CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Kết quả chi trả DVMTR của tỉnh Quảng Ngãi
3.2.1. Cơ cấu tổ chức của quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Ngãi
Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Ngãi được Chủ tịch UBND tỉnh thành lập tại Quyết định số 998/QĐ-UBND ngày 04/7/2012 và đi vào hoạt động trong năm 2013. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh là một tổ chức tài chính nhà nước, trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh, hoạt động theo cơ chế Hội đồng quản lý, Ban Kiểm soát và Ban Điều hành nghiệp vụ.
- Hội đồng quản lý Quỹ: Được thành lập tại Quyết định số 1296/QĐ-UBND ngày 30/8/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi gồm có 09 thành viên, là lãnh đạo các sở, ngành: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Kho bạc Nhà nước tỉnh và Cục thuế tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT làm Chủ tịch Hội đồng. Các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, trong đó, có 01 Ủy viên Hội đồng quản lý Quỹ làm Giám đốc Quỹ và hoạt động theo chế độ chuyên trách;
- Ban Kiểm soát Quỹ: Trưởng Ban Kiểm soát Quỹ do Phó Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn kiêm nhiệm;
- Ban điều hành nghiệp vụ Quỹ gồm: Giám đốc, Kế toán trưởng và các phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc Quỹ (gồm phòng Kế hoạch – Kỹ thuật; phòng Hành chính – Tổng hợp). Tổng số công chức - viên chức và nhân viên hợp đồng của đơn vị là 07 người. Trong đó, có 02 công chức được Sở Nông nghiệp và PTNT điều động (gồm 01 công chức làm Giám đốc Quỹ và 01 công chức làm công tác kế hoạch - kỹ thuật), còn lại 04 viên chức được tuyển dụng mới và 01 nhân viên hợp đồng.
Tất cả những nội dung hoạt động của Quỹ tỉnh đều thông qua tại các kỳ họp của Hội đồng quản lý Quỹ và ban hành các Nghị quyết để Quỹ tỉnh triển khai thực hiện chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh.
3.2.2. Kết quả ký kết dịch vụ môi trường rừng với các đơn vị sử dụng
Các hợp đồng ủy thác do Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Ngãi ký trực tiếp với bên sử dụng DVMTR:
Tổng số hợp đồng ủy thác chi trả DVMTR do Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Ngãi trực tiếp ký với các đơn vị sử dụng DVMTR là 08 hợp đồng. Bao gồm 05 hợp đồng ủy thác với các đơn vị sản xuất thủy điện và 03 hợp đồng ủy thác với các đơn vị sản xuất và cung ứng nước sạch, cụ thể như sau:
Hợp đồng ủy thác với các cơ sở sản xuất thủy điện:
(1)- Nhà máy thủy điện Nước Trong;
(2)- Nhà máy thủy điện Sông Riềng;
(3)- Nhà máy thủy điện Hà Nang;
(4)- Nhà máy thủy điện Cà Đú;
(5)- Nhà máy thủy điện Huy Măng.
Hợp đồng ủy thác với các cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch:
(6)- Nhà máy Nước khoáng Thạch Bích;
(7)- Công ty Cổ phần cấp thoát nước và xây dựng Quảng Ngãi;
(8)- Công ty Cổ phần Vinaconex Dung Quất.
3.2.3. Công tác tuyên truyền, tập huấn về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng - Xác định chính sách chi trả DVMTR là một chính sách mới, liên quan đến rất nhiều đối tượng, phần lớn là người đồng bào dân tộc thiểu số, người dân sống ở vùng sâu, vùng xa. Để chính sách được hiểu đúng, đi vào người dân thì công tác truyền thông có vai trò rất quan trọng.
- Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh tổ chức biên tập một số hình ảnh cũng như xây dựng nội dung để thực hiện in ấn 5.750 tờ rơi chưa đựng thông tin về quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng và bên sử dụng DVMTR, 200 tờ poster chưa đựng nội dung và hình ảnh môi trường rừng cung cấp các dịch vụ cho các đối tượng sử dụng cấp phát tại các xã có diện tích rừng tham gia cung ứng DVMTR,
Xây dựng 05 bảng Pa nô tuyên truyền trực quan lắp đặt tại các huyện: Ba Tơ, Sơn Tây, Sơn Hà, Tây Trà và Trà Bồng;
Lắp đặt 10 bảng chỉ dẫn thông tin khu rừng tham gia cung ứng DVMTR.
Xây dựng 04 phóng sự tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR, Dưa tin ngắn về hoạt động của Quỹ tỉnh lên hệ thống truyền thông của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam.
Quỹ tỉnh phối hợp cùng Hạt Kiểm lâm sở tại tổ chức 08 lớp tập huấn để tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR kết hợp tuyên truyền pháp luật về công tác bảo vệ rừng cho hơn 300 người tham dự. Xây dựng chuyên đề phóng sự tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR và đã phát trên sóng của Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh 04 phóng sự và 02 tin tức.
Số lượng các buổi tuyên truyền thời gian qua tuy còn ít, nhưng đã tác động đến cho mọi người dân tại các lưu vực thủy điện hiểu được phần nào về mục đích và ý nghĩa của chính sách chi trả DVMTR.
3.2.4. Kết quả huy động các nguồn thu
3.2.4.1. Kết quả huy động nguồn ủy thác chi trả DVMTR:
Tổng số tiền ủy thác DVMTR đã thu được (từ 2011-2017) là 26.183,296 triệu đồng. Trong đó, thu từ Quỹ Trung ương điều phối: 4.249,919 triệu đồng; thu nội tỉnh:
21.933,377 triệu đồng. Cụ thể:
- Truy thu năm 2011 là: 1.257,827 triệu đồng;
- Truy thu năm 2012 là: 1.897,690 triệu đồng;
- Thu năm 2013 là: 2.227,239 triệu đồng;
- Thu năm 2014 là: 3.263,639 triệu đồng;
- Thu năm 2015 là: 4.094,601 triệu đồng.
- Thu năm 2016 là: 6.799,3 triệu đồng;
- Thu năm 2017 là: 6.643 triệu đồng.
3.2.4.2. Kết quả huy động tiền trồng rừng thay thế:
Từ năm 2015 đến 2016, tổng các phương án trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển đổi mục đích sử dụng để xây dựng nhà máy thủy điện và công trình đường dây điện được Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt gồm 05 phương án, với tổng số tiền các chủ đầu tư phải nộp về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh là: 5.590,25 triệu đồng. Đến nay, tất cả chủ đầu tư đã nộp về Quỹ tỉnh với số tiền là: 5.590,25 triệu đồng, đạt tỷ lệ 100% kế hoạch.
3.2.4.3. Điều tiết tiền dịch vụ môi trường rừng đối với những lưu vực có mức chi trả cao hơn 2 lần mức hỗ trợ của ngân sách nhà nước cho khoán bảo vệ rừng theo quy định tại Nghị định số 147/2016/NĐ-CP ngày 02/11/2016 của Chính phủ:
Vận dụng mức hỗ trợ của ngân sách nhà nước đang khoán bảo vệ rừng là 400.000 đồng/ha (tương đương bằng 01 lần mức hỗ trợ cho khoán bảo vệ rừng theo theo quy định tại Nghị định số 75/2015/NĐ-CP) để làm mức cơ sở tính toán đơn giá chi trả cho 01 đơn vị diện tích rừng tham gia cung ứng dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Theo đó, mức chi trả tối đa cho 01 đơn vị diện tích rừng tham gia cung ứng dịch vụ môi trường rừng cho một hay nhiều lưu vực thủy điện bằng 800.000 đồng/ha/năm (tương đương bằng 02 lần mức hỗ trợcho khoán bảo vệ rừng theo quy định tại Nghị định số 75/2015/NĐ-CP). Số tiền dịch vụ môi trường rừng dôi ra từ lưu vực có đơn giá chi trả cao sau khi tính toán chi trả đủ theo mức tối đa thì
được điều tiết sang lưu vực thủy điện có mức chi trả dưới 300.000 đồng/ha/năm (theo mức hỗ trợ bình quân của ngân sách nhà nước đang áp dụng cho công tác giao khoán bảo vệ rừng hiện nay đang áp dụng), theo thứ tự ưu tiên điều tiết cho lưu vực thủy điện liền kề trước rồi mới đến các lưu vực thủy điện tiếp theo.
Trên cơ sở các quy định của Chính phủ và tình hình thực tế tại địa phương, Quỹ tỉnh tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có Quyết định số 1709/QĐ-UBND ngày 14/9/2017 phê duyệt điều tiết tiền DVMTR từ lưu vực có mức chi trả cao sang lưu vực có mức chi trả thấp và cho phép thời gian áp dụng kể từ năm 2018 trở đi.
3.2.4.4. Công tác rà soát các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước để phục vụ cho việc xây dựng phương án chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng:
Trên cơ sở số liệu điều tra, khảo sát sơ bộ các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước tại địa bàn các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh gồm: Khu Kinh tế Dung Quất, Khu Công nghiệp Tịnh Phong, Quảng Phú, VISIP và các cụm công nghiệp làng nghề trên địa bàn tỉnh. Quỹ tỉnh đã tham mưu Chủ tịch Hội đồng quản lý lập Báo cáo gửi Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam đề xuất hỗ trợ kinh phí, kỹ thuật để phục vụ cho công tác xây dựng cơ chế thực hiện chi trả tiền DVMTR áp dụng đối với các đối tượng sản xuất công nghiệp có sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
3.2.5. Kết quả giải ngân
3.2.5.1. Giải ngân tiền DVMTR:
a) Quản lý, sử dụng tiền DVMTR năm 2015:
- Tổng số tiền ủy thác chi trả DVMTR cho các chủ rừng năm 2016 là:
3.747,041 triệu đồng, (không bao gồm chi phí quản lý của Quỹ cấp tỉnh và chi phí dự phòng), đạt tỷ lệ 108,43% so với kế hoạch.
Riêng năm 2017, Quỹ tỉnh đã tiến hành chi trả cho 16.833,65 ha rừng thuộc 07 lưu vực thủy điện với tổng số tiền là 5.541,16 triệu đồng. Cụ thể, chi trả đợt I/2017 (trước 30/4/2017) là 3.116 triệu đồng; chi trả đợt II/2017 (trong tháng 11/2017) là:
2.425,16 triệu đồng.
b) Quản lý, sử dụng nguồn chi phí quản lý:
Quỹ tỉnh sử dụng nguồn chi phí quản lý chủ yếu để triển khai các hoạt động thông tin, tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại các lưu vực có cung ứng DVMTR trên địa bàn tỉnh. Các hoạt động chính như: Tổ chức hội nghị tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc tham gia bảo vệ rừng; xây dựng các phóng sự chuyên đề phát trên sóng Đài Phát thành – Truyền hình tỉnh; biên tập các
Poster hình ảnh trực quan, sinh động giới thiệu về môi trường rừng; tổ chức các buổi tuyên truyền theo hình thức tương tác với người nghe. Qua các buổi tuyên truyền, tuy số lượng chưa nhiều, nhưng bước đầu đã chuyển tải đến một bộ phận không nhỏ người dân đang sinh sống tại các lưu vực thủy điện trên bàn tỉnh hiểu được phần nào về mục đích và ý nghĩa của chính sách chi trả DVMTR, cũng như quyền lợi khi tham gia bảo vệ rừng. Hỗ trợ hoạt động cho Hạt Kiểm lâm các huyện được giao nhiệm vụ thực hiện chi trả cho các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư. Phần chi phí còn lại phục vụ cho các hoạt động nghiệp vụ của Ban điều hành Quỹ chi trả phụ cấp cho các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ, Ban Kiểm soát Quỹ.
3.2.5.2. Kết quả giải ngân tiền trồng rừng thay thế
- Phương án trồng rừng thay thế thủy điện Sơn Trà I: đã thực hiện trồng được 19,5 ha/19,5 ha (đạt 100% kế hoạch); đã giải ngân.
- Phương án trồng rừng thay thế tại công trình thủy điện Hà Nang: đã trồng được 71,3 ha/71,3 ha (đạt 100% kế hoạch) đã giải ngân.
- Phương án trồng rừng thay thế thủy điện ĐakRe 19,5 ha, thực hiện năm 2016, đang làm thủ tục giải ngân.
- Phương án trồng rừng thay thế thủy điện ĐakBa 9,5 ha, đã phê duyệt hồ sơ thiết kế và thực hiện trồng trong kế hoạch năm 2016.
- Phương án trồng rừng thay thế của đường dây 220 Kv Thượng Kon Tum – Quảng Ngãi 3,33 ha, đã phê duyệt hồ sơ thiết kế và thực hiện trồng trong kế hoạch năm 2016.
- Phương án trồng rừng thay thế Hồ chứa nước nước Trong: 13 ha thực hiện năm 2016 (Vốn ngân sách tỉnh đã giao kế hoạch năm 2016).
3.2.6. Công tác giám sát, nghiệm thu diện tích rừng tham gia cung ứng DVMTR Hàng năm, Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành Quyết định thành lập Tổ nghiệm thu để nghiệm thu diện tích rừng đăng ký tham gia cung ứng DVMTR.
Trên cơ sở Thông báo của Sở Nông nghiệp và PTNT về kết quả nghiệm thu diện tích rừng tham gia cung ứng DVMTR của các chủ rừng là tổ chức; kết quả bảo vệ rừng tham gia cung ứng DVMTR của các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn và kết quả nguồn thu ủy thác chi trả tiền DVMTR trong năm. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh xác định số tiền, thông báo và chuyển trả toàn bộ số tiền ủy thác chi trả DVMTR của năm kế hoạch cho toàn bộ các chủ rừng. Cử cán bộ tham gia giám sát và hỗ trợ các chủ rừng là tổ chức thực hiện chi trả tiền DVMTR cho hộ tham gia nhận khoán; Hạt Kiểm lâm chi trả tiền DVMTR cho các chủ rừng là hộ gia đình và cộng đồng dân cư. Qua kết quả giám sát, nguồn tiền ủy thác chi trả DVMTR được chi
trả đầy đủ, kịp thời đến tay các chủ rừng và hộ gia đình tham gia nhận khoán đúng số tiền được Quỹ tỉnh thông báo.
3.2.7. Tác động đến công tác bảo vệ và phát triển rừng
- Kế hoạch năm 2017, tổng diện tích rừng toàn tỉnh được giao khoán bảo vệ rừng khoảng 91.161 ha, trong đó, diện tích rừng được chi trả từ nguồn tiền DVMTR gần 19.000 ha, chiếm 20,8% tổng diện tích rừng được giao khoán toàn tỉnh, tạo điều kiện cho các đối tượng tham gia chính sách chi trả DVMTR gồm: 140 chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân; 19 chủ rừng là cộng đồng dân cư; 05 chủ rừng là tổ chức Nhà nước (BQL rừng phòng hộ các huyện) và 01 chủ rừng là Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp;
thực hiện giao khoán cho gần 1.400 hộ gia đình tham gia bảo vệ rừng. Chính sách này cũng tạo nguồn thu mới, hỗ trợ kinh phí để duy trì hoạt động bảo vệ rừng cho các chủ rừng nhà nước, nhất là các công ty lâm nghiệp trong bối cảnh khai thác rừng tự nhiên phải tạm dừng.
- Nguồn ủy thác chi trả DVMTR hàng năm đóng góp cho ngân sách Nhà nước để đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển rừng, góp phần giảm áp lực chi ngân sách nhà nước đầu tư trong lĩnh vực Lâm nghiệp, thực hiện từng bước xã hội hóa nghề rừng. Sau 05 năm, tổng số tiền thu được từ DVMTR là gần 13 tỷ đồng. Dự kiến, giai đoạn 2018 – 2020 sẽ có thêm 04 nhà máy thủy điện đi vào hoạt động và một số đối tượng sử dụng DVMTR còn lại có khả năng áp dụng chi trả (các cơ sở công nghiệp sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước, các cơ sở kinh doanh du lịch ), đồng thời, mức chi trả DVMTR dự kiến tăng lên thì nguồn thu ủy thác chi trả DVMTR hàng năm sẽ đạt khoảng 15,5 tỷ đồng. Với nguồn kinh phí từ DVMTR sẽ góp phần làm giảm áp lực chi ngân sách nhà nước để đầu tư cho công tác quản lý, bảo vệ rừng tại địa phương. Hàng năm, sẽ thực hiện chi trả cho khoảng 30.000 ha rừng, bình quân mỗi hec ta rừng được chi trả khoảng 500.000 đồng/ha/năm.
3.2.8. Tác động đến cải thiện sinh kế của người làm nghề rừng
Hàng năm, nguồn chi trả DVMTR đã góp phần cải thiện đời sống cho các hộ đồng bào tham gia nhận khoán bảo vệ rừng. Qua số liệu khảo sát chi trả tại các lưu vực thủy điện trên địa bàn tỉnh, lưu vực có đơn giá chi trả cho hộ tham gia nhận khoán bảo vệ rừng cao nhất là 1,3 triệu đồng/ha/năm, tương ứng với mức thu nhập của 01 hộ gia đình tại lưu vực này là 6,12 triệu đồng/năm (lưu vực Hà Nang); lưu vực có đơn giá chi trả thấp nhất là 79 ngàn đồng/ha/năm, tương ứng với mức thu nhập của 01 hộ gia đình là 1,11 triệu đồng/năm (lưu vực Nước Trong). Giai đoạn 2016 - 2020, Quỹ tỉnh dự kiến xây dựng kế hoạch hỗ trợ sinh kế thông qua các hoạt động như: Hỗ trợ trồng cây phân tán, trồng lâm sản phụ dưới tán rừng... nhằm đem lại thu nhập cho người nhận khoán ngoài tiền công bảo vệ rừng, góp phần cải thiện đời sống, tạo niềm tin, động lực cho hộ tham gia nhận khoán bảo vệ và phát triển rừng bền vững.
3.2.9. Cách vận hành quỹ bảo vệ và phát triển rừng về tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng
Hình 3.3. Sơ đồ vận hành quỹ và Chính sách chi trả DVMTR ở tỉnh Quảng Ngãi Thông qua hình 3.2 ta có thể hiểu được cách vận hành của quỹ và Chính sách chi trả DVMTR tại Quảng Ngãi như sau: Các cơ sở sử dụng DVMTR nằm trong lưu vực thủy điện phải thông qua quỹ của tỉnh sau đó từ QBVPTR giữ lại tối đa 5% dự phòng và 10% phí quản lý, 85% được giao đến các chủ rừng; 85% ở tiền chi trả được xem lại là 100%, nếu chủ rừng là nhà nước thì tiếp tục được trích ≤ 10% phí quản lý còn lại số tiền sẽ được giao cho bên nhận khoán. Còn nếu là các chủ rừng khác thì được chi trả 100%.