Khái quát về Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoạt động kiểm soát tài chính tại bảo hiểm tiền gửi việt nam (Trang 42 - 47)

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT TÀI CHÍNH TẠI BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM

3.1. Khái quát về Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của BHTGVN

Đầu những năm 1988 đến năm 1990, hàng loạt tổ chức tín dụng đô thị bị đổ vỡ trên toàn quốc, làm lòng tin của người dân đối với hệ thống tài chính - ngân hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khi niềm tin của người gửi tiền giảm xuống, họ có xu hướng không gửi tiền tích lũy tại ngân hàng mà giữ tại nhà hoặc mua vàng tích trữ tại nhà. Điều này gây ảnh hưởng đến quá trình huy động vốn cung cấp cho nền kinh tế. Đứng trước thách thức lấy lại niềm tin nơi người gửi tiền, khi triển khai mô hình Quỹ tín dụng nhân dân theo Quyết định 390/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 1993 của Thủ tướng chính phủ, Bộ tài chính đã ban hành Quy tắc bảo hiểm trách nhiệm của QTDND đối với các khoản tiền gửi có kỳ hạn, theo quyết định số 101- TCQĐ/BH ngày 01/02/1994. Đây là khởi đầu của chính sách BHTG tại Việt Nam.

Tuy nhiên, khi thực hiện Quyết định này, hoạt động BHTG còn nhiều hạn chế và bất cập nhƣ thiếu tính chuyên nghiệp, không phù hợp với thông lệ quốc tế, v.v.

Thêm vào đó, bối cảnh từ thị trường quốc tế cũng có tác động không nhỏ đến Việt Nam. Tuy không chịu ảnh hưởng nhiều từ cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 nhƣng cũng có những tác động nhất định đến hoạt động ngân hàng Việt Nam và là hồi chuông cảnh báo cho hệ thống ngân hàng Việt Nam, cần phải chú trọng hơn nữa đến vấn đề BHTG. Trong giai đoạn này, một số nước ở khu vực Châu Á đã sử dụng các tổ chức BHTG rất hiệu quả để củng cố niềm tin của người gửi tiền, tham gia vào hoạt động tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, góp phần vào việc củng cố nền kinh tế. Hệ thống BHTG quốc tế tại thời điểm đó cũng phát triển mạnh mẽ, ảnh hưởng tới Việt Nam.

Trong bối cảnh đó, để bảo vệ người gửi tiền và đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động tài chính - ngân hàng việc cần có một tổ chức BHTG hoạt động chuyên nghiệp là thật sự cần thiết, đáp ứng đƣợc yêu cầu khách quan của

34

thị trường tài chính cũng như toàn bộ nền kinh tế. Quy định tại Khoản 1 Điều 17 Luật các tổ chức tín dụng năm 1997: “Tổ chức tín dụng có trách nhiệm tham gia tổ chức bảo toàn tiền gửi hoặc BHTG” chính là cơ sở để BHTGVN ra đời. Điều này cho thấy quyết định thành lập tổ chức BHTG của Chính phủ là phù hợp với xu thế của thế giới cũng nhƣ tình hình thực tiễn tại Việt Nam.Đến nay, BHTGVN đã có đầy đủ hành lang pháp lý cho hoạt động của mình.

3.1.2. Các chức năng, nhiệm vụ chính của BHTGVN

Theo Luật BHTG số 06/2012/QH13 năm 2012 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013, Quyết định số 1394/QĐ-NHNN ban hành ngày 13/08/2013 về việc thành lập BHTGVN và quy định chức năng, nhiệm vụ của BHTGVN. Theo Khoản 4 Điều 4 Luật BHTG: “Tổ chức BHTG là tổ chức tài chính nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, thực hiện chính sách BHTG, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng”.

Theo Điều 9 Quyết định 1395/QĐ-TTg ban hành ngày 13/8/2013 Phê duyệt Điều lệ về tổ chức và hoạt động của BHTGVN; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật các TCTD số 17/2017/QH14 ngày 20/11/2017 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của BHTG, trong đó nổi bật các nội dung gồm:

- Cấp và thu hồi Chứng nhận tham gia BHTG.

- Tính và thu phí BHTG đối với tổ chức tham gia BHTG - Chi trả tiền bảo hiểm cho người được BHTG

- Quản lý, sử dụng và bảo toàn nguồn vốn BHTG.

- Theo dõi và kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về BHTG.

- Tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin về tổ chức tham gia BHTG nhằm phát hiện và kiến nghị NHNN xử lý kịp thời những vi phạm quy định về an toàn hoạt động ngân hàng, rủi ro gây mất an toàn trong hệ thống ngân hàng.

- Tham gia vào quá trình kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tham gia BHTG theo quy định của NHNN; tham gia quản lý, thanh lý tài sản và thu hồi số tiền bảo hiểm phải trả của tổ chức tham gia BHTG.

35

- Cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng đƣợc kiểm soát đặc biệt.

- Mua trái phiếu dài hạn của tổ chức tín dụng hỗ trợ tổ chức tín dụng đƣợc kiểm soát đặc biệt.

- Kiến nghị, đề xuất với NHNN và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các chủ trương, chính sách về BHTG, ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động BHTG.

3.1.3. Cơ cấu tổ chức hoạt động của BHTGVN

Sau 20 năm thành lập và đi vào hoạt động, đến nay BHTGVN gồm TSC tại Hà Nội và 8 Chi nhánh trên toàn quốc.TSC tại Hà Nội là cơ quan trung ƣơng, là nơi làm việc của HĐQT, Kiểm soát viên, Ban điều hành và các phòng ban.Quyết định số 3090/QĐ-NHNN ngày 31/12/2013 Quyết định về cơ cấu tổ chức của BHTGVN.

Cơ cấu tổ chức của BHTGVN được thể hiện ở Sơ đồ 3.1 dưới đây:

HĐQT Kiểm soát viên

36 Các phó TGĐ

TGĐ

TSC Các chi nhánh BHTGVN

Phòng Giám sát

Phòng Kiểm tra

Phòng QLTP&CT BHTG Phòng Tham gia Kiểm soát đặc biệt và

Thu hồi tài sản

Phòng Nguồn vốn

& Đầu tƣ

Phòng Thông tin tuyên truyền

Ban triển khai dự án FSMIMS

Văn phòng

Phòng Tổ chức cán bộ Phòng Đào tạo

Phòng Nghiên cứu tổng hợp và Hợp tác

quốc tế

Phòng Pháp chế

Phòng Tài chính – Kế toán

Phòng Kiểm soát nội bộ Phòng Công nghệ

tin học Văn phòng Đảng –

Đoàn thể

Chi nhánh BHTGVN khu vực Tây Bắc Bộ

Chi nhánh BHTGVN tại Tp.Hà Nội

Chi nhánh BHTGVN khu vực Đông Bắc Bộ Chi nhánh BHTGVN khu vực Bắc Trung Bộ Chi nhánh BHTGVN tại Tp.Đà Nẵng

Chi nhánh BHTGVN khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

Chi nhánh BHTGVN tại Tp.Hồ Chí Minh

Chi nhánh BHTGVN khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Ban KTNB

Ban thƣ ký HĐQT

Hình 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của BHTGVN

Nguồn: BHTGVN

37

HĐQT: Thực hiện chức năng quản lý toàn diện và chịu trách nhiệm về hoạt động của BHTGVN theo quy định của Luật BHTG, pháp luật có liên quan; Có toàn quyền nhân danh BHTGVN để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của BHTGVN.

Hiện nay, HĐQT của BHTGVN có 5 thành viên, một thành viên là Chủ tịch, một thành viên kiêm TGĐ, ba thành viên HĐQT. Thành viên HĐQT có thể đƣợc bổ nhiệm lại, thay thế hoặc bị miễn nhiệm theo đề nghị của HĐQT.

Kiểm soát viên: Kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của HĐQT và TGĐ trong việc tổ chức thực hiện quyền chủ sở hữu. Kiểm soát viên là cá nhân do NHNN bổ nhiệm.

Ban điều hành: Gồm TGĐ và các phó TGĐ. Trong đó, TGĐ là người chịu trách nhiệm trước HĐQT, điều hành công việc hàng ngày của BHTGVN; Phó TGĐ giúp việc cho TGĐ điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của BHTGVN,theo sự phân công của TGĐ.

Ban KTNB và Ban thƣ ký HĐQT: Đây là hai bộ phận giúp việc của HĐQT.

Nhiệm vụ chính của Ban KTNB là thực hiện việc kiểm tra, kiểm toán các hoạt động của BHTGVN theo kế hoạch kiểm toán đƣợc phê chuẩn hoặc đột xuất nhằm đảm bảo các hoạt động của BHTGVN đều phù hợp với quy định của pháp luật và của BHTGVN đồng thời đảm bảo các mục tiêu mà BHTGVN đã đề ra. Nhiệm vụ chính của Ban Thư ký HĐQT là giúp việc cho HĐQT trong việc sắp xếp, tổng hợp, lưu trữ các thông tin đồng thời là bộ phận thay mặt HĐQT thông báo đến các phòng, ban trong BHTGVN các nghị quyết, quyết định mà HĐQT ban hành.

Các phòng, ban khác tại TSC: Ngoài các bộ phận trên, tại TSC BHTGVN có tất cả 18 phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ khác. Các phòng ban này đều có chức năng tham mưu, giúp việc HĐQT và Ban điều hành trong quản lý, điều hành công việc.

Chi nhánh BHTGVN: Gồm 8 đơn vị trên toàn quốc, thực hiện các hoạt động nghiệp vụ đối với các tổ chức tham gia BHTG trong khu vực mình quản lý.

38

Một phần của tài liệu Hoạt động kiểm soát tài chính tại bảo hiểm tiền gửi việt nam (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)