rừng phòng hộ vừa là đầu mối chi trả (cho hộ, nhóm hộ nhận khoán) vừa là bên thụ hưởng (được giữ lại phần tiền bảo vệ đối với các diện tích rừng không thể giao khoán) và nguồn chi phí quản lý (10%). Do vậy, chính sách này không chỉ giúp tăng cường nguồn tài chính đầu tư cho các hoạt động quản lý bảo vệ rừng mà còn tạo cơ hội giúp cải thiện vị thế và mối quan hệ giữa họ với cộng đồng, chính quyền địa phương thông qua hoạt động khoán QLBVR.

Hạt Kiểm lâm huyện, việc thực hiện vai trò đầu mối chi trả cho các chủ rừng là hộ gia đình, cộng đồng dân cư được xem như "gánh nặng" cho họ. Dù mạng lưới kiểm lâm địa bàn và lực lượng, năng lực của Hạt Kiểm lâm có thể xem là đảm bảo điều kiện cho vai trò đầu mối chi trả nhưng lần này lại dẫn đến những mâu thuẫn về chức năng

công vụ khi họ vừa là cơ quan lập hồ sơ chi trả, vừa là cơ quan đánh giá nghiệm thu và chi trả, trong khi lại đang chịu trách nhiệm giám sát, quản lý các chủ rừng và hiệu quả trong công tác QLBVR tại địa phương.

UBND xã vừa là bên hưởng thụ trực tiếp nhưng cũng có thể đồng thời là bên đầu mối chi trả cho các tổ chức bảo vệ rừng do UBND xã thành lập để quản lý diện tích rừng họ được tạm giao quản lý nằm trong lưu vực có tham gia cũng ứng và được chi trả DVMTR. Nguồn chi trả DVMTR là một cơ hội tài chính tốt để UBND xã thực thi trách nhiệm quản lý nhà nước trong công tác QLBVR trên địa bàn. Tuy nhiên, vẫn chưa có cơ chế hướng dẫn để UBND xã có thể lồng ghép nguồn lực này với các hoạt động chi trả DVMTR từ các chủ rừng khác trên cùng địa bàn trong việc lập kế hoạch hằng năm. Hơn nữa, nguồn thu từ DVMTR của hộ gia đình hay cộng đồng, UBND xã cũng chưa ghi nhận được trong kế hoạch hay báo cáo kết quả thành tích phát triển kinh tế - xã hội của xã do những hạn chế trong khả năng giám sát, đánh giá đóng góp và tác động của chính sách này đối với việc cải thiện sinh kế và giảm nghèo của địa phương.

Chủ rừng là HGĐ, cá nhân hay cộng đồng dân cư thôn: Chi trả DVMTR đã tạo cơ hội và gắn kết họ tham gia quản lý, bảo vệ rừng và có những cải thiện nhất định về thu nhập. Tuy nhiên, hiệu quả bảo vệ rừng của họ còn nhiều thách thức do sự tham gia còn thụ động, thiếu thông tin để hiểu biết một cách đầy đủ về vai trò, quyền lợi, trách nhiệm của họ đối với chi trả DVMTR.

Bên sử dụng dịch vụ, được định nghĩa là bên thụ hưởng từ kết quả hoạt động QLBVR, nhưng mối quan hệ của các công ty, thủy điện với bên cung ứng (HGĐ, cá nhân, cộng đồng) chưa được kết nối và vận hành, từ công tác truyền thông, hợp tác bảo vệ rừng, cũng như giám sát kết quả chi trả DVMTR trong lưu vực.

Qua đó, có thể thấy trong hệ thống chi trả đến các chủ rừng, sự tham gia của bên sử dụng dịch vụ (Nhà máy thủy điện Hà nang, thủy điện Cà Đú) là khá mờ nhạt, nhất là trong công tác giám sát, đánh giá hoạt động QLBVR và chất lượng dịch vụ chi trả. Tình trạng này cũng xảy ra đối với UBND xã cũng như Hạt Kiểm lâm trong công tác theo dõi, giám sát, quản lý thông tin, báo cáo về hoạt động chi trả DVMTR của các chủ rừng tổ chức trên địa bàn. Thực trạng trên cùng với sự thiếu hụt về cơ chế giám sát - đánh giá thống nhất, đã cho thấy cơ cấu vận hành hiện nay tập trung chủ yếu vào mục đích chi trả hơn là thúc đẩy các cơ chế hợp tác đa bên để cải thiện chất lượng QLBVR từ cơ sở.

* Hình thức chi trả tiền DVMTR trên địa bàn xã Trà Thủy là chi trả gián tiếp.

Kinh phí chi trả DVMTR do các đối tượng phải chi trả nộp vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Ngãi. Việc tổ chức thực hiện ủy thác chi trả DVMTR được thực hiện như sau:

- Quỹ BV&PTR tỉnh Quảng Ngãi đại diện cho bên cung ứng DVMTR ký hợp đồng với bên sử dụng DVMTR (Thủy điện Cà Đú, Thủy điện Hà Nang) theo diện tích rừng có cung ứng DVMTR.

Hằng năm, trên cơ sở kết quả nghiệm thu diện tích rừng tham gia cung ứng DVMTR của các tổ chức, cộng đồng dân cư, Quỹ BV&PTR tỉnh phân bổ kinh phí về cho đại diện 02 đơn vị chủ rừng là Ban quản lý rừng phòng hộ và Hạt Kiểm lâm thực hiện chi trả tiền DVMTR cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thông qua hợp đồng giao khoán bảo vệ rừng.

Trường hợp tiền chi trả DVMTR chi trả thấp hơn so với đơn giá theo quy định (200.000 đồng/ha) thì Quỹ BV&PTR sẽ có kế hoạch điều chuyển, chi trả hỗ trợ đối với những diện tích thấp hơn 200.000 đồng/ha.

Qua khảo sát, thu thập thì toàn bộ diện tích lưu vực thủy điện Cà Đú do Nhà nước giao cho cộng đồng dân cư thôn 1 quản lý (HKL chi trả DVMTR) đều có mức chi trả DVMTR thấp hơn 200.000 đồng/ha. Do vậy, hằng năm Quỹ BV&PTR của tỉnh sẽ tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh phê duyệt diện tích rừng tham gia cung ứng DVMTR có đơn giá chi trả thấp hơn 200.000 đồng/ha và điều tiết nguồn kinh phí hỗ trợ từ tiền DVMTR hằng năm thu từ các cơ sở sản xuất nước sách trên địa bàn tỉnh.

Bng 3.3. Thể hiện cụ thể số tiền chi trả bổ sung qua từng năm

TT Năm

DT chi trả thấp hơn 200.000 đồng (ha) Số tiền chi trả bổ sung

(đồng)

Ghi chú DT chưa quy đổi Diện tích đã quy đổi

1 2015 109,59 88,77 8.057.867 RTN SX

2 2016 109,59 88,77 10.048.706 RTN SX

3 2017 109,59 88,77 10.053.706 RTN SX

Nguồn: Kết quả điều tra 2017

Theo kết quả điều tra và tham vấn các đơn vị liên quan, hình thức chi trả DVMTR trên địa bàn xã Trà Thủy được mô tả ở hình 3.2

Chế độ quản lý sử dụng tiền chi trả DVMTR trên địa bàn xã Trà Thủy được thực hiện theo quy định hiện hành. Theo đó, số tiền nhận được từ các thủy điện (Hà Nang, Cà Đú) chuyển về Quỹ BV&PTR tỉnh Quảng Ngãi được sử dụng như sau:

Hình 3.4. Sơ đồ quản lý, sử dụng chi trả DVMTR tại xã Trà Thủy

* Nguyên tắc, quyền lợi và trách nhiệm của các hộ gia đình, cộng đồng dân cư khi tham gia nhận khoán quản lý bảo vệ rừng

- Nguyên tắc

Đối tượng được tham gia giao rừng và nhận khoán bảo vệ rừng là các tổ chức tại địa phương, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn, cư trú hợp pháp trên địa bàn xã có diện tích rừng thuộc lưu vực đầu nguồn các nhà máy thủy điện.

Bên sử dụng:

1. Nhà máy thủy điện Hà Nang.

2. Nhà máy thủy điện Cà Đú

Bên trung gian:

Quỹ BV&PTR tỉnh Quảng Ngãi

- 10% quản lý - 5% dự phòng

Bên cung ứng:

1. BQL RPH huyện;

2. HGĐ,Cộng đồng dân cư

- Quyền lợi của hộ bảo vệ rừng

 Được nhận tiền cung ứng dịch vụ môi trường rừng từ quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Ngãi chi trả theo diện tích rừng nhận khoán.

 Được cung cấp thông tin về các giá trị dịch vụ môi trường rừng.

 Được tham gia vào việc kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng.

- Trách nhiệm của các hộ tham gia nhận khoán bảo vệ rừng

 Mọi thành viên trong nhóm có trách nhiệm lập kế hoạch tuần tra bảo vệ diện tích rừng được giao khoán; không chăn thả gia súc vào rừng non, rừng mới trồng; ngăn chặn mọi hành vi săn, bắt, bẫy động vật rừng; phòng chống việc chặt, phá, khai thác lâm sản rừng trái phép; phòng cháy rừng và phòng trừ sâu bệnh hại rừng theo quy định của pháp luật. Tuyên truyền vận động mọi người trong gia đình và trong cộng đồng cùng tham gia bảo vệ rừng.

 Ký hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài với UBND xã, Ban quản lý rừng phòng hộ.

 Đảm bảo việc bảo vệ diện tích rừng được khoán theo đúng hợp đồng đã ký một cách thường xuyên, không để xảy ra những tác động tiêu cực đến tài nguyên rừng.

 Báo cáo kịp thời cho chính quyền địa phương, lực lượng kiểm lâm khi phát hiện các vụ chặt phá rừng, khai thác rừng trái phép.

 Không được phá rừng hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng trái phép.

 Nếu vi phạm các quy định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

* Công tác tuần tra, kiểm tra, nghiệm thu, phúc tra rừng - Công tác tuần tra, kiểm tra.

 Định kỳ hoặc đột xuất lực lượng bảo vệ rừng ban quản lý phối hợp với các nhóm hộ, chính quyền địa phương, kiểm lâm sở tại tiến hành tuần tra, kiểm tra các khu vực được giao bảo vệ rừng nhằm phát hiện các hành vi xâm hại đến rừng để xử lý kịp thời.

 Kiểm tra sổ tay nhóm hộ trong quá trình tuần tra, bảo vệ.

 Kiểm tra trách nhiệm bảo vệ rừng của chủ hộ ghi trong cam kết.

 Kiểm tra danh sách chủ rừng và hộ nhận khoán bảo vệ rừng của xã thuộc đối tượng được chi trả DVMTR của xã, huyện, cộng đồng dân cư.

 Kiểm tra số tiền được chi trả cho chủ rừng và hộ nhận khoán bảo vệ rừng của xã, huyện.

 Kiểm tra việc công khai tiền chi trả DVMTR tại cấp tỉnh, huyện, xã, cộng đồng dân cư.

- Công tác nghiệm thu

+ Công tác nghiệm thu dựa vào các căn cứ sau:

. Bản cam kết quản lý, bảo vệ rừng, cung ứng DV MTR hằng năm được phê duyệt.

. Kế hoạch (phương án) chi trả DVMTR được duyệt.

. Số liệu, bản đồ ranh giới diện tích lưu vực cung ứng DVMTR được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

. Hợp đồng giao khoán quản lý bảo vệ rừng của cộng đồng với BQL rừng phòng hộ huyện.

Định kỳ, vào nữa quý IV hằng năm Ban quản lý rừng phòng hộ, Hạt Kiểm lâm thông báo lịch nghiệm thu cho các nhóm hộ để tiến hành nghiệm thu công tác bảo vệ rừng. Nếu những khu vực bị xâm hại mà các nhóm đã báo cáo kịp thời thì coi như hoàn thành nhiệm vụ, nếu rừng bị xâm hại các nhóm hộ không phát hiện được thì không nghiệm thu và tùy vào mức độ nặng nhẹ để có biện pháp xử lý.

Ngoài ra, trong quá trình nghiệm thu phát hiện những khu vực không có rừng chưa được bóc tách thì Ban quản lý rừng phòng hộ, Hạt Kiểm lâm tiến hành khoanh vẽ và loại bỏ không đưa vào chi trả cho năm tiếp theo, sau đó tổng hợp thông báo kết quả cho Quỹ BVPTR cấp tỉnh trước ngày 15/2 năm sau làm cơ sở thanh toán ủy thác tiền chi trả DVMTR của năm kế hoạch cho chủ rừng.

- Phúc tra kết quả bảo vệ rừng

Kết quả nghiệm thu của BQL, Hạt Kiểm lâm được tổng hợp gửi về Quỹ bảo vệ phát triển rừng tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm xem xét và lập kế hoạch tiến hành phúc tra tại các đơn vị chủ rừng.

Kết quả điều tra:

Sau khi Chính sách chi trả DVMTR được thực hiện ở địa phương (từ năm 2015) thì các thôn, nhóm hộ, cộng đồng dân cư đã có sự phân công trong việc tuần tra truy quét bảo vệ rừng của cộng đồng mình. Việc phân chia các thành viên thành từng tổ ở các thôn đã phát huy được thế mạnh trong việc tuần tra bảo vệ rừng.

Thông qua hình thức tính công khi đi bảo vệ rừng những hộ nào đi hôm nào sẽ được tính công ngày đó và có lịch cụ thể, với số lần đi trong một tháng là khoảng 3-4

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện và tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường đến sinh kế của người dân xã trà thủy, huyện trà bồng, tỉnh quảng ngãi (Trang 40 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)