Điều kiện kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện tư nghĩa, tỉnh quảng ngãi (Trang 54 - 61)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA HUYỆN TƯ NGHĨA

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế năm 2016 a. Tăng trưởng kinh tế

Tình hình kinh tế của huyện trong năm qua tiếp tục tăng trưởng khá, hầu hết đều đạt và vượt chỉ tiêu Nghị quyết HĐND huyện giao.

Tốc độ tăng giá trị sản xuất 15,1%, đạt chỉ tiêu Nghị quyết HĐND huyện giao.

Trong đó: công nghiệp, xây dựng tăng 18,1%; thương mại, dịch vụ tăng 17,1%; nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 5%.

Tổng giá trị sản xuất cả năm (giá so sánh năm 2010) ước đạt 7.998 tỷ đồng, vượt 0,1% chỉ tiêu Nghị quyết HĐND huyện giao. Trong đó: Công nghiệp, xây dựng:

3.404 tỷ đồng; Thương mại, dịch vụ: 3.164 tỷ đồng; Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản: 1.430 tỷ đồng.

Tổng giá trị sản xuất cả năm (giá hiện hành) ước đạt 10.286 tỷ đồng, vượt 0,1%

chỉ tiêu Nghị quyết HĐND huyện giao. Trong đó: Công nghiệp, xây dựng: 4.394 tỷ đồng; Thương mại, dịch vụ: 3.931 tỷ đồng; Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản: 1.961 tỷ đồng.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng: Công nghiệp, xây dựng chiếm 42,7%; Thương mại, dịch vụ chiếm 38,2%; Nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 19,1%;

đạt chỉ tiêu Nghị quyết HĐND huyện giao.

b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế của huyện đã và đang từng bước chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, tăng tỷ trọng lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ, giảm nông lâm thuỷ sản đã góp phần quan trọng trong việc đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện, nâng cao đời sống nhân dân và giữ vững chính trị, quốc phòng an ninh.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng: Công nghiệp, xây dựng chiếm 42,7%; Thương mại, dịch vụ chiếm 38,2%; Nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 19,1%;

đạt chỉ tiêu Nghị quyết HĐND huyện giao.

Quá trình chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, ngày càng củng cố dần cơ cấu kinh tế Công nghiệp, xây dựng - Dịch vụ - Nông lâm ngư nghiệp.

3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành

a. Khu vực kinh tế Nông - Lâm nghiệp và Thủy sản

Hoàn thành việc xây dựng, phê duyệt và đang tổ chức triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Tổng giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản (giá so sánh năm 2010) ước thực hiện cả năm 1.430 tỷ đồng, đạt 100% chỉ tiêu Nghị quyết HĐND huyện giao.

* Trồng trọt

Tổng sản lượng lương thực cả năm ước đạt 59.485 tấn, vượt 0,3% so với chỉ tiêu Nghị quyết HĐND huyện giao.

Diện tích gieo trồng cây lúa cả năm là 7.993 ha, năng suất bình quân 64,8 tạ/ha, sản lượng 51.786 tấn, diện tích giảm 147 ha, năng suất tăng 0,3 tạ/ha, sản lượng giảm 1,4% so với chỉ tiêu Nghị quyết HĐND huyện giao. Nguyên nhân diện tích lúa giảm là do trong năm 2016, UBND huyện đã thu hồi một phần diện tích đất trồng lúa để giải

phóng mặt bằng thực hiện đầu tư xây dựng một số dự án mới trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, người dân đã chủ động chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô theo chính sách hỗ trợ của Chính phủ.

Diện tích cây ngô 1.222 ha, tăng 90 ha, năng suất 63 tạ/ha, tăng 3 tạ/ha, sản lượng 7.699 tấn, vượt 13,3% so với Nghị quyết HĐND huyện.

Các loại cây trồng khác thực hiện đảm bảo theo kế hoạch như cây mỳ diện tích 1.258 ha, sản lượng 44.030 tấn, đạt 100%; đậu các loại diện tích 265 ha, sản lượng 477 tấn, vượt 7,7%; rau các loại diện tích 1.285 ha, sản lượng 24.222 tấn, vượt 0,5% so với Nghị quyết HĐND huyện.

Riêng cây lạc diện tích 580 ha, sản lượng 1.160 tấn, đạt 95,7%; cây mía diện tích 326 ha, đạt 74,9%, năng suất bình quân ước 610 tạ/ha, vượt 1,8% (trong năm 2016, UBND huyện đã chỉ đạo phòng Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Nhà máy đường Phổ Phong và UBND 02 xã Nghĩa Thắng, Nghĩa Lâm thực hiện mô hình cánh đồng lớn áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất thâm canh cho trên 2338 ha mía, bước đầu đem lại hiệu quả, năng suất bình quân đạt trên 100 tấn/ha), sản lượng 19.886 tấn, đạt 76,3% so với Nghị quyết HĐND huyện. Diện tích cây mía giảm nguyên nhân do giá thu mua mía của nhà máy đường không ổn định nên người trồng mía chưa yên tâm đầu tư thâm canh hoặc chuyển qua cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn.

* Chăn nuôi

Tổ chức tiêm phòng theo định kỳ các loại vắc xin dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng, dịch tả lợn theo đúng kế hoạch; duy trì công tác kiểm soát giết mổ, khử trùng tiêu độc nên trong năm 2016 các bệnh thông thường có xảy ra nhưng ở quy mô hộ gia đình, nhỏ lẻ và đã được khắc phục kịp thời.

Đến cuối năm 2016, tổng đàn gia súc ước đạt 128.290 con, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm trước và vượt 1,2% so với chỉ tiêu Nghị quyết HĐND huyện giao, trong đó: đàn trâu 5.290 con, đàn bò 26.500 con, đàn lợn 96.500 con.

* Lâm nghiệp

Công tác quản lý bảo vệ diện tích rừng hiện có trên địa bàn huyện là 6.255,21 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên phòng hộ 2.058,83 ha được tiến hành thường xuyên. Đã triển khai điều tra, kiểm kê rừng trên địa bàn huyện. Nghiệm thu, bàn giao các công trình lâm sinh cho UBND các xã và hộ gia đình tham gia dự án KFW6 quản lý; tu sửa lại hệ thống biển báo và thành lập đội kiểm tra liên ngành phối hợp cùng với địa phương để thường xuyên kiểm tra việc mua bán, vận chuyển trái phép lâm sản. Đã tịch thu hơn 10 m3 gỗ các loại, bán đấu giá nộp ngân sách nhà nước theo đúng quy định.

Xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy rừng, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng cháy chữa cháy rừng đến các chủ rừng nên đến nay không có vụ cháy rừng nào xảy ra.

Trồng rừng tập trung 300 ha (trồng lại sau khai thác), vượt 6%, trồng cây phân tán 120.000 cây, vượt 20% so với Nghị quyết HĐND huyện. Các loại cây trồng chủ yếu là các loại keo để phục vụ cho nguyên liệu làm giấy. Tỷ lệ độ che phủ rừng là 29%, đạt 100% kế hoạch.

* Thủy sản

Trong năm tình hình nuôi tôm tiếp tục gặp nhiều khó khăn do: chi phí cải tạo ao hồ cao, dịch bệnh diễn ra ở diện rộng khó khống chế; bên cạnh đó, một số người nuôi chưa chấp hành tốt lịch thời vụ. Diện tích thả nuôi tôm 74,1 ha, bằng 67,4% so với cùng kỳ năm trước và đạt 87,2% kế hoạch; sản lượng thu hoạch ước đạt 185,25 tấn, đạt 68,6% so với Nghị quyết HĐND huyện.

b. Khu vực Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp

Hầu hết các sản phẩm công nghiệp đều đạt và vượt kế hoạch, giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng (giá so sánh năm 2010) ước đạt 3.404 tỷ đồng, vượt 0,1% chỉ tiêu Nghị quyết HĐND huyện giao; Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ước đạt 976 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010), vượt 0,1% chỉ tiêu Nghị quyết HĐND huyện giao.

Đến nay, tại Cụm Công nghiệp La Hà có 16 doanh nghiệp hoạt động bình thường, 01 doanh nghiệp đang tạm ngưng (Công ty CP tổng hợp Việt Phú), 01 doanh nghiệp đang lập hồ sơ xin thuê đất. Tỷ lệ lấp đầy đạt 100%; tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp hơn 228 tỷ đồng, sử dụng hơn 1.100 lao động, mức lương bình quân của người lao động là 3,5 triệu đồng/tháng. Ước doanh thu cả năm 2016 của các doanh nghiệp là 150 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước ước đạt khoảng 8,5 tỷ đồng, tăng 0,5 tỷ đồng so với năm 2015.

Cơ sở sản xuất gạch tuy-nen tại Gò Su xã Nghĩa Thắng năm 2016 đã sản xuất được khoảng 45 triệu viên gạch các loại, giải quyết việc làm cho trên 150 công nhân địa phương.

Tình hình giải ngân các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản ước đến ngày 31/01/2017 là: 168.475 triệu đồng/262.240 triệu đồng, đạt tỷ lệ 64%. Hầu hết các nguồn vốn đều ước giải ngân 100%, riêng vốn ngân sách huyện thu từ quỹ đất ước giải ngân là 30.444 triệu đồng, đạt tỷ lệ 24,5%.

Vốn ngân sách tỉnh: 10.000 triệu đồng, UBND huyện đã phân khai trả nợ cho 03 công trình hoàn thành và thực hiện 01 công trình chuyển tiếp; đã giải ngân 8.065

triệu đồng, đạt 80% kế hoạch.

Vốn ngân sách tỉnh phân cấp cho UBND huyện: 17.102 triệu đồng, UBND huyện đã phân khai trả nợ vốn vay tín dụng ưu đãi 625 triệu đồng; phân khai trả nợ cho 05 công trình hoàn thành, 03 công trình chuyển tiếp và 08 công trình thực hiện đầu tư mới; đã giải ngân 12.641 triệu đồng, đạt 73,9% kế hoạch.

Vốn ngân sách huyện thu từ quỹ đất theo kế hoạch 124.210 triệu đồng: đã phân khai trả nợ 18 công trình hoàn thành, 05 công trình thực hiện đầu tư chuyển tiếp, 30 công trình nông thôn mới đã quyết toán và 03 công trình thực hiện đầu tư mới; đã giải ngân 16.749 triệu đồng, đạt 13,5% kế hoạch.

Phân khai vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để thực hiện đầu tư mới 08 công trình cho 03 xã Nghĩa Thương, Nghĩa Phương và Nghĩa Sơn, với tổng kinh phí là 8.400 triệu đồng; đã giải ngân 4.511 triệu đồng, đạt 53,7% kế hoạch.

Phân khai vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững để thực hiện đầu tư công trình Đường giao thông nông thôn từ nhà ông Phạm Cư đến Hóc Đành (giai đoạn 2), với tổng kinh phí là 973 triệu đồng.

Tiếp tục chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình do địa phương làm chủ đầu tư.

c. Khu vực Thương mại - Dịch vụ - Du lịch

Mạng lưới thương mại, dịch vụ trong thời gian qua phát triển khá, tạo điều kiện cung cấp hàng hóa tương đối đầy đủ và đa dạng đến các địa phương, giảm chênh lệch giá cả giữa các vùng đồng bằng và miền núi. Hiện nay, đang xây dựng hoàn chỉnh chợ xã Nghĩa Phương diện tích 4.780 m2 và chợ Điện An, xã Nghĩa Thương diện tích 2.000 m2 nhằm phát triển dịch vụ phân phối hàng hóa, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân trong vùng; bên cạnh đó, một số địa phương đã nâng cấp các chợ cũ có sẵn để đáp ứng nhu cầu buôn bán của nhân dân như: nâng cấp chợ Sông Vệ, chợ La Hà,...

UBND tỉnh đã chấp thuận cho doanh nghiệp đầu tư Khu nghỉ dưỡng Bãi Dừa (xã Nghĩa Hòa) và đang kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào khu du lịch Suối Nước Nóng ở xã Nghĩa Thuận.

Giá trị thương mại, dịch vụ (giá so sánh năm 2010) ước đạt 3.164 tỷ đồng, vượt 0,1% chỉ tiêu Nghị quyết HĐND huyện giao.

Tổng mức lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ ước đạt 2.625 tỷ đồng, vượt 0,1%

chỉ tiêu Nghị quyết HĐND huyện giao.

3.1.2.3. Tình hình dân số, lao động, việc làm và an sinh xã hội

Dân số huyện Tư Nghĩa đến năm 2016 khoảng 129.520 người. Dân cư phân bố theo lãnh thổ không đồng đều, mật độ dân số bình quân toàn huyện là 628 người/km2, đa số tập trung ở vùng đồng bằng.

Đăng ký với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh về kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2016 với số lượng 2.570 đối tượng. Đã tạo việc làm mới cho 3.200 lao động, đạt 100% so với Nghị quyết HĐND huyện.

UBND huyện đã phê duyệt kết quả Tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015 theo chuẩn giai đoạn 2016 – 2020. Kết quả: tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện chiếm 5,29% và tỷ lệ hộ cận nghèo chiếm 7,68%.

Hiện nay, đang triển khai thực hiện việc điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2016 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020 theo Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Ước đến cuối năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện chiếm 4,86% và tỷ lệ hộ cận nghèo chiếm 7,42%.

Giải quyết kịp thời các chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng, đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo và bảo trợ xã hội. Nhờ vậy, đời sống của người dân từng bước được ổn định và nâng lên, công tác giảm nghèo tiếp tục phát huy hiệu quả.

3.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội

Bàn giao 100% mặt bằng sạch cho chủ đầu tư Dự án đường Cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi đúng thời gian UBND tỉnh quy định. Hiện nay đang tập trung chỉ đạo giải quyết một số tồn tại liên quan đến dự án Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1, Dự án chỉnh trang đô thị và quy hoạch khu dân cư phía Nam trường Đại học Tài chính – Kế toán, Đường trục chính phía Đông trung tâm thị trấn La Hà, ... Và chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác giải phóng mặt bằng các dự án Đường Cụm Công nghiệp La Hà đi huyện Nghĩa Hành, Hệ thống mương tiêu úng Bàu Nhá - Bàu Giang, các dự án quy hoạch Khu dân cư, …

Từ đầu năm đến nay, UBND huyện đã thẩm định và phê duyệt 70 phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án, với tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ trên 65.593 triệu đồng. Ước đến cuối năm 2016, phê duyệt được khoảng 90 phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, với tổng kinh phí khoảng 83.600 triệu đồng.

3.1.2.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội a. Thuận lợi

Tư Nghĩa là một huyện nằm ở trung tâm tỉnh Quảng Ngãi có tuyến quốc lộ 1 và đường sắt Bắc - Nam đi qua là điều kiện thuận lợi cho huyện thu hút đầu tư, ứng dụng khoa học kỹ thuật để phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời huyện nằm trong vùng ảnh hưởng của vùng trọng điểm kinh tế miền Trung như: Khu kinh tế Dung Quất, khu kinh tế mở Chu Lai, cảng biển Sa Kỳ,… và thành phố Quảng Ngãi. Với vị trí khá thuận lợi trên là điều kiện quan trọng để Tư Nghĩa phát triển kinh tế năng động và đa dạng.

- Với diện tích tự nhiên tương đối lớn, tài nguyên đất đai phong phú, địa hình đa dạng thích hợp cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp như trồng các loại cây lương thực, hoa màu và chăn nuôi gia súc theo hướng sản xuất hàng hóa. Đặc biệt là huyện nằm trong vùng lưu vực Sông Trà Khúc và Sông Vệ với hệ thống thủy lợi Thạch Nham thuận tiện trong việc cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.

- Tiềm năng đất lâm nghiệp tương đối lớn chiếm khoảng 27,55 tổng diện tích tự nhiên, đây là điều kiện để phát triển các loại cây nguyên liệu chế biến gỗ, giấy và các loại cây công nghiệp dài ngày.

- Về tài nguyên khoáng sản huyện có một số loại có trữ lượng lớn như Cao lanh, đá xây dựng, cát sỏi, đặc biệt có suối nước khoáng ở Nghĩa Thuận.

- Tài nguyên nhân văn phong phú, nhiều di tích lịch sử văn hóa có giá trị, nổi tiếng nhiều thắng cảnh đẹp thuận lợi cho phát triển ngành dịch vụ - du lịch như: Khu du lịch suối Mơ, khu du lịch suối nước nóng, điểm du lịch Thạch Nham,…

- Kinh tế của huyện luôn đạt tăng trưởng khá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Với vị trí nằm sát trung tâm hành chính của tỉnh, huyện đã tận dụng lợi thế đó để phát triển các ngành thương mại, dịch vụ, ... Cụm công nghiệp La Hà đã thu hút được nhiều nhà đầu tư vào sản xuất kinh doanh.

- Hạ tầng giao thông phát triển tương đối đồng bộ, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân trong việc đi lại và đáp ứng nhu cầu sản xuất.

- Cơ chế chính sách tương đối thông thoáng, có nhiều cố gắng trong việc thu hút các nguồn lực từ các thành phần kinh tế khác cho việc đầu tư và phát triển, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

- Nhân dân huyện Tư Nghĩa cần cù chịu khó, ham học hỏi và đoàn kết là động lực, tiền đề cơ bản trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

b. Những khó khăn, thách thức

- Là huyện đồng bằng ven biển nên hàng năm phải chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các cơn bão. Về mùa mưa lũ các vùng hạ lưu Sông Vệ thường bị ngập úng nên phần

nào cũng ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

- Tài nguyên khoáng sản hạn chế, chủ yếu là khai thác đất, đá làm vật liệu xây dựng nên gây ảnh hưởng đến việc phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện.

- Kinh tế phát triển chưa vững chắc, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động còn chậm chưa đột phá trong công nghiệp dịch vụ.

- Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của một số công trình trọng điểm gặp nhiều vướng mắc, chủ yếu liên quan đến cơ chế chính sách bồi thường, hồ sơ pháp lý đất đai.

- Công tác quy hoạch, quản lý khai thác các nguồn tài nguyên bảo vệ môi trường tuy có những chuyển biến tích cực nhưng còn nhiều bất cập. Công tác điều tra, thăm dò, quy hoạch các nguồn tài nguyên trên địa bàn thực hiện chậm. Quản lý các loại khoáng sản, tài nguyên rừng chưa chặt chẽ. Tình trạng ô nhiễm môi trường ở các đô thị, cụm công nghiệp, khu đông dân cư có xu hướng gia tăng đã và đang ảnh hưởng đến chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững của nền kinh tế cũng như đời sống của nhân dân

- Vấn đề gây khó khăn trong công tác cấp GCN còn phải kể đến thời tiết và khí hậu đã gây ra lũ lụt làm sạt lỡ đất đai, xói mòn đất… làm cho đất đai luôn bị biến động, thường xuyên phải đo đạc, chỉnh lý lại bản đồ sau khi thiên tai xảy ra. Ngoài ra bão lụt làm hỏng, rách nát một số giấy tờ đã lâu do UBND lưu trữ.

- Dân số đông nhưng phân bố không tập trung, nằm rải rác cả ở những vùng núi, trình độ dân trí còn thấp gây khó khăn cho công tác cấp GCN QSDĐ. Phải tốn nhiều thời gian để phổ biến Luật Đất đai và tuyên truyền cho tất cả người dân thấy được tầm quan trọng của việc cấp GCN quyền sử dụng đất.

- Sản xuất nông nghiệp tuy tăng trưởng nhưng chưa thật sự vững chắc, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cây trồng vật nuôi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật còn chậm.

- Dân số đông, mật độ dân số cao gây áp lực cho sử dụng đất đai. Bình quân diện tích đất nông nghiệp/lao động nông nghiệp thấp.

- Quỹ đất có khả năng sản xuất nông nghiệp không nhiều và đã khai thác gần hết. Trong những năm tới việc đẩy mạnh đô thị hóa chủ yếu lấy từ đất sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện tư nghĩa, tỉnh quảng ngãi (Trang 54 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)