ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM LÀM TỐT CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TƯ NGHĨA, TỈNH QUẢNG NGÃI

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện tư nghĩa, tỉnh quảng ngãi (Trang 92 - 97)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM LÀM TỐT CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TƯ NGHĨA, TỈNH QUẢNG NGÃI

Một hệ thống đăng ký đất đai hoạt động hiệu quả phục vụ cho việc quản lý và khai thác đất đai thuận tiện, nhanh chóng và hiệu quả thì cần phải đảm bảo được những yêu cầu về sự chính xác và an toàn, rõ ràng và đơn giản, sự triệt để và kịp thời, sự công bằng và dễ tiếp cận, sự bền vững và ổn định, chi phí thấp. Trên cơ sở đánh giá về thực trạng của hệ thống đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và quản lý hồ sơ địa chính tại huyện Tư Nghĩa, cho thấy những điểm thuận lợi đối với hệ thống đăng ký đất đai và một số vấn đề còn tồn tại trong hoạt động này thì cần có sự điều chỉnh của pháp luật và tổ chức thực hiện, tạo cơ sở cho hoạt động đăng ký được tiến hành theo trình tự nhất định. Để khắc phục những yếu kém, tồn tại và bất cập trong việc đăng ký đất đai và quản lý hồ sơ địa chính tại huyện Tư Nghĩa trong thời gian đến, đề xuất một số giải pháp cụ thể sau:

3.3.1. Về cơ cấu tổ chức

- Hoàn thiện mô hình tổ chức của Văn phòng ĐKĐĐ, trong đó phải quy định rõ

vai trò, trách nhiệm của Văn phòng ĐKĐĐ và các đơn vị liên quan; mối quan hệ phối hợp giữa các đơn vị, khắc phục tình trạng vừa chồng chéo vừa sơ hở, quy trình làm việc cụ thể trong khi thực hiện nhiệm vụ của Văn phòng ĐKĐĐ với các đơn vị liên quan.

- Hoàn thiện quy chế làm việc của Văn phòng ĐKĐĐ, trong đó phải quy định rõ trình tự thủ tục công việc, phân công trách nhiệm của từng bộ phận và từng chức danh công chức, viên chức làm việc tại Văn phòng ĐKĐĐ, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra về hiệu quả công việc.

- Xây dựng tiêu chuẩn chức danh công chức, viên chức, tạo điều kiện để công chức, viên chức phấn đấu rèn luyên nâng cao trình độ, kỹ năng năng chuyên môn và tinh thần phục vụ; đồng thời là căn cứ để tuyển dụng nhân sự khi có nhu cầu.

- Sự phân công, phân cấp quyền hạn rõ ràng, rành mạch sẽ tăng cường tính kỹ luật, tự chịu trách nhiệm của cơ quan, cán bộ quản lý và đăng ký đất đai; đảm bảo tính khách quan trong kết quả của hoạt động địa chính; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để ngành Tài nguyên và Môi trường có thể kiện toàn tổ chức và xây dựng một đội ngũ cán bộ vững mạnh ngang tầm với nhiệm vụ.

3.3.2. Về lực lượng nhân sự

Để hệ thống đăng ký đất đai hoạt động hiệu quả, ngoài việc kiện toàn cơ cấu tổ chức, thì sự quan tâm đối với lực lượng nhân sự vận hành hệ thống cũng là vấn đề không kém phần quan trọng. Cán bộ thực hiện hoạt động đăng ký đất đai tại Văn phòng đăng ký QSD đất có thể do trước đây được tuyển dụng vào công tác tại cơ quan Tài nguyên và môi trường nên chưa được đào tạo đúng chuyên môn, nghiệp vụ. Vì vậy, năng lực chuyên môn để thực hiện công việc là không phù hợp, nhất là khi yêu cầu sử dụng thành thạo vi tính và ứng dụng các phần mềm công nghệ thông tin vào hoạt động đăng ký đất đai ngày càng trở nên cấp thiết hơn. Do đó, để nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự của hệ thống đăng ký đất đai, cần chú trọng:

- Đưa ra những tiêu chuẩn cụ thể về trình độ, chuyên môn... cho từng bộ phận cán bộ thực hiện công tác đăng ký đất đai, khi mà hệ thống dữ liệu đất đai từng bước được tin học hóa, các hoạt động, thao tác phần lớn tiến hành trên vi tính thông qua những phần mềm xử lý chuyên ngành, thì đòi hỏi cán bộ đăng ký phải có khả năng sử dụng vi tính thành thạo. Đây là lĩnh vực mà trình độ của cán bộ trong hệ thống đăng ký đất đai hiện hành còn hạn chế.

- Đối với cán bộ sẽ tổ chức thi tuyển công chức, viên chức vào Phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng đăng ký đất đai và các chi nhánh: Lấy 80% cán bộ có chuyên môn quản lý đất đai như kỹ sư quản lý đất đai, cử nhân địa chính, còn lại 20% là cán bộ có chuyên môn quản lý nhà ở, xây dựng, qui hoạch và tin học. Đăng báo và tổ chức thi tuyển công khai theo yêu cầu của Luật Công chức, viên chức, dứt

khoát không nể nang để nhận, tuyển cán bộ không đạt yêu cầu, trên cơ sở vì việc xếp người chứ không vì người xếp việc. Trình độ cán bộ phải từ đại học trở lên.

- Tổ chức những lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, thường xuyên kiểm tra, đánh giá trình độ cán bộ đạt được và xem đây là tiêu chuẩn để xét nâng bậc lương, cũng như là điều kiện để tiếp tục được phân công nhiệm vụ.

- Nâng cao tinh thần trách nhiệm và phẩm chất đạo đức của cán bộ trong hệ thống đăng ký đất đai.

- Kiên quyết xử lý kỷ luật cán bộ có hành vi, thái độ nhũng nhiễu và có hành vi tiêu cực trong quá trình thực hiện nhiệm vụ với người dân.

- Đối với cán bộ cấp cơ sở cần phải được nâng cao chất lượng chuyên môn, ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ nhân dân; việc đào tạo nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã, phường có ý nghĩa rất quan trọng bởi các qua hệ đất đai điều được xác lập từ cơ sở, mọi biến động đều phát sinh trên những thửa đất cụ thể và con người cụ thể chính vì vậy cần nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã, phường. Hơn nữa, lực lượng nhân sự này đa phần là cán bộ trẻ, mới được tuyển dụng nên họ có thể sẵn sàng tiếp nhận sự thay đổi, học hỏi và mong muốn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình.

- Động viên, đôn đốc viên chức và người lao động của cơ quan nâng cao tinh thần trách nhiệm và làm thêm ngoài giờ hành chính.

3.3.3. Về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và hồ sơ địa chính

Để quản lý được hệ thồng hồ sơ địa chính, đề tài đề xuất trước hết phải thiết lập và hoàn thiện tất cả các tài liệu của hệ thống hồ sơ ở các lĩnh vực:

- Đo đạc bản đồ:

+ Có chủ trương đo đạc bản đồ địa chính đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện có hệ thống tọa độ thống nhất, để làm cơ sở tổ chức cho người sử dụng đất kê khai đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp.

+ Cập nhật kịp thời các biến động về đất đai đối với các công trình, dự án thực hiện trên địa bàn huyện trên hệ thống bản đồ có hệ tọa độ VN 2000.

+ Thực hiện việc đo đạc để chỉnh lý chính xác số liệu đã đo đạc trước đây trên hệ thống bản đồ Dự án VLAP có sai sót về hình thể, diện tích... để kịp thời giải quyết những tồn tại trước đây trong quá trình thực hiện dự án VLAP chưa được giải quyết.

- Lập Sổ sách trong hồ sơ địa chính:

+ Phải thiết lập đầy đủ các loại sổ, nội dung của từng loại sổ theo đúng quy

định đã được hướng dẫn. Những mẫu sổ trước đây không chứa đựng đầy đủ thông tin phục vụ quản lý Nhà nước về đất đai thì cần phải thay thế bằng mẫu sổ mới hoặc cập nhật đầy đủ thông tin vào sổ địa chính, sổ mục kê…

- Việc cập nhật, biến động và chỉnh lý hồ sơ địa chính:

+ Việc cập nhật các biến động vào bản đồ phải được thực hiện thường xuyên từ xã sao cho hệ thống bản đồ địa chính luôn phản ánh đúng hiện trạng sử dụng đất đáp ứng được yêu cầu quản lý đất đai trên địa bàn huyện Tư Nghĩa.

+ Việc chỉnh lý bản đồ phải được thực hiện thường xuyên và vừa phải chỉnh lý bản đồ giấy và bản đồ số trên máy tính bằng các phần mềm chuyên ngành rồi cập nhật đầy đủ trên hệ thống máy chủ.

3.3.4. Về phía các cấp chính quyền

- UBND huyện Tư Nghĩa cần chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về đất đai đến người dân bằng mọi phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, đài phát thanh, truyền hình nhằm nâng cao nhận thức, về việc chấp hành pháp luật đất đai của nhân dân, tự giác thực hiện nghĩa vụ kê khai đăng ký quyền sử dụng đất đầy đủ, kịp thời;

- UBND huyện Tư Nghĩa cần kiểm tra, rà soát và kịp thời chỉ đạo thống nhất, giải quyết các vướng mắc trong công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ cho nhân dân;

- UBND các xã cần đẩy nhanh việc xác minh, ký xác nhận đơn đề nghị cấp GCNQSDĐ và các giấy tờ liên quan của công dân.

- Xây dựng mô hình giao nhiệm vụ cho cơ quan chuyên môn và cấp xã trực thuộc một cách rõ ràng và chi tiết để thực hiện. Đồng thời, tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu và có chế tài xử lý nghiêm nếu vi phạm.

- Có chủ trương, chính sách và bố trí kinh phí để mua sắm trang thiết bị nhằm xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính hoàn chỉnh và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cho địa bàn huyện trong thời gian gần nhất.

3.3.5. Về phía cơ quan Tài nguyên và Môi trường huyện Tư Nghĩa

- Công khai quy trình, thủ tục tại nơi tiếp nhận và trả kết quả phải rõ ràng và đầy đủ. Cần phải làm thế nào để công dân hiểu và biết rõ họ phải làm gì, phải bổ sung những loại giấy tờ cụ thể cho hồ sơ cấp GCNQSDĐ;

- Bố trí cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có phẩm chất đạo đức tốt và am hiểu về công việc, về pháp luật, biết cách ứng xử, thái độ phục vụ ân cần, tận tình chu đáo với nhân dân;

- Thông báo, tuyên truyền rộng rãi cho nhân dân biết các quy định về cấp GCNQSDĐ và các thủ tục đăng ký biến động đất đai; đối với những trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất cho nhà nước nhưng người dân không đủ tiền nộp, thì hướng dẫn cụ thể về việc Nhà nước cho nợ tiền sử dụng đất và lệ phí trước bạ trong 5 năm không tính lãi suất khi được cấp GCNQSDĐ theo quy định;

- Thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của cấp trên, báo cáo nhanh chóng, kịp thời những vướng mắc trong quá trình thực hiện công việc;

- Mỗi cán bộ, viên chức cần phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, phẩm chất đạo đức khi phục vụ nhân dân, tránh tình trạng sách nhiễu gây phiền hà cho nhân dân.

Thường xuyên trau dồi chuyên môn nghiệp vụ nâng cao trình độ, tính sáng tạo trong công việc để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;

- Nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đất đai nhằm đẩy nhanh tiến độ xử lý công việc nhanh chóng, chính xác và công tác quản lý dễ dàng, hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện tư nghĩa, tỉnh quảng ngãi (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)