Khái quát về thuế đối với hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp chống thất thu thuế hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế thị xã tân châu, tỉnh an giang (Trang 24 - 30)

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ THUẾ VÀ QUẢN LÝ THU THUẾ HỘ KINH

1.2 Khái quát về thuế đối với hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam

Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước và là công cụ quan trọng góp phần điều chỉnh, thực hiện các chính sách kinh tế và quản lý nhà nước. Chính sách thuế có vai trò hết sức quan trọng, đòi hỏi ngành thuế phải tập trung nghiên cứu và đề ra các biện pháp công tác cụ thể, phải tạo cho được sự chuyển biến mới, có hiệu quả thiết thực trên các mặt công tác của mình.

1.2.1.1 Sắc thuế

Sắc thuế là loại thuế, khoản tiền, hiện vật bắt buộc phải nộp cho Nhà nước khi tiến hành sản xuất, kinh doanh hay một khoản thu của Nhà nước mang tính nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi công dân, mọi tổ chức.

1.2.1.2 Bộ thuế

Là hệ thống sổ bộ được kết xuất và in từ cơ sở dữ liệu tập trung. Bộ Thuế dùng để ghi nhận thông tin về cá nhân kinh doanh, doanh thu và mức thuế khoán phải nộp theo yêu cầu quản lý. Bộ Thuế bao gồm Sổ Bộ Thuế ổn định và Sổ Bộ Thuế phát sinh.

1.2.2 Vai trò của thuế trong nền kinh tế

1.2.2.1 Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách

Với chức năng phân phối lại thu nhập quốc dân, thuế bằng nhiều cách hình thành nên nguồn tài chính tập trung lớn nhất phục vụ cho chi tiêu công cộng, đó là Ngân sách Nhà nước. Ngân sách Nhà nước được tập hợp từ nhiều nguồn thu khác nhau, nhằm đảm bảo yêu cầu chi tiêu chung cho nhu cầu công cộng.Trong tất cả các nguồn, thông thường số thu về thuế chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số thu Ngân sách Nhà nước . Đây là nguồn thu ổn định nhất được kế hoạch hóa tốt trên cơ sở dự báo kế hoạch và tiềm năng phát triển kinh tế của đất nước trong một năm. Hầu như mọi khoản chi tiêu của Ngân sách Nhà nước đều dựa vào sự đóng thuế của người dân.

Vì vậy, xã hội có trách nhiệm phải tôn trọng người nộp thuế, những người thông qua hành vi của mình đóng góp tài chính cho Nhà nước một cách trực tiếp và gián tiếp.

1.2.2.2 Thuế là công cụ điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội

Kinh tế thị trường làm ra tăng sự phân hoá giàu nghèo, sự phân hoá này có những khi bất hợp lý và làm giảm tính hiệu quả kinh tế-xã hội. Do vậy, cần phải có những biện pháp phân phối lại của cải xã hội nhằm hạn chế sự phân hoá này, làm lành mạnh xã hội.

Nhà nước dùng thuế để điều tiết phần chênh lệch giữa người giàu và người nghèo, thông qua việc trợ cấp hoặc cung cấp hàng hoá công cộng. Thông qua thuế thu nhập, Nhà nước thực hiện vai trò điều chỉnh vĩ mô trong lĩnh vực tiền lương và thu nhập, hạn chế sự phân hoá giàu nghèo và tiến tới công bằng xã hội. Một khía cạnh khác của chính sách thuế nhằm điều chỉnh thu nhập là các khoản thuế đánh vào tiêu dùng: Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế Giá trị gia tăng.

Với những hàng hóa dịch vụ thiết yếu việc giảm thuế sẽ có lợi cho người nghèo hơn và sự chênh lệch về thu nhập cũng được giảm bớt. Trái lại những mặt hàng xa xỉ, cao cấp việc tăng thuế sẽ góp phần phân phối lại một bộ phận thu nhập của người giàu trong xã hội. Tuy nhiên, khi sử dụng công cụ thuế để điều chỉnh thu nhập, mức thu nên xây dựng hợp lý tránh tình trạng điều tiết quá lớn làm giảm khát vọng làm giàu của nhà kinh doanh và giảm khả năng tăng trưởng kinh tế của đất nước.

1.2.2.3 Thuế là công cụ để thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất, kinh doanh

Vai trò này được xuất hiện trong quá trình tổ chức thực hiện các luật thuế trong thực tế. Để đảm bảo thu được thuế và thực hiện đúng các quy định của các luật thuế đã ban hành, cơ quan thuế và các cơ quan liên quan phải bằng mọi biện pháp nắm vững số lượng, quy mô các cơ sở sản xuất kinh doanh cũng như định mức chỉ tiêu đặc thù và các phương thức hạch toán riêng có. Từ việc thu thuế mà cơ quan thuế sẽ phát hiện ra những khó khăn mà cơ sở sản xuất kinh doanh gặp phải để giúp đỡ họ tìm biện pháp tháo gỡ. Đồng thời, qua việc thu thuế, cơ quan thuế, cơ quan thuế cập nhật được nhiều kiến thức quản lý kinh tế để phục vụ tốt hơn cho việc kiểm tra, kiểm soát toàn diện các mặt hoạt động của các cơ sở kinh tế, đảm bảo thực hiện tốt quản lý Nhà nước về mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội.

1.2.2.4 Thuế góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển

Thuế trong cơ chế thị trường không chỉ đóng vai trò là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước, mà còn là một công cụ làm đóng bẩy để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển. Theo quan điểm công bằng, bất cứ một tổ chức, cá nhân khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế của mình với đất nước, họ được quyền thụ hưởng và cung ứng những lợi ích công cộng nhất định và được tạo thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, phụ thuộc vào chủ trương kinh tế đất nước mà Nhà nước có thể dùng thuế để tác động, tạo thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh ở một số ngành, vùng để khuyến khích sản xuất, kinh doanh phát triển nhằm tạo ra một cơ cấu hợp lý hơn.

1. 2.3 Các sắc thuế chủ yếu áp dụng đối với hộ kinh doanh cá thể Theo quy định của Luật Quản lý thuế, Luật sửa đổi bổ sung một số điều

của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

1.2.3.1 Lệ phí Môn bài (Thuế Môn bài)

Lệ phí môn bài là một loại phí, được tính và thu vào đầu năm đối với các thể nhân, pháp nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh

Về thời gian tính và nộp lệ phí môn bài: Hộ ra kinh doanh vào thời gian 6 tháng đầu năm thì nộp mức môn bài cả năm, hộ ra kinh doanh vào 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức môn bài cả năm. Hộ đang kinh doanh thì nộp môn bài ngay tháng đầu của năm dương lịch, hộ mới ra kinh doanh thì nộp môn bài ngay trong tháng bắt đầu kinh doanh.

Mức lệ phí môn bài cụ thể như sau: doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xống được miễn phí môn bài, từ 100 - 300 triệu đồng/năm lệ phí môn bài là 300 nghìn đồng, từ 300 - 500 triệu đồng/năm lệ phí môn bài là 500 nghìn đồng, từ trên 500 triệu đồng/năm lệ phí môn bài là 1 triệu đồng (theo Phụ lục 01).

1.2.3.2 Thuế Giá trị gia tăng, Thuế Thu nhập cá nhân.

Theo quy định của Luật Quản lý thuế, cá nhân kinh doanh thực hiện đăng ký thuế tại Chi cục Thuế nơi đặt trụ sở của hộ kinh doanh, trong thời hạn

10 ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoặc thực hiện đăng ký thuế cùng với thời hạn nộp hồ sơ khai thuế lần đầu đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán là cá nhân kinh doanh có phát sinh doanh thu từ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh. Đối với cá nhân nộp thuế khoán thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống không phải nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Đối với cá nhân kinh doanh có mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên, thì các loại thuế, phí phải nộp như sau: Lệ phí môn bài, thuế GTGT, thuế TNCN, thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), thuế tài nguyên (nếu có), thuế bảo vệ môi trường (nếu có), phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản (nếu có).(Luật Quản lý thuế).

Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán kinh doanh không trọn năm (không đủ 12 tháng trong năm dương lịch) bao gồm: cá nhân mới ra kinh doanh; cá nhân kinh doanh thường xuyên theo thời vụ; cá nhân ngừng/nghỉ kinh doanh thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không

phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của một năm (12 tháng); doanh thu tính thuế thực tế để xác định số thuế phải nộp trong năm là doanh thu tương ứng với số tháng thực tế kinh doanh

Cách tính:

Đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán:

Số thuế GTGT phải nộp = DT tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT Số thuế TNCN phải nộp = DT tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN

Danh mục mẫu biểu đối với cá nhân kinh doanh và mẫu biểu đối với thuế thu nhập cá nhân (Ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính) (theo phụ lục 02).

Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ được xác định theo hợp đồng bán hàng, gia công, hoa hồng, dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội; các khoản bồi thường, phạt vi phạm hợp đồng (đối với doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân) mà cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Doanh thu tính thuế trong một số trường hợp như sau:

+ Doanh thu tính thuế đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp được xác định theo giá bán hàng hóa trả tiền một lần không bao gồm tiền lãi trả chậm;

+ Doanh thu tính thuế đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu tặng được xác định theo giá bán của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm trao đổi, biếu tặng;

+ Doanh thu tính thuế đối với hoạt động gia công hàng hóa là tiền thu từ hoạt động gia công bao gồm cả tiền công, nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hóa;

+ Doanh thu tính thuế đối với hoạt động vận tải là toàn bộ doanh thu cước vận chuyển hành khách, hàng hóa, hành lý phát sinh trong kỳ tính thuế;

+ Doanh thu tính thuế đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công trình hoặc khối lượng công trình xây dựng, lắp đặt được nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành trong năm dương lịch. Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị thì doanh thu tính thuế không bao gồm giá trị nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị.

Thời điểm xác định doanh thu tính thuế:

- Đối với hoạt động bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa hoặc thời điểm lập hóa đơn bán hàng nếu thời điểm lập hóa đơn trước thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa.

- Đối với hoạt động vận tải, cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ cho người mua hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ nếu thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ trước thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ.

- Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành.

1.2.3.3 Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế Tài nguyên.

Đối với thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế tài nguyên thì không thực hiện khoan thuế đối với hộ kinh doanh cá thể. Tuy nhiên trong quá trình kinh doanh nếu hộ kinh doanh có phát sinh 2 loại thuế nêu trên thì tiến hành kê khai và nộp thuế từng lần phát sinh theo qui định hiện hành cụ thể như:

* Thuế tài nguyên:

Căn cứ tính thuế tài nguyên là sản lượng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế tài nguyên, thuế suất thuế tài nguyên.

Xác định thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ

Thuế tài Giá tính thuế Thuế suất

nguyên phảinộp trong = nguyên tính thuếSản lượng tài x đơn vị tài x thuế tài

nguyên nguyên

kỳ

Trường hợp được cơ quan nhà nước ấn định mức thuế tài nguyên phải nộp trên một đơn vị tài nguyên khai thác thì số thuế tài nguyên phải nộp được xác định như sau:

Thuế tài nguyên Mức thuế tài nguyên

Sản lượng tài nguyên ấn định trên một đơn

phải nộp trong = tính thuế x vị tài nguyên khai

kỳ thác

*Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB):

Cả hộ kinh doanh và doanh nghiệp nếu có sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB thì đều là đối tượng phải nộp thuế TTĐB.

Thuế tiêu thụ đặc biệt: là 1 loại thuế gián thu tính trên giá bán chưa có thuế tiêu thu đặc biệt đối với một số mặt hàng nhất định mà hộ kinh doanh sản xuất hoặc thu trên giá nhập khẩu. Mục tiêu của loại thuế này là nhằm điều tiết mạnh vào các loại hàng hóa, dịch vụ cao cấp hay những sản phẩm tiêu dùng không có lợi cho sức khỏe, góp phần hướng dẫn phát triển sản xuất kinh doanh, tiêu dùng xã hội theo định hướng của Nhà nước, qua đó góp phần đảm bảo nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nước. Hộ kinh doanh hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ này phải đóng thuế tiêu thụ đặc biệt.

Một phần của tài liệu Giải pháp chống thất thu thuế hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế thị xã tân châu, tỉnh an giang (Trang 24 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w