Thống kê mô tả

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tác động của vốn ngân hàng đến rủi ro tín dụng tại một số ngân hàng thương mại cổ phần ở việt nam (Trang 50 - 56)

Trước khi tiến hành phân tích định lượng mô hình nghiên cứu, tác giả tiến hành thực hiện thống kê mô tả để có cái nhìn tổng quan cũng như xu hướng của các biến trong mô hình.

4.1.1 Nợ xấu và trích lập dự phòng

Hình 4.1 So sánh tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng (nguồn: tổng hợp từ dữ liệu)

Nhìn chung, sự biến thiên của tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ tương đối tương đồng nên kết quả này ủng hộ lập luận rằng có thể sử dụng giá trị tài sản có khác như một chỉ báo cho nợ xấu ngân hàng. Xét trong giai đoạn từ năm 2008-2012, thị trường bất động sản đóng băng, nợ xấu trong hệ thống

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5

2006 2008 2010 2012 2014 2016 2018 2020

LLP NPL

ngân hàng liên tục tăng lên, từ năm 2012-2014 nợ xấu của các ngân hàng trên sổ sách giảm dần một phần là do bán nợ cho VAMC.

4.1.2 Vốn điều lệ và tỉ lệ an toàn vốn

Hình 4.2 Vốn điều lệ và tỉ lệ an toàn vốn trung bình hàng năm từ 2008-2018 (nguồn: tổng hợp từ dữ liệu)

Từ biểu đồ 4.2, ta có thể thấy rõ xu thế ngược chiều của Vốn điều lệ và tỷ lệ an toàn vốn trong giai đoạn từ năm 2008 – 2018. Hệ số an toàn vốn CAR của các ngân hàng bình quân từ năm 2008 – 2018 có xu hướng suy giảm theo thời gian. Trong khi đó, vốn điều lệ của các ngân hàng bình quân từ năm 2008 – 2018 lại có xu hướng tăng nhẹ. Giải thích cho điều này, nhằm thu hút được nhà đầu tư nhằm đạt mục tiêu tăng vốn điều lệ của NHNN, các ngân hàng buộc phải mở rộng đầu tư, gia tăng tín dụng để tăng ROE, khi đó tài sản rủi ro tăng lên. Theo công thức tính chỉ số CAR, khi mà tài sản rủi ro có rủi ro tăng lên cao hơn so với mức tăng của vốn tự có thì sẽ là chỉ số CAR giảm xuống.

0 5 10 15 20 25 30 35

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

CAR lnCharterCapital

4.1.3 Tỷ suất sinh lợi tài sản bình quân

Hình 4.3 Tỷ lệ ROAA của các NHTM trung bình hàng năm từ 2008-2018 (nguồn: tổng hợp từ dữ liệu)

Hình 4.3 cho thấy tỷ suất sinh lợi tài sản bình quân theo xu hướng giảm mạnh từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và có dấu hiệu phục hồi từ năm 2015 nhờ nỗ lực tái cấu trúc toàn hệ thống ngân hàng. Trong 4 năm trở lại đây, tỷ số ROAA của các NHTM có xu hướng ổn định, năm sau cao hơn năm trước, tăng từ mức 0.51% (năm 2015) lên 1.02% (năm 2018).

1.2

1.55 1.55

1.06

0.83

0.69 0.65

0.51 0.57

0.77

1.03

0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

ROAA

4.1.4 Quy mô tổng tài sản

Hình 4.4 Tổng tài sản của các NHTM trung bình hàng năm từ 2008-2018 (nguồn: tổng hợp từ dữ liệu)

Quy mô tổng tài sản các NHTM tăng mạnh trong 11 năm qua thể hiện Hình 4.4, đạt 7,77 triệu tỷ đồng (tương đương 337 tỷ đô la Mỹ) vào cuối năm 2017, tăng 525% so với năm 2008 (1,24 tỷ đồng). Từ đó cho thấy hệ thống ngân hàng đã phát triển mở rộng theo cấp số nhân thông qua việc thành lập thêm nhiều chi nhánh và phòng giao dịch trong cả nước. Song song với mở rộng quy mô, mức lợi nhuận ổn định đã được các NHTM duy trì trong những năm qua.

- 1,000,000,000 2,000,000,000 3,000,000,000 4,000,000,000 5,000,000,000 6,000,000,000 7,000,000,000 8,000,000,000 9,000,000,000

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Tổng tài sản (triệu đồng)

4.1.5 Tốc độ tăng trưởng GDP và tỉ lệ lạm phát

Hình 4.5 Tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm từ 2008-2018 (nguồn: tổng hợp từ dữ liệu)

Hình 4.5 cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn từ 2008-2018. Trong khi các GDP thay đổi trong khoảng từ 5% đến 7%, phạm vi biến động của lạm phát lớn hơn (0.88 – 23,12%). Đặc biệt trong giai đoạn 2008 – 2012 là bất ổn ngày càng tăng của nền kinh tế quốc gia nên lạm phát đạt mức cao (trên 7%).

Từ 2013 cho đến nay, nhà nước đã điều hành tốt trong việc kiềm chế lạm phát (dưới 4%).

4.1.6 Thống kê mô tả

Luận văn tiến hành thống kê mô tả các biến số thông qua việc đưa ra các giá trị trung bình, giá trị độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất được thực hiện thông qua phần mềm Stata 13. Bảng 4.1 trình bày thống kê mô tả các biến trong đề tài. Qua bảng 4.1 có thể thấy rằng nhìn chung rủi ro tín dụng của các ngân hàng vẫn đang thấp.

Cụ thể, rủi ro tín dụng của ngân hàng được đại diện bởi NPL có giá trị trung bìnhlà 0

5 10 15 20 25

2006 2008 2010 2012 2014 2016 2018 2020

GDP INF

2.2388, số liệu này cho thấy rằng nợ xấu của các ngân hàng đang chiếm khoảng 2.2388%

so với tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. Qua đó có thể thấy rằng các ngân hàng TMCP trong thời gian gần đây đã có nhiều sự thay đổi trong chính sách cho vay cũng như thẩm định, theo dõi, kiểm soát các khoản vay đã được giải ngân cho các khách hàng nhằm đảm bảo tỷ lệ nợ xấu nhỏ hơn mức 3% do Ngân hàng Nhà nước quy định. Đồng thời, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á năm 2010 là ngân hàng có rủi ro tín dụng thấp nhất trong các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu, giá trị NPL tương ứng đạt 0.0000. Trong khi đó, Ngân hàng TMCP Sài gòn – Hà Nội năm 2012 là ngân hàng có rủi ro tín dụng cao nhất trong các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu, giá trị NPL tương ứng đạt 8.81.

Tương tự vậy, rủi ro tín dụng của ngân hàng được đại diện bởi LLP có giá trị trung bình đạt 1.2051, số liệu này cho thấy rằng dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng đang chiếm khoảng 1.2051% so với tổng cho vay khách hàng và các TCTD khác.

Đồng thời, Ngân hàng TMCP Tiên Phong năm 2008 là ngân hàng có rủi ro tín dụng thấp nhất trong các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu, giá trị LLP tương ứng đạt 0.01. Tuy nhiên, ngân hàng TMCP Tiên Phong năm 2011 lại có rủi ro tín dụng LLP cao nhất tương ứng đạt 6.48.

Bảng 4.1 Thống kê mô tả

Biến Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất

LLP 1.2051 0.6579 0.01 6.4800

NPL 2.2388 1.3247 0.0000 8.8100

LNCHARTERCAPITAL 29.3968 0.8800 27.6310 31.2482

CAR 15.5779 8.1084 5.6900 55.5000

ROAA 0.9409 0.8192 -5.9900 5.5400

LNASSET 19.4271 4.4068 14.6897 34.8100

GDP 6.1053 0.5908 5.2474 7.0800

INF 8.1170 6.5583 0.8786 23.1163

(Nguồn: Học viên tự tổng hợp từ phần mềm Stata)

Vốn ngân hàng được đại diện bởi hàm logarit của Vốn điều lệ có giá trị trung bình là 29.3968. Trong đó, vốn ngân hàng được đại diện bởi CAR có giá trị trung bình đạt 15.5779, số liệu này cho thấy rằng vốn tự có đang chiếm khoảng 15.5779% so với tổng tài sản có trọng số rủi ro của các ngân hàng. Trong đó, Ngân hàng TMCP Quốc Dân năm 2016 là ngân hàng có vốn ngân hàng thấp nhất khi CAR đạt 5.69, trong khi đó, Ngân hàng TMCP Bản Việt năm 2008 là ngân hàng có vốn ngân hàng cao nhất khi CAR đạt 55.5.

Lợi nhuận của ngân hàng được đại diện bởi ROAA có giá trị trung bình đạt 0.9409, số liệu này cho thấy rằng lợi nhuận sau thuế của các ngân hàng đang chiếm khoảng 0.9409% so với tổng tài sản.

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam có mức tốc độ tăng trưởng trung bình từ 2008 – 2018 là 6.1053%, và lạm phát là 8.1170%.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tác động của vốn ngân hàng đến rủi ro tín dụng tại một số ngân hàng thương mại cổ phần ở việt nam (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)