CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ THUẾ VÀ CHỐNG THẤT THU THUẾ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI CHI CỤC THUẾ THỊ XÃ TÂN CHÂU, TỈNH AN GIANG
3.3 Kiến nghị và Kết luận
Trong thời gian qua, pháp luật về thuế đã được hoàn thiện, tạo khung pháp lý cơ bản cho hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ KDCT. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý nhận thấy còn một số vấn đề tồn tại như:
- Tình trạng vi phạm pháp luật về thuế của các hộ kinh doanh thường xảy ra dưới nhiều hình thức, với nhiều mức độ khác nhau, trong khi thực trạng quản lý các hộ kinh doanh cũng còn những bất cập dẫn đến hiệu quả thu thuế
ở đối tượng này chưa đạt kết quả cao.
- Tính răn đe của pháp luật thuế đối với đối tượng chay ì, nợ thuế vẫn còn nhiều hạn chế, dẫn đến tình trạng người nộp thuế có xu hướng không tuân thủ pháp luật về thuế đặc biệt là đối với hộ KDCT.
- Địa bàn rộng, hộ kinh doanh rải rác ở nhiều nơi, việc nắm bắt doanh thu thường rất khó xác định, người kinh doanh thì luôn cố tình khai báo sai doanh số và khả năng kinh doanh của mình.
- Hộ kinh doanh thường có hai hệ thống sổ để đối phó, kê khai doanh số thấp, bán hàng không lập hóa đơn, ghi giá bán trên hóa đơn thấp hơn giá bán thực tế, hầu hết giao dịch không dùng tiền mặt, đầu vào, đầu ra không có hóa đơn...
- Bên cạnh đó, theo như quy định hiện nay hộ sản xuất kinh doanh cá thể không được sử dụng quá 10 lao động, điều này gây khó khăn cho họ trong việc mở rộng quy mô sản xuất. Riêng đối với các hộ KDCT có sử dụng 10 lao động thường xuyên trở lên thì vận động tuyên truyền để họ thành lập doanh nghiệp…
- Qua cơ sở dữ liệu hộ khoán, cơ quan Thuế sẽ kiến nghị Phòng Tài chính-Kế hoạch thu hồi các giấy phép kinh doanh đã cấp nhưng người nộp
thuế không kinh doanh, địa chỉ không rõ ràng hoặc đã ngừng, nghỉ từ lâu. Chi cục cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người nộp thuế biết nghĩa vụ phải kê khai, nộp thuế khi ra kinh doanh. Chỉ đạo các Đội Thuế liên xã, phường phải bám sát địa bàn, kịp thời đưa hộ KDCT mới phát sinh vào sổ bộ quản lý thuế kịp thời, sát đúng với doanh thu thực tế phát sinh.
- Chi cục Thuế phối hợp với các phòng, ban của thị xã tiến hành thống kê và lập sơ đồ tên hộ kinh doanh chi tiết ngõ xóm, đường phố, hẻm… Định kỳ hàng tháng, cán bộ thuế quản lý địa bàn báo cáo lãnh đạo đội thuế tình hình tăng giảm, biến động ngành nghề của hộ kinh doanh để có phương án dự kiến mức thuế lập bộ, thông qua tập thể đội, lãnh đạo phụ trách lập bộ chính thức để quản lý trong tháng.
- Tổ chức đối chiếu và tìm hiểu nguyên nhân chênh lệch giữa số lượng hộ kinh doanh đã được cấp mã số thuế với số lượng đối tượng được phản ánh trên sổ bộ thuế môn bài, sổ bộ thuế GTGT, TNCN, TTĐB để có biện pháp bổ sung ngay những đối tượng đã được cấp mã số thuế nhưng chưa được phản ánh trên sổ bộ thuế, chấm dứt tình trạng hộ quản lý trên bộ thuế thấp hơn số hộ đã được cấp mã số thuế.
- Công tác thu thuế tuy đã có tiến bộ hơn, nhưng số thuế nợ vẫn còn ở mức cao. Do đó, Chi cục Thuế cần làm tốt hơn công tác này bằng cách phân loại nợ chính xác cho từng đối tượng nộp thuế, cho từng loại tính chất nộp thuế. Đối chiếu, điều chỉnh số nợ sai sót do nhầm mục, tiểu mục để tránh nợ sai; đối với khoản nợ không còn đối tượng thu (bỏ trốn, mất tích) thì lập hồ sơ để báo cáo lãnh đạo Đội, Chi cục Thuế để có các biện pháp cụ thể trình cấp có thẩm quyền khoanh hoặc xóa nợ. Xây dựng kế hoạch cưỡng chế nợ thuế với hộ kinh doanh có mức nợ thuế nhiều, cố tình không chấp hành; Giao chỉ tiêu thu nợ ít nhất là 90% trên tổng số nợ có khả năng thu đến từng đội, từng cán bộ thuế quản lý địa bàn và gắn kết quả thu nợ thuế làm căn cứ bình xét thi đua cuối năm. Mặt khác, cơ quan thu các cấp sẽ chủ động đề xuất với Ủy ban Nhân dân các cấp phối hợp với cơ quan chức năng trên địa bàn thực hiện quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế theo đúng quy định.
- Chi cục Thuế cần tăng cường công tác kiểm tra hộ kinh doanh chủ yếu là kiểm tra hộ xin nghỉ kinh doanh, đặc biệt là số hộ xin nghỉ tạm thời có đơn
xin miễn giảm. Do đó, công tác kiểm tra phải xác định rõ nguyên nhân và thường xuyên nắm bắt tình hình. Hiện tượng xin nghỉ nhưng thực tế vẫn kinh doanh là một cách trốn thuế hết sức phổ biến. Điều này không chỉ xuất phát từ
ý đồ của người nộp thuế mà không loại trừ có sự liên quan đến cán bộ thuế. Vì vậy, đối với hộ kinh doanh này phải làm đơn xin miễn giảm theo mẫu quy định tại Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính, phần nội dung lý do nghỉ, thời gian nghỉ phải ghi cụ thể, rõ ràng. Sau khi nhận được danh sách tổng hợp hộ kinh doanh có đơn xin tạm nghỉ kinh doanh, giao Đội Kiểm tra nội bộ nhiệm vụ phải lên kế hoạch kiểm tra ngay vì hiện tại thời gian cho phép kiểm tra rất ngắn, số lượng cán bộ ít, số lượng hộ kinh doanh xin tạm nghỉ nhiều, khi đó đảm bảo được tiến độ kiểm tra của tất cả các hộ kinh doanh xin nghỉ. Ngoài ra, cũng cần có biện pháp kiểm tra, đánh giá tinh thần, thái độ của cán bộ thuế khi thực hiện chức năng quản lý hộ kinh doanh theo địa bàn quản lý.
- Tình trạng trốn thuế còn khá phổ biến vừa làm thất thu cho NSNN, vừa không đảm bảo công bằng xã hội và không đưa công tác quản lý thu thuế vào nề nếp. Việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền và giáo dục sẽ góp phần nâng cao trình độ hiểu biết của hộ kinh doanh về thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thông qua các giải pháp cụ thể sau:
+ Tranh thủ phối hợp với các cơ quan tuyên truyền đại chúng để định hướng dư luận một cách kịp thời, triệt để. Phấn đấu mỗi cán bộ Thuế đều là người tuyên truyền, giáo dục tích cực nhất đối với các đối tượng nộp thuế và mọi người dân.
+ Giúp các đối tượng nộp thuế nắm vững chính sách, quy trình, thủ tục thu và nộp thuế, trên cơ sở đó thực hiện việc nộp thuế đúng, đủ, kịp thời vào NSNN.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng nộp thuế thực hiện tự khai, tự tính, tự nộp thuế, giảm dần những sai phạm mà đối tượng nộp thuế thường mắc phải.
+ Thiết lập mối quan hệ thân thiện giữa cơ quan thuế với hộ kinh doanh, giúp họ thuận lợi khi thực hiện nghĩa vụ thuế của mình.
- Ngoài ra, dịch vụ hỗ trợ đối tượng nộp thuế tại Chi cục Thuế cũng cần được đẩy mạnh như việc giải đáp thắc mắc cho các đối tượng nộp thuế không nhất thiết tại trụ sở cơ quan thuế mà phải gắn trách nhiệm cán bộ thuế quản lý địa bàn là 01 tuyên truyền viên có nhiệm vụ hướng dẫn, giải thích khi hộ kinh doanh có yêu cầu trả lời.
Đồng thời, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thuế vừa tinh thông nghiệp vụ, vừa có kỹ năng sư phạm để nâng cao chất lượng công tác tập huấn cho các hộ kinh doanh.
Do đó kiến nghị Cục Thuế tỉnh An Giang một số nội dung sau:
Thứ nhất, cần đưa ra chính sách Thuế đối với hộ KDCT thì chính sách thuế tăng tính ổn định, trước khi đưa ra các quy định mới về chính sách thuế cần bố trí một đội ngũ cán bộ thuế khảo sát tính thực tiễn và khả năng thực hiện trên khắp cả nước và trong một khoảng thời gian tương đối để có thể xác định được tính hiệu quả của chính sách thuế mới. Tránh tình trạng, chính sách mới ra đã phải sửa đổi bổ sung nhiều lần. Nếu có thể chính sách cần nên có vài điểm linh động mang tính vùng miền để tạo thuận lợi cho công chức thuế trong việc hướng dẫn cho người nộp thuế.
Thứ hai, cũng nên xem xét việc tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh phát triển, mở rộng sản xuất, nới lỏng quy định giới hạn về số lao động tối đa của một hộ KDCT được sử dụng.
Thứ ba, cần đột phá trong khuyến khích người nộp thuế nhất là hộ kinh doanh cá thể bằng việc giảm tỷ lệ (%) nộp thuế phù hợp nếu như người nộp thuế có khả năng thực hiện nộp thuế khoán ngay một lần cho 6 tháng hoặc cả năm.
Thứ tư, qua số liệu phân tích nhận thấy tỷ trọng nộp thuế của hộ khoán so với tổng thu ngân sách là không cao. Tuy vậy, để quản lý thu đối với lĩnh vực này đòi hỏi số nhân lực nhiều nhưng biên chế ngành ngày một thu hẹp. Do đó, đề nghị nên ủy quyền việc đôn đốc cũng như thực hiện việc thu thuế cho đơn vị thứ ba (như An Giang đang thí điểm là giao cho Bưu điện thị xã thực hiện). Đồng thời hàng tháng, hàng quý thông qua tổng đài viễn thông, Chi cục Thuế tiến hành nhắn tin SMS cho người nộp thuế còn nợ thuế biết để thực hiện nghĩa vụ thuế của mình.
Thứ năm, cần tuyên truyền rộng rãi, mạnh mẽ, thường xuyên hơn nữa về chính sách thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng cho mọi tầng lớp nhân dân được biết để cùng hiểu và đồng hành cũng như thực hiện nghĩa vụ thuế tốt hơn. Nếu có thể thì Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế cần kiến nghị cơ quan có thẩm quyền đưa việc giảng dạy về Thuế lồng ghép vào các môn học chính khóa của các trường trung học phổ thông để ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường người dân sẽ có những hiểu biết cơ bản về Thuế cũng như mục đích, ý nghĩa của việc thu thuế. Nhằm cho pháp luật thuế tăng thêm tính thực thi tránh tình trạng không hiểu phải áp đặt thực hiện.
Thứ sáu, đồng thời, Cục Thuế tham mưu cho Ủy ban Nhân dân tỉnh chỉ đạo quyết liệt hơn nữa trong thực hiện quy chế phối hợp cấp mã số thuế hộ KDCT thông qua bộ phận “Một cửa hiện đại”. Phối hợp với Sở Tài chính triển khai phối hợp thực hiện cấp mã số thuế cùng với cấp giấy phép kinh doanh; đồng thời xúc tiến xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về doanh thu khoán và mức thuế khoán trên địa bàn theo các chỉ tiêu kinh doanh, từ đó xây dựng bộ tiêu chí quản lý thuế theo rủi ro đối với hộ kinh doanh.
3.3.2 Kết luận
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, số lượng các hộ KDCT trên địa bàn thị xã Tân Châu trong những năm qua không chỉ tăng nhanh về số lượng mà còn phát triển về quy mô cũng như đa dạng hóa trong ngành nghề kinh doanh.
Vấn đề quản lý thu thuế đối với hộ KDCT cũng từ đó mà được quan tâm và đầu tư nhiều hơn.
Với nhiệm vụ quan trọng được giao, những năm qua Chi cục Thuế thị xã Tân Châu đã có nhiều nỗ lực trong việc quản lý thu thuế hộ KDCT trên địa bàn đồng thời cũng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, nhiệm vụ trong thời gian tới sẽ còn rất nhiều khó khăn, nhất là trong giai đoạn nền kinh tế có những bước chuyển đổi mạnh mẽ. Do đó, việc quản lý thu thuế hộ KDCT tất yếu phải có sự đổi mới hoàn thiện thì Chi cục Thuế thị xã Tân Châu mới có điều kiện hoàn thành nhiệm vụ và đạt được mục tiêu đề ra, mang lại hiệu quả cao trong công việc quản lý thu thuế hộ KDCT.
Hoàn thiện công tác quản lý thuế và chống thất thu thuế luôn là một vấn đề thời sự của ngành thuế nói chung và của Chi cục Thuế thị xã Tân Châu nói