2.1. Thiết kế nghiên cứu 2.1.1. Nguồn thu thập số liệu
Luận văn tiến hành việc thu thập các dữ liệu thứ cấp (dựa trên các thông tin sẵn có), kết hợp với lý thuyết tại Chương 1 nhằm phát hiện những tồn tại trong hoạt động kiểm soát tài chính của BHTGVN, từ đó đề xuất giải pháp và kiến nghị phù hợp nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm soát tài chính tại BHTGVN. Trong đó, học viên ƣu tiên sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp đến từ các báo cáo của các phòng ban tại BHTGVN để tạo tính chính xác trong các phân tích.
2.1.2. Cách thức thu thập số liệu
Thông tin bên ngoài: Từ các trang thông tin điện tử trong và ngoài nước, từ nguồn sách báo và các tài liệu đã xuất bản cũng nhƣ các nghiên cứu liên quan đến hoạt động kiểm soát tài chính, hoạt động của bảo hiểm tiền gửi trước đây.
Thông tin bên trong: Các số liệu đƣợc thu thập thông qua các báo cáo qua các năm của BHTGVN nhƣ: Báo cáo tài chính năm/bán niên, báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính năm/bán niên, báo cáo thường niên ...
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thống kê và phân tích dữ liệu
Phân tích thống kê là xác định mức độ, nêu lên sự biến động biểu hiện tính chất và trình độ chặt chẽ của mối liên hệ hiện tƣợng. Phân tích thống kê lấy con số thống kê làm tư liệu, lấy các phương pháp thống kê làm công cụ nghiên cứu.
Phân tích thống kê có ý nghĩa quan trọng trong quá trình quản lý kinh tế.
Nhờ có lý luận và phương pháp phong phú mà thống kê có thể vạch ra nguyên nhân của việc hoàn thành kế hoạch và các quyết định quản lý; phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến việc sử dụng nguồn lực, xác định các mối liên hệ, các tính quy luật chung của hệ thống.
Chức năng của phân tích thống kê ngày càng trở nên quan trọng hơn, khối lượng công việc nhiều hơn và vai trò của thống kê trong bộ máy Nhà nước ngày
29
càng nhiều hơn. Trong quá trình phân tích thống kê phương pháp tiếp cận hệ thống đòi hỏi phải tiếp cận theo cả 2 hướng: hướng phân tích và hướng tổng hợp.
Theo hướng phân tích đối tượng nghiên cứu được tách ra thành nhiều yếu tố cấu thành, các nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động của đối tượng cũng được chia ra làm nhiều nguyên nhân nhỏ hơn nhằm tạo khả năng nghiên cứu một cách sâu sắc và chi tiết đối tƣợng. Do việc phân tích thành các nhân tố nhƣ trên ta có thể khảo sát và biết đƣợc đâu là nhân tố nổi trội tác động của đối tƣợng mà ta nghiên cứu. Mức độ chi tiết của việc nghiên cứu phân tích nhân tố phụ thuộc vào nhiệm vụ phân tích thống kê và khả năng thực té của sự phân tích nhân tố. Không phải lúc nào cũng phân tích một cách chi tiết vì trong nhiều trường hợp điều đó là không thể thực hiện và nếu thực hiện đƣợc thì có nhiều khả năng làm nhiễu các quyết định quản lý.
Theo hướng tổng hợp có thể có một số cách làm khác nhau người ta có thể khảo sát sự biến động chung của cả đối tƣợng nghiên cứu, xây dựng các mô hình biến động của chúng trong một thời gian dài hoặc trên quy mô lớn từ đó phân tích quy luật của đối tƣợng. Cũng có thể nghiên cứu đối tƣợng trong mối quan hệ lẫn nhau với một số nhân tố chủ yếu khác hay hiện tượng, quá trình khác. Người ta có thể kết hợp nhiều nhân tố nhỏ thành nhóm các nhân tố ảnh hưởng có cùng tính chất chung nào đó để khảo sát sự tác động theo các hướng chủ yếu khác nhau. Hoặc biến các nhân tố có thể so sánh đƣợc.
Phân tích thống kê doanh thu, chi phí, khối lƣợng hàng năm nhằm đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện hoạt động kiểm soát tài chính của BHTGVN, từ đó chỉ ra xu hướng phát triển, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố liên quan đến đối tƣợng nghiên cứu.
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu tại bàn
Đây là phương pháp nghiên cứu bằng cách thu thập các tài liệu có liên quan dưới dạng có xuất bản hoặc không xuất bản và xử lý chúng thích hợp. Các tài liệu này chủ yếu là các thông tin thứ cấp như các số liệu thông tin thường kỳ sẵn có ở các bộ phận tài chính, kế toán, thống kê, các nguồn thông tin trên sách báo, bản tin
30
kinh tế, mạng xã hội. Phương pháp này có những ưu điểm như dễ tìm kiếm và tìm kiếm nhanh bởi thông tin thu thập là các thông tin có sẵn nên vấn đề chỉ là phát hiện và thu thập lại, do đó tốn ít thời gian và chi phí thấp. Việc nghiên cứu tại bàn cũng sẽ cung cấp cho nghiên cứu viên một bức tranh tổng thể về vấn đề nghiên cứu, những nội dung cụ thể sẽ đƣợc thu thập tại thực địa, những hiểu biết cốt lõi cơ bản tại địa bàn nghiên cứu. Nhưng bên cạnh những ưu điểm, nhược điểm của phương pháp nghiên cứu này là đôi lúc thông tin có sẵn không phù hợp với mục đích nghiên cứu, hoặc thông tin có độ trễ về thời gian so với thực tế nên việc đánh giá sẽ có sự sai lệch.
Các nguồn thông tin bao gồm: Các báo cáo nghiên cứu, tài liệu đƣợc xuất bản của tổng cục thống kê, bộ ngành liên quan, tổ chức; Phân tích sâu từ bộ số liệu sẵn có; Chiến lƣợc phát triển của BHTGVN cũng nhƣ của NHNN, v.v.
2.2.4. Phương pháp so sánh
So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong hoạt động phân tích tài chính. Phương pháp so sánh làm rõ sự khác biệt, xác định xu hướng, mức độ biến động của đối tƣợng nghiên cứu.Cụ thể, kỹ thuật so sánh đƣợc sử dụng bao gồm:
- So sánh tuyê ̣t đối . Số tuyệt đối là mức độ biểu hiện quy mô, khối lƣợng về giá trị một chỉ tiêu kinh tế nào đƣợc xác định trong khoảng thời gian và địa điểm cụ thể. Mức giá trị tuyệt đối đƣợc xác định trên cơ sở so sánh trị số chỉ tiêu của hai kỳ.
Kết quả so sánh cho thấy sƣ̣ biến đô ̣ng về số tuyê ̣t đối của đối tƣợng nghiên cƣ́u.
- So sánh tương đối : Mức độ biến động tương đối là kết quả so sánh giữa giƣ̃a thƣ̣c tế số gốc đã đƣợc điều chỉnh theo một hệ số chỉ tiêu có liên quan theo hướng quyết định quy mô của chỉ tiêu phân tích.
- So sánh con số bình quân:
+ So sánh theo chiều ngang: Là việc đối chiếu tình hình biến động về số tuyệt đối và tương đối trên từng chỉ tiêu và báo cáo tài chính.
+ So sánh theo chiều dọc: Là việc sử dụng các tỷ lệ, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính.
31 2.2.5. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn chuyên sâu là kỹ thuật phỏng vấn cá nhân, trực tiếp và kh ông chính thức. Phỏng vấn sâu là một trong những phương pháp nghiên cứu quan trọng mà tác giả sử dụng khi thực hiện Đề tài nghiên cứu này. Phương pháp phỏng vấn này mặt đối mặt dựa vào sườn câu hỏi và các câu hỏi bán cấu trúc, góp phần khai thác sâu các thông tin theo chủ đề nghiên cứu, thu thập đƣợc nhiều thông tin ngoài luồng, chi phí ít. Phỏng vấn sâu chỉ áp dụng trong những trường hợp nhà nghiên cứu ít nhiều đã xác định đƣợc sơ bộ vấn đề nghiên cứu và những thông tin cần thu thập cho đề tài. Mục tiêu của phỏng vấn sâu không phải để hiểu một cách đại diện, khái quát về tổng thể mà giúp hiểu sâu, hiểu kỹ về một vấn đề nhất định.
Vì vậy, trong phỏng vấn sâu, người phỏng vấn hoàn toàn tự do trong cách dẫn dắt cuộc phỏng vấn cũng nhƣ trong cách xếp đặt trình tự các câu hỏi, thậm chí cả cách thức đặt các câu hỏi nhằm thu thập đƣợc thông tin mong muốn.
Phỏng vấn sâu thường áp dụng cho những tìm hiểu về nguyên nhân của một hành động hay một loạt hành động nào đó gắn với những trường hợp cụ thể. Như vậy, trước khi tiến hành phỏng vấn, việc xác định được đối tượng phỏng vấn là vô cùng quan trọng. Họ phải là những trường hợp tiêu biểu, có tính đại diện và đảm bảo thông tin mà họ cung cấp hoàn toàn phục vụ đƣợc cho nghiên cứu của nhà nghiên cứu. Chính xác hơn, họ phải là những người liên quan nhiều đến mục tiêu nghiên cứu và đảm bảo thông tin thu đƣợc từ những khách thể này hoàn toàn có thể thỏa mãn cho những câu hỏi nghiên cứu mà nhà nghiên cứu đặt ra. Do vậy, việc xác định tiêu chí nghiên cứu trường hợp đóng vai trò hết sức quan trọng. Việc xác định tiêu chí nghiên cứu trường hợp không phải ngay từ lúc bắt đầu xác định vấn đề nghiên cứu đã có thể hình dung và thiết kế chính xác, mà là kết quả của việc tìm hiểu về đối tƣợng nghiên cứu và sau một quá trình điền dã thực tế.
Một số kỹ thuật sử dụng trong quá trình phỏng vấn:
(i) Kỹ thuật liên tưởng: người được phỏng vấn trình bày ý kiến với sự kích thích và đƣợc hỏi bằng bảng liệt kê các từ để trả lời từng từ một mà từ đó sẽ rất gợi nhớ;
(ii) Kỹ thuật hoàn chỉnh: người được phỏng vấn hoàn chỉnh những tình
32 huống chƣa kết thúc các vấn đề quan tâm;
(iii) Kỹ thuật dựng hình:người được phỏng vấn trình bày câu trả lời theo hình thức của một câu chuyện, một mẫu đàm thoại hay mô tả;
(iv) Kỹ thuật diễn cảm: Người được phỏng vấn trong trình bày câu trả lời dưới hình thức kể hay quan sát và trả lời những câu hỏi có liên quan đến cảm nghĩ và thái độ của người khác đối với vấn đề nghiên cứu. Họ không chỉ trình bày cảm nghĩ riêng của họ mà còn nhận xét cảm nghĩ của người khác thông qua việc đóng vai trò người thứ ba.
Học viên là cán bộ có kinh nghiệm làm việc nhiều năm tại phòng TC- KTTSC của BHTGVN và giữ chức vụ lãnh đạo phòng nên có điều kiện tiếp xúc, làm việc với nhiều phòng ban, bộ phận khác nhau trong hệ thống về vấn đề tài chính kế toán. Ngoài ra, học viên cũng có cơ hội làm việc, trao đổi, báo cáo với Ban lãnh đạo của BHTGVN cũng nhƣ các các cơ quan ban ngành liên quan đến vấn đề tài chính của BHTGVN. Đây chính là các cơ hội để học viên có thể thực hiện phỏng vấn sâu về vấn đề kiểm soát tài chính của BHTGVN, giúp cho việc phân tích, đánh giá và đƣa ra giải pháp cho Đề tài thiết thực và có ý nghĩa ứng dụng sâu hơn.
33