Từ kết quả của mô hình nghiên cứu được trình bày bên trên, tác giả đưa ra những nhận định như sau:
Vốn ngân hàng có tác động đáng kể đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng, nhưng chiều hướng tác động tùy thuộc vào đại diện vốn ngân hàng. Cụ thể, với vốn ngân hàng được đại diện bởi vốn điều lện LNCHARTERCAPITAL, thì mối tương quan này là dương và ngược lại, với vốn ngân hàng được đại diện là hệ số an toàn vốn thì mối tương quan này là âm. Kết quả này cho thấy rằng khi vốn điều lệ của các ngân hàng tăng cao thì có thể làm tăng rủi ro tín dụng mà các ngân hàng phải đối mặt. Trong khi đó, hệ số an toàn vốn gia tăng thì có thể giúp các ngân hàng giảm thiểu rủi ro. Trong giai đoạn nghiên cứu, giá trị tuyệt đối của vốn điều lệ tăng lên nhưng đi kèm với đó là chỉ số CAR
đều giảm xuống cho thấy các NHTM sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều hơn và tăng cường đầu tư rủi ro hơn. Điều này tương tự với trường hợp Hoa Kỳ trong nghiên cứu của Shrieves và Dahl (1992), theo đó quá trình tăng vốn làm tăng thái độ chấp nhận rủi ro của chủ sở hữu hoặc nhà quản lý ngân hàng dẫn đến tăng rủi ro. So với tiền gửi thì tăng vốn điều lệ là tương đối tốn kém hơn, nói cách khác, để bù đắp chi phí cao của việc tăng vốn cổ phần, các ngân hàng này có thể cho vay các đối tượng có rủi ro cao nhằm tìm kiếm thu nhập cao hơn. Điều này phù hợp với các kỳ vọng ban đầu mà đề tài đã đề cập cũng như tương tự với phát hiện của Jabra và các cộng sự (2017), Koju và các cộng sự (2018), Mohanty và các cộng sự (2018). Bên cạnh đó, với vốn ngân hàng mà đại diện bởi hệ số an toàn vốn, thì có thể thấy rằng các ngân hàng có CAR khi các ngân hàng này hạn chế cho vay vào các khoản vay có tiềm tàng rủi ro cao chẳng hạn như bất động sản khi mà cho vay các lĩnh vực này thì hệ số rủi ro của các khoản vay lên đến 150%. Cho nên, các ngân hàng có CAR cao thì dường như sẽ có rủi ro tín dụng thấp. Nói cách khác, việc tăng hệ số an toàn vốn theo chủ trương của NHNN có thể giúp các ngân hàng thương mại giảm thiểu được rủi ro tín dụng của ngân hàng. Kết quả này tương tự với các bằng chứng thực nghiệm của Hussain và Hassan (2005), Wu và các cộng sự (2008).
Lợi nhuận của ngân hang tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng của các ngân hang. Kết quả này cho thấy rằng khi lợi nhuận của các ngân hàng càng cao thì sẽ có thể giảm thiểu rủi ro tín dụng mà ngân hàng đang đối mặt. Điều này phù hợp với các kỳ vọng ban đầu mà đề tài đã đề cập cũng như tương tự với phát hiện của Witowschi và Luca (2016), Mohanty và các cộng sự (2018), Bùi Duy Tùng và Đặng Thị Bạch Vân (2015), Lê Bá Trực (2015), Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015). Có thể giải thích kết quà này như là các ngân hàng càng có lợi nhuận càng cao sẽ có ít có động cơ tham gia vào các hoạt động rủi ro bởi vì các ngân hàng này ít bị áp lực bởi việc tạo ra lợi nhuận. Đồng thời các ngân hàng có lợi nhuận càng cao thì sẽ có cơ hội để lựa chọn ra các khách hàng có khả năng tài chính tốt và rủi ro thấp. Do đó, khi lợi nhuận của các ngân hàng gia tăng,
xác suất mà các nhà quản trị ngân hàng tham gia vào các dự án đầu tư rủi ro sẽ giảm và do đó xác suất mà các khoản vay của ngân hàng chuyển sang nợ xấu cũng sẽ giảm tương ứng. Ngược lại, các ngân hàng không có lợi nhuận (hoặc hoạt động không hiệu quả) thì sẽ tham gia vào các hoạt động cho vay có rủi ro khi các nhà quản trị bị áp lực về việc tạo ra lợi nhuận trong ngắn hạn. Khi các nhà quản trị tham gia vào các hoạt động các rủi ro thì sẽ làm gia tăng khả năng mà các khoản vay chuyển sang nợ xấu và do đó sẽ làm gia tăng rủi ro tín dụng của các ngân hàng.
Quy mô tài sản cùng chiều với rủi ro tín dụng khi biến vốn được đo lường bằng vốn điều lệ và biến rủi ro tín dụng được đo lường với tỷ lệ nợ xấu NPL. Còn đối với biến vốn đo lường bởi tỷ lệ an toàn vốn CAR, thì quy mô tài sản lại tác động ngược chiều với rủi ro tín dụng.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam càng cao thì sẽ có thể giảm thiểu rủi ro tín dụng mà các ngân hàng đang phải đối mặt. Kết quả này tương tự với bằng chứng thực nghiệm được tìm thấy bởi Jabra và các cộng sự (2017), Koju và các cộng sự (2018), Mohanty và các cộng sự (2018), Bùi Duy Tùng và Đặng Thị Bạch Vân (2015), Nguyễn Thị Hồng Vinh và Lê Phan Diệu Thảo (2016). Có thể giải thích kết quả này như là sự thay đổi trong chu kỳ kinh doanh sẽ có tác động đến khả năng trả nợ của người đi vay.
Các nghiên cứu giải thích kết quả này là một sự thay đổi trong chu kỳ kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả lãi và nợ của người vay. Cụ thể, khi nền kinh tế tăng trưởng tốt thì thu nhập của cá nhân cũng như doanh nghiệp cũng tăng tương ứng, dẫn đến khả năng thanh toán lãi vay và nợ của người đi vay sẽ cải thiện và tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng cũng giảm. Mặt khác, khi nền kinh tế tăng trưởng thấp hoặc tăng trưởng âm, các hoạt động kinh doanh cũng như thu nhập của các cá nhân, tổ chức cũng sẽ bị thu hẹp. Từ đó có thể dẫn tới việc mất khả năng thanh toán lãi và nợ vay của người đi vay, xác suất hình thành nợ xấu ở ngân hàng cũng tăng lên tương ứng.
Khi lạm phát của Việt Nam càng cao thì ngân hàng phải gặp phải rủi ro tín dụng cao hơn. Kết quả này tương tự với bằng chứng thực nghiệm được tìm thấy bởi Skarica (2014) , Bùi Duy Tùng và Đặng Thị Bạch Vân (2015), Nguyễn Thị Hồng Vinh và Lê Phan Diệu Thảo (2016). Có thể giải thích kết quả này như là lạm phát cũng có thể làm giảm năng lực trả nợ của người đi vay bởi việc làm giảm thu nhập thực của các khách hàng. Hơn thế nữa, khi lãi suất cho vay là thả nổi, thì lạm phát sẽ làm giảm năng lực trả nợ của các khách hàng khi các ngân hàng điều chỉnh lãi suất cho vay nhằm duy trì lãi suất thực áp dụng cho các khách hàng, kết quả là sẽ làm gia tăng rủi ro tín dụng của các ngân hàng.
Tóm lại, kết quả ước lượng ở Bảng 4.5 và 4.6 cho tác động của vốn ngân hàng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng ở Việt Nam. Cụ thể, với vốn ngân hàng được đại diện bởi vốn điều lệ, thì mối tương quan này là dương và ngược lại, đói với vốn ngân hàng được đại diện là hệ số an toàn vốn thì mối tương quan này là âm.