4.4.1 Kết quả hồi quy mô hình
Theo đó, các kết quả hồi quy mà đề tài thu được đến từ việc sử dụng phương pháp hồi quy GMM. Đồng thời biến phụ thuộc rủi ro tín dụng của ngân hàng được đo lường bởi hai yếu tố (1) tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay (NPL) và (2) tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng cho vay khách hàng và các TCTD khác (LLP).
Bảng 4.5 thể hiện kết quả hồi quy tương ứng với rủi ro tín dụng của ngân hàng được đo lường bởi NPL trong phương trình (1) và (2), và bảng 4.6 tương ứng với rủi ro tín dụng của ngân hàng được đo lường bởi LLP trong phương trình (3) và (4).
Bảng 4.5 Kết quả hồi quy tác động của vốn ngân hàng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng được đại diện bởi NPL
(LNCHARTERCAPITAL) Phương trình (1)
(CAR) Phương trình (2)
L_NPL 0.3851***
(8.61)
0.3726***
(16.51)
LNCHARTERCAPITAL 0.7348**
(2.49)
CAR -0.0437**
(-2.54)
ROAA -0.4806*
(-1.74)
-0.5781***
(-14.32)
LNASSET 0.3284***
(2.65)
-0.1571***
(-3.18)
GDP -0.5670***
(-6.75)
-0.3458***
(-5.31)
INF 0.0528***
(4.58)
0.0339***
(5.72)
Constant -17.4140**
(-2.04)
9.3632***
(5.40)
Observations 210 224
ar2p 0.400 0.7445
hansenp 0.6760 0.3656
(Nguồn: Học viên tự tổng hợp từ phần mềm Stata) Ghi chú: *,**,*** lần lượt tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5%, 1%
Bảng 4.6 Kết quả hồi quy tác động của vốn ngân hàng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng được đại diện bởi LLP
(LNCHARTERCAPITAL) Phương trình (3)
(CAR) Phương trình (4)
L_LLP 0.6065***
(29.68)
0.4729***
(7.76)
LNCHARTERCAPITAL 0.1660***
(3.35)
CAR -0.0620***
(-7.91)
ROAA -0.0290
(-0.48)
-0.4399***
(-7.22)
LNASSET 0.0106***
(4.18)
0.1096 (1.43)
GDP -0.1226***
(-3.88)
-0.1131**
(-2.23)
INF 0.0176***
(3.24)
0.0317***
(8.13)
Constant -3.955***
(-2.87)
-1.2960 (-0.56)
Observations 229 224
ar2p 0.4790 0.5237
hansenp 0.3600 0.4888
(Nguồn: Học viên tự tổng hợp từ phần mềm Stata)
Ghi chú: *,**,*** lần lượt tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5%, 1%
4.4.2 Kiểm định độ tin cậy của mô hình
Luận văn sẽ kiểm định xem liệu kết quả thu được từ phương pháp GMM có phù hợp hay không bằng cách phân tích kiểm định Hansen và AR(2).
Kiểm định Hasen dùng để xác định tính phù hợp của các biến công cụ trên mô hình GMM, với giả thuyết Ho: Các biến công cụ là biến ngoại sinh, không có tương quan với sai số của mô hình.
Kiểm định về tự tương quan trong mô hình của Arellano – Bond với giả thiết Ho:
không có tự tương quan với sai số phân. Do chuỗi sai phân khảo sát mặc nhiên có tương quan bậc một nên kết quả kiểm định AR(1) có thể bỏ qua. Tương quan bậc hai - AR(2) được kiểm định trên chuỗi sai phân của sai số để phát hiện tự tương quan của sai số ở bậc một – AR(1).
Dựa vào bảng 4.5 và bảng 4.6 có thể thấy rằng p-value của hai kiểm định Hansen và AR(2) đều lớn hơn mức ý nghĩa 0.10. Giá trị p-value này cho thấy rằng giả thuyết H0
của hai kiểm định sẽ được luận văn chấp nhận. Nói cách khác, luận văn cho rằng không tồn tại tự tương quan sau khi sử dụng GMM để ước lượng mô hình nghiên cứu, đồng thời, các biến công cụ không tương quan với sai số của mô hình. Vì thế, các kết quả thu được từ phương pháp hồi quy GMM là phù hợp và có thể dùng để phân tích.
4.4.3 Tổng hợp kết quả ước lượng
Tổng hợp kết quả ước lượng của mô hình nghiên cứu qua 4 phương trình ở bảng 4.5 và 4.6 cho thấy:
Vốn ngân hàng, CAP có tác động đáng kể đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng được đại diện bởi NPL và LLP ở mức ý nghĩa thống kê 10%, nhưng chiều hướng tác
động tùy thuộc vào đại diện vốn ngân hàng. Cụ thể, với vốn ngân hàng được đại diện bởi vốn điều lệ LNCHARTERCAPITAL, thì mối tương quan này là dương và ngược lại, với vốn ngân hàng được đại diện là hệ số an toàn vốn thì mối tương quan này là âm.
Lợi nhuận của ngân hàng, ROAA, cho thấy tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng được đại diện bởi NPL và LLP ở mức ý nghĩa thống kê 1%. Kết quả này cho thấy rằng khi lợi nhuận của các ngân hàng càng cao thì sẽ có thể giảm thiểu rủi ro tín dụng mà ngân hàng đang đối mặt.
Quy mô của ngân hàng, LNASSEST có tương quan cùng chiều với rủi ro tín dụng trong phương trình (1) và (3) với ý nghĩa thống kê 1%. Còn trong phương trình (2) quy mô của ngân hàng lại ngược chiều với rủi ro tín dụng.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế, GPD, cho thấy mối tương quan âm với rủi ro tín dụng của các ngân hàng được đại diện bởi NPL ở mức ý nghĩa thống kê 1% và với LLP là với mức ý nghĩa 5%.
Lạm phát, INF, và rủi ro tín dụng được đại diện bởi NPL và LLP cho thấy mối tương quan dương với ở mức ý nghĩa thống kê 1%.