CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ THUẾ VÀ CHỐNG THẤT THU THUẾ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI CHI CỤC THUẾ THỊ XÃ TÂN CHÂU, TỈNH AN GIANG
3.2 Tăng cường nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể tại
3. 2.1 Nâng cao trình độ, ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ Thuế
Chi cục Thuế thị xã Tân Châu cần quan tâm và tăng cường đào tạo, bồi dưỡng không chỉ về chuyên môn nghiệp vụ mà còn cần chú trọng đến việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý Nhà nước, kiến thức tin học, bồi dưỡng về đạo đức nghề nghiệp, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ không những giỏi về chuyên môn nghiệp vụ Thuế, mà còn am hiểu kiến thức quản lý Nhà nước, có trách nhiệm, tận tâm với nhiệm vụ được giao. Chi cục Thuế cần thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn cán bộ về chính sách thuế, nghiệp vụ thuế theo tháng hoặc quý và tập huấn đột xuất khi có các chính sách thuế mới. Quá trình tập huấn có thể kèm theo các câu hỏi tình huống hoặc bài kiểm tra để khảo sát việc nắm bắt bài giảng của cán bộ thuế…. Các cá nhân được cử đi tập huấn có
thể là tất cả cán bộ phụ trách hoặc là đội trưởng các Đội Thuế, tuy nhiên đó phải là những người có khả năng nắm bắt và truyền đạt để có thể triển khai tại đội thuế của mình.
Để nâng cao kiến thức, năng lực chuyên môn, cán bộ trực thu Đội Thuế liên xã phường cần giành một khoảng thời gian nhất định trong tháng lên Văn phòng Chi cục Thuế đọc tài liệu cũng như tham khảo ý kiến tư vấn của Đội Tổng hợp – Nghiệp vụ - Dự toán; Đội Kê khai - Kế toán thuế và tin học và các Đội thuế khác có liên quan.
Kiến thức rộng, chuyên môn vững thì mới có thể giải thích cho người nộp thuế hiểu và chấp hành nghĩa vụ nộp thuế theo đúng pháp luật. Đồng thời cán bộ đội thuế liên xã có thể đến các Chi cục Thuế hoàn thành kế hoạch xuất sắc để học tập cách thức làm việc hiệu quả về áp dụng cho đơn vị mình. Đối với những cán bộ trẻ còn ít kinh nghiệm khi làm việc dưới địa bàn xã thì cần tìm hiểu, ghi chép đặc điểm tình hình kinh doanh cũng như vị trí của từng hộ KDCT để dễ dàng hơn trong quá trình quản lý.
Đẩy mạnh luân phiên, chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ trực tiếp quản lý hộ kinh doanh, không để cán bộ ở quá lâu một vị trí thường xuyên tiếp xúc với hộ kinh doanh, dễ phát sinh các quan hệ tiêu cực trong công việc đồng thời tạo điều kiện rèn luyện, đào tạo cán bộ, thay đổi môi trường làm việc mới có cơ hội học tập kinh nghiệm, thể hiện năng lực phát triển. Kết hợp kiểm tra chéo giữa các Đội Thuế liên xã, phường để hỗ trợ lẫn nhau trong công tác thu đạt hiệu quả.
3. 2.2 Đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ nhằm nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế
Quản lý thu thuế luôn phải đặt mục tiêu coi trọng tuyên truyền, giáo dục, hỗ trợ người nộp thuế nhằm tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, thường xuyên trong mọi tổ chức và dân cư về các luật thuế và các văn bản dưới luật để họ hiểu rõ, nhận thức trách nhiệm, nghĩa vụ của người nộp thuế và tổ chức thực hiện tốt. Tạo điều kiện cho dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, bởi lẽ đây là một sức mạnh to lớn để thực hiện chính sách chống trốn thuế. Có thể thực hiện việc tuyên truyền qua các cách thức sau:
- Bố trí nguồn nhân lực chuyên nghiệp và giỏi nghiệp vụ cho việc cung cấp các dịch vụ ban đầu cho người nộp thuế như việc trả lời điện thoại và các cuộc tiếp xúc cá nhân.
- Các hình thức hỗ trợ người nộp thuế phải đa dạng, phong phú và gần gũi với quần chúng. Bên cạnh chú ý đến việc làm sao để các người nộp thuế tiếp cận được với các dịch vụ đó một cách dễ dàng nhất, hay nói cách khác nguồn lực cho việc hỗ trợ được sử dụng một cách hiệu quả nhất. Do đó, cách thức cung cấp dịch vụ thuế là vấn đề không kém quan trọng. Các ấn phẩm được xuất bản hay các phụ trương trên báo cần được đưa dưới dạng các câu hỏi nhỏ, các tình huống cụ thể thay vì các văn bản pháp luật khô cứng. Việc cung cấp các tài liệu này cũng cần được mở rộng hơn, có thể có sẵn ở các bưu điện, các nơi công cộng thay vì để ở các tủ sách miễn phí tại các cơ quan thuế như hiện nay để người nộp thuế có thể dễ dàng tiếp cận và tìm hiểu.
- Thường xuyên đi cơ sở để tuyên truyền cho người dân nhằm nâng cao ý thức của mọi người dân trong chấp hành pháp luật thuế, tuyên truyền cho người dân hiểu về quyền lợi và nghĩa vụ của việc lấy hóa đơn khi mua hàng hóa dịch vụ, cũng như khuyến khích mọi người dân lấy hoá đơn khi mua hàng hoá, dịch vụ.
- Quá trình đối thoại với người nộp thuế, bộ phận chuyên môn Chi cục Thuế thị xã Tân Châu cần cung cấp thông tin đầy đủ địa chỉ trang thông tin của Tổng cục thuế trên trang Web tạo điều kiện cho mọi người dân có thể tra cứu pháp luật về thuế và trao đổi các thông tin một cách nhanh chóng, thuận tiện. Đồng thời làm nền tảng cho việc kê khai thuế theo hình thức tự nguyện của người nộp thuế qua Internet.
- Hàng tháng, hàng quý cần mời các dịch vụ tư vấn kế toán, tư vấn thuế, đại lý thuế để triển khai các chính sách thuế mới, để các dịch vụ hỗ trợ làm tốt trách nhiệm là cầu nối giữa cơ quan thuế và người nộp thuế. Hạn chế sai sót về thuế trong quá trình kinh doanh của người nộp thuế.
3.2.3 Tổ chức và giám sát thực hiện quy trình quản lý thu thuế hiệu quả
3.2.3.1 Tổ chức đội ngũ cán bộ thực hiện quy trình.
Tổ chức sắp xếp lại nhân sự giữa các Đội nghiệp vụ, nhất là các Đội Thuế liên xã, phường trực tiếp quản lý các hộ KDCT. Việc bố trí, sắp xếp nên theo hướng lấy số lượng đối tượng quản lý làm cơ sở bố trí cán bộ, không nên bố trí theo kiểu cào bằng theo địa bàn như hiện nay. Chi cục Thuế cần bố trí, phân công lại cán bộ quản lý cho phù hợp với năng lực, trình độ của từng người nhằm nâng cao hiệu quả công tác. Xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, giỏi về kế toán, thành thạo kỹ năng máy tính, có khả năng quản lý kèm theo đó là có phẩm chất đạo đức tốt, yêu ngành và tinh thần phục vụ nhân dân đất nước. Thường xuyên quán triệt nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của từng cán bộ công chức Thuế từ lãnh đạo đến các nhân viên trên tinh thần mỗi cán bộ công chức thuế phải tự chịu trách nhiệm về kết quả triển khai các biện pháp nghiệp vụ trong phạm vi phụ trách của mình. Chi cục trưởng Chi cục Thuế chịu trách nhiệm trực tiếp và toàn diện về quản lý thu thuế trên địa bàn, hàng tháng phải trực tiếp kiểm tra một địa bàn về tình hình quản lý và thu thuế để có biện pháp chấn chỉnh ngay việc thất thu về hộ và thất thu về thuế. Phân công cho một Phó Chi cục trưởng phụ trách theo từng mảng công tác, địa bàn quản lý hoặc từng lĩnh vực. Từng Phó Chi cục trưởng phải chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng Chi cục Thuế về mảng được phân công và địa bàn được giao quản lý. Trường hợp khi kiểm tra trên địa bàn được giao phụ trách để xảy ra hiện tượng thất thu về hộ, về doanh thu, về thuế thì Phó Chi cục trưởng phải chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng. Đội trưởng Đội Thuế liên xã, phường phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc quản lý thuế trong phạm vi được phân công, thường xuyên phát động phòng trào, tạo không khí thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ trong toàn thể cơ quan. Kịp thời có các hình thức khen thưởng nhằm động viên và khích lệ tinh thần phấn đấu của cán bộ công chức, bên cạnh đó cần nghiêm khắc với các trường hợp vi phạm, tránh bao che để tạo sự nghiêm minh và công bằng trong quá trình thực thi công vụ.
3.2.3.2 Tổ chức, giám sát thực hiện quy trình
Tăng cường quản lý địa bàn, quản lý đối tượng nộp thuế: Chi cục Thuế cần phối hợp với Ủy ban Nhân dân các xã, phường tập trung rà soát đối tượng kinh doanh trên từng địa bàn để thống kê toàn bộ các đối tượng thực tế có
kinh doanh kể cả đối tượng đã được cấp mã số thuế và chưa được cấp mã số thuế để đưa vào diện quản lý thu thuế. Đối với các đối tượng chưa được cấp mã số thuế cán bộ thuế có trách nhiệm hướng dẫn, yêu cầu họ làm hồ sơ để được cấp mã số thuế.
Phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch để kịp thời cập nhật và quản lý các hộ kinh doanh ngay từ khâu đăng ký kinh doanh. Chi cục Thuế cần xây dựng quy chế phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch trong việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và cấp mã số thuế để làm cơ sở cho việc quản lý thu thuế. Hàng tháng cập nhật những hộ đăng ký kinh doanh mới để rà soát kiểm tra đưa vào diện quản lý thuế. Đặc biệt cần chú ý tới những địa bàn giáp ranh giữa các xã, phường và với các huyện, thị, thành khác. Để dễ dàng trong việc quản lý các hộ kinh doanh trên địa bàn, các cán bộ đội thuế liên xã có thể lập sơ đồ vị trí các hộ KDCT với những thông tin như số nhà, xóm, ấp, số quầy hàng (ở các chợ)… Nhiều hộ đăng ký kinh doanh không với mục đích kinh doanh mà để vay vốn ngân hàng,… thì cán bộ thuế có trách nhiệm lập biên bản với Ủy ban Nhân dân xã, phường xác nhận đối tượng không có hoạt động kinh doanh như trong đăng ký kinh doanh để trình Ủy ban Nhân dân thị xã can thiệp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tránh tình trạng đăng ký kinh doanh tràn lan trái pháp luật, không thực nghiện nghĩa vụ đóng thuế với Nhà nước.
3.2.4 Phân loại đối tượng hộ kinh doanh để quản lý thu thuế và thu nợ Thuế
Chi cục Thuế cần tiến hành phân loại các đối tượng hộ kinh doanh để có biện pháp quản lý thuế phù hợp. Đối với các hộ kinh doanh có địa điểm cố định yêu cầu đảm bảo 100% các hộ thực tế có kinh doanh phải được đưa vào quản lý thuế, kể cả các hộ đã có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đã có mã số thuế và các hộ chưa có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và chưa có mã số thuế. Đối với các hộ kinh doanh không có địa điểm cố định, kinh doanh sáng, tối yêu cầu Đội Thuế phải phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để nắm bắt địa chỉ thường trú của các hộ này để có cơ sở quản lý thu thuế. Trước mắt phấn đấu tối thiểu phải có trên 80% số hộ được đưa vào quản lý thuế và tỷ lệ này phải được nâng dần lên qua từng năm.
Đối với những hộ có giấy phép kinh doanh nhưng trên thực tế không hoạt động kinh doanh mà mục đích để xin vay vốn ngân hàng hay với mục đích khác thì cán bộ Đội Thuế liên xã phường cần rà soát lại lập danh sách gửi về Chi cục Thuế để Chi cục đề nghị Ủy ban Nhân dân thị xã thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngăn chặn những sai phạm pháp luật về thuế.
3.2.5 Chống thất thu đối với những ngành nghề còn thất thu lớn
Hoạt động kinh doanh ăn uống: Doanh thu quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh ăn uống hiện nay chỉ đạt khoảng 50% doanh thu thực tế. Do đó, Chi cục cần phải xác định lại doanh thu kinh doanh của các hộ này để thu thuế theo doanh thu mới xác định lại. Việc xác định lại doanh thu kinh doanh phải căn cứ vào: địa bàn kinh doanh, diện tích kinh doanh, số lượng phòng ăn, bàn ăn, số lượng nhân viên phục vụ, số lượng khách hàng thường đến ăn uống tập trung vào thời gian nào, tính được bình quân một khách vào ăn uống phải thanh toán là bao nhiêu. Có thể điều tra, xây dựng định mức doanh thu tối thiểu cho mỗi loại nhà hàng, cửa hàng làm tham khảo. Đối với hộ thực hiện sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ nếu kiểm tra thấy doanh thu kê khai không đảm bảo doanh thu tối thiểu và thấp hơn doanh thu khoán của hộ kinh doanh càng quy mô thì phải định thêm doanh thu bán hàng không xuất hoá đơn (vì loại hình kinh doanh ăn uống đại bộ phận không xuất hoá đơn).
Hoạt động xây dựng cơ bản tư nhân: Chi cục cần chỉ đạo các Đội Thuế, cán bộ thuế phường phối hợp với hội đồng tư vấn, thanh tra xây dựng để nắm rõ từng công trình xây dựng trên địa bàn phụ trách. Yêu cầu phải nắm rõ tên người nhận thi công, địa chỉ, công trình thi công có thầu cả nguyên vật liệu hay chỉ làm công để có căn cứ tính thuế đúng chính sách.
Trường hợp xây nhà ở của tư nhân mà chủ nhà thông đồng với người thi công thì phối hợp với Ủy ban Nhân dân các xã, phường để xác định người thi công là nhận thầu hay là họ hàng đến làm hộ. Nếu không phải là người làm hộ thì phải thu thuế ngay khi công trình còn đang xây dựng.
Nắm chắc định mức giá thành xây dựng từng loại nhà do Bộ, Sở Xây dựng quy định để đấu tranh, tính thuế với các trường hợp hợp đồng xây dựng cố tình ghi thấp hơn thực tế hoặc chủ thầu không khai báo đúng giá nhận thầu.
Tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động xây dựng cơ bản tư nhân, góp phần chống thất thu thuế đối với lĩnh vực xây dựng cơ bản tư nhân trên địa bàn quản lý thu hết các trường hợp xây dựng tư nhân, thu sát đúng doanh thu thực tế phát sinh của công trình xây dựng, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu vào ngân sách Nhà nước; động viên đầy đủ các khoản thuế nộp vào ngân sách Nhà nước, tạo sự công bằng, bình đẳng giữa lĩnh vực xây dựng cơ bản tư nhân với các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh khác; nâng cao tính tự giác trong việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế trong việc tự kê khai và tự nộp thuế; khắc phục được những tồn tại, hạn chế về công tác tổ chức hành thu, đáp ứng được yêu cầu về cải cách hành chính thuế, huy động sự tham gia của các cấp chính quyền, các ngành trong công tác quản lý và chống thất thu thuế, đưa công tác quản lý thuế đi vào nề nếp, góp phần tăng thu cho Ngân sách Nhà nước.
Hoạt động vận tải tư nhân:
Tiếp tục phối hợp với công an, giao thông công chính, cơ quan đăng kiểm để rà soát nắm số đối tượng đăng ký sử dụng phương tiện vận tải, phân loại đối tượng có phương tiện vận tải là xe chở hàng, xe chở khách, trên cơ sở đó so sánh giữa số phương tiện đăng kiểm, số phương tiện đăng ký sử dụng tại cơ quan công an với số phương tiện do Chi cục đã quản lý thu thuế để xác định số chênh lệch phát sinh chưa quản lý.
Bảng 3.1. Phân loại đối tượng hộ quản lý thu thuế
ĐỐI TƯỢNG QUẢN LÝ NỘI DUNG QUẢN LÝ
1. Hộ kinh doanh có địa điểm Quản lý tốt việc kê khai, kế toán thuế và
ổn định quản lý thu nợ thuế
2. Hộ kinh doanh không có địa Quản lý tốt thông tin NNT, nhất là địa điểm ổn định chỉ thường trú để đôn đốc thu thuế 3. Hộ đã đăng ký kinh doanh Quản lý tốt ngành nghề kinh doanh đã
đăng ký và ngành nghề đang kinh doanh 4. Hộ chưa đăng ký kinh doanh Quản lý tốt ngành nghề thực tế đang
kinh doanh để phục vụ công tác thu thuế 5. Hộ nộp thuế theo hình thức Quản lý tốt việc điều tra doanh số, phấn
đấu doanh số kê khai sát với doanh số khoán
thực tế
(Nguồn: tự xây dựng)
3.2.6 Tăng cường xử lý và thu hồi nợ đọng
Tích cực đẩy mạnh các biện pháp thu nợ, rà soát lại các hộ trong địa bàn quản lý. Phối hợp với các ngành chức năng và Ủy ban Nhân dân các xã, phường để đôn đốc thu hồi nợ đọng của các hộ đang kinh doanh, hạn chế đến mức tối đa tình trạng nợ thuế dây dưa kéo dài. Thành lập đoàn liên ngành để đôn đốc, thu hồi số thuế nợ đọng. Chi cục Thuế cần giao chỉ tiêu thu hồi nợ thuế hàng tháng cho đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, đồng thời cần cương quyết hơn nữa trong việc tổ chức cưỡng chế thu hồi nợ, nhất là các trường hợp cố tình nợ dây dưa, một mặt để thu được số thuế nợ đọng, mặt khác để răn đe các đối tượng khác tự giác chấp hành nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước. Chi cục Thuế cần giao chỉ tiêu thu nợ thuế hàng tháng cho các Đội Thuế liên xã, phường. Đội Thuế liên xã, phường phải giao chỉ tiêu đến từng cán bộ phụ trách địa bàn, đồng thời lấy chỉ tiêu này làm cơ sở đánh giá, xếp hạng công chức hàng tháng, quý và cuối năm.
3.2.7 Tích cực điều tra doanh thu, kiểm tra định kỳ
Tổ chức kiểm tra điển hình tình hình quản lý hộ kinh doanh trên một số địa bàn, qua đó đánh giá mức độ thất thu về hộ kinh doanh, rút kinh nghiệm và giao chỉ tiêu cụ thể về số hộ đưa thêm vào quản lý cho từng đội thuế. Căn cứ chỉ tiêu đã giao hàng tháng có kiểm tra, đánh giá phân tích những tồn tại, tìm biện pháp khắc phục ngay trong tháng sau. Kiên quyết chống thất thu triệt để về số lượng hộ kinh doanh.
Tổ chức điều tra thí điểm doanh thu kinh doanh của một số hộ để đánh giá mức độ thất thu về doanh thu để có cơ sở điều chỉnh doanh số của các hộ, đồng thời căn cứ vào tình hình tăng trưởng kinh tế trên địa bàn để làm cơ sở giao chỉ tiêu phấn đấu tăng so với mức thuế khoán hiện nay cho từng đội thuế. Quá trình tổ chức điều tra không làm tràn lan mà tập trung vào những ngành, những loại hộ đang thất thu nhiều như thương mại, ăn uống, giải khát, dịch vụ v.v… Việc điều tra, xác định lại doanh số và mức thuế phải làm đúng quy trình, quy định, thực hiện công khai. Lập và giao dự toán thu cho các đội thuế sát với tình hình thực tế và tiềm năng của từng địa phương thuộc địa bàn quản lý của từng Đội.
Tăng cường kiểm tra nhằm phát hiện và xử lý nghiêm khắc đối với những hộ kinh doanh không chấp hành, lập hoá đơn chứng từ không trung