Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực lao động

Một phần của tài liệu Những nhân tố tác động đến động lực làm việc của cán bộ viên chức ngành bảo hiểm xã hội tại tỉnh long an (Trang 25 - 30)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý thuyết về động lực

2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực lao động

Qua các học thuyết cũng như các công trình nghiên cứu về động lực làm việc ta thấy rằng động lực thúc đẩy người lao động chịu tác động và ảnh hưởng của nhiều nhân tố.

2.1.3.1 Tiền lương

Theo Jenica, 2007 (được trích trong Giao Hà Quỳnh Uyên, 2015) thì tiền lương tốt là yếu tố nằm giữa trong danh sách các yếu tố quan trọng nhất trong công việc của người lao động trong những năm 1980, đến những năm 1990 thì nó là yếu tố quan trọng đứng đầu và vẫn duy trì vị trí này đến những năm 2000.

Tiền lương có vai trò quan trọng đối với người lao động và cả tổ chức. Tiền lương có tác dụng bù đắp lại sức lao động cho người lao động. Đồng thời, tiền lương cũng có tác dụng to lớn trong động viên khuyến khích người lao động yên tâm làm việc. Người lao động chỉ có thể yên tâm dồn hết sức mình cho công việc nếu công việc ấy đem lại cho họ một khoản thu đủ để trang trải cuộc sống. Tiền

lương được coi là một trong những nguyên nhân để thu hút và gìn giữ người lao động giỏi, tiền lương còn có tác dụng tạo động lực cho người lao động.

2.1.3.2 Phúc lợi

Phúc lợi là phần thù lao khác ngoài phần thù lao chính, nó là những lợi ích mà một người lao động có được từ tổ chức của mình.

Các loại phúc lợi mà người lao động được hưởng rất đa dạng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như quy định của chính phủ, tập quán, mức độ phát triển kinh tế và khả năng tài chính, hoàn cảnh cụ thể của tổ chức. Phúc lợi thể hiện sự quan tâm của tổ chức đến đời sống người lao động, có tác dụng kích thích nhân viên trung thành, gắn bó với tổ chức.

Phúc lợi có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giúp người lao động bảo đảm đời sống ở mức độ tối thiểu, tạo động lực làm việc cho người lao động, làm người lao động thấy phấn chấn, từ đó yên tâm làm việc nâng cao khả năng lao động.

Marko Kukanja, 2012 (được trích trong Giao Hà Quỳnh Uyên, 2015) tiến hành nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của các nhân viên trong ngành dịch vụ du lịch tại khu vực ven biển Piran của Slovenia đã cho thấy rằng yếu tố phúc lợi có ảnh hưởng mạnh mẽ đến động lực làm việc. Trong mô hình nghiên cứu gồm 6 yếu tố thì phúc lợi xếp vị trí thứ hai trong mức độ quan trọng theo đánh giá của đối tượng nghiên cứu.

2.1.3.3 Cấp trên

Theo Swanson, 2001 (được trích trong Giao Hà Quỳnh Uyên, 2015) định nghĩa lãnh đạo là phải có khả năng ảnh hưởng và truyền cảm hứng cho tất cả nhân viên, tạo cảm giác quan trọng đối với tổ chức, cam kết thúc đẩy và kích thích họ hướng tới tiềm năng cao nhất.

Cấp trên đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tạo động lực làm việc cho người lao động, đặc biệt đối với một tập thể nhân viên. Thường những nhân viên sẽ không dành nhiều thời gian để quan tâm đến cấp trên của mình, họ chỉ nghĩ đến khi nào họ cần đến hoặc khi cấp trên gây áp lực cho họ. Các nhà quản lý cần biết thiết kế và phân công công việc sao cho phù hợp với năng lực, giao việc đúng người, đúng việc, đồng thời phải ghi nhận đóng góp của nhân viên kịp thời và đúng lúc để từ đó tạo cho họ động lực làm việc tích cực.

2.1.3.4 Đồng nghiệp

Đồng nghiệp là bao gồm tất cả những người cùng làm việc với nhau trong một một tổ chức. Đối với người lao động thời gian làm việc tại công ty chiếm tỷ lệ khá lớn và hằng ngày tiếp xúc, làm việc với đồng nghiệp. Khi được sự giúp đỡ, quan tâm chia sẽ công việc từ đồng nghiệp, người lao động sẽ cảm thấy thoải mái, giảm bớt áp lực. Từ đó tạo ra động lực làm việc tốt hơn.

Trong nghiên cứu của Debarshi và Palas R. Sengupta, 2013 (được trích trong Giao Hà Quỳnh Uyên, 2015) đối với giáo viên, hiệu trưởng các trường, thành viên quản lý trường học và phụ huynh tại Tây Bengal - Ấn Độ đã kết luận để thúc đẩy nhân viên làm việc thì yếu tố đồng nghiệp là rất quan trọng.

2.1.3.5 Điều kiện làm việc

Điều kiện làm việc là một khái niệm rộng bao gồm tất cả những gì có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và sự phát triển, nâng cao năng lực làm việc của người lao động.Điều kiện làm việc là tình trạng của nơi mà người lao động làm việc.

Điều kiện làm việc là yếu tố quan trọng nhất trong việc ảnh hưởng đến động lực tại nơi là việc (Teck-hong và Waeed, 2011).

Cải thiện điều kiện làm việc còn là việc thực hiện tốt các chính sách an toàn lao động, đầu tư máy móc thiết bị chuyên dùng để tăng năng suất và cải thiện môi trường xung quanh người lao động. Môi trường này bao gồm: môi trường tự nhiên, môi trường tâm lý, môi trường văn hoá.

Cải thiện điều kiện làm việc không những để bảo vệ sức khoẻ, tránh bệnh nghề nghiệp mà còn nâng cao năng suất lao động. Cải thiện điều kiện làm việc có thể bằng các cách thức như: thay đổi tính chất công việc, cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường, bố trí không gian làm việc hợp lý, có sự luân phiên làm việc và nghỉ ngơi, độ dài thời gian nghỉ thích hợp.

2.1.3.6 Đặc điểm công việc

Đặc điểm công việc bao gồm tất cả các khía cạnh của công việc như: thiết kế công việc, tính chất công việc, vị trí, tầm quan trọng và khả năng phát triển nghề nghiệp của công việc, cơ hội thăng tiến của công việc…có tác động đến thái độ, nhận thức và nỗ lực của người lao động.

Theo Hackman & Oldman,1974 (được trích trong Giao Hà Quỳnh Uyên, 2015) bản chất công việc có ảnh hưởng đến động lực làm việc.

Người lao động sẽ cảm thấy thích thú và hăng say làm việc hơn nếu công việc được thiết kế dễ dàng cho nhân viên hiểu và nắm bắt để thực hiện công việc đó.

Do vậy bản chất công việc sẽ ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động.

2.1.3.7 Đào tạo, thăng tiến

Đào tạo được hiểu là quá trình học hỏi những kỹ năng cần thiết để thực hiện một công việc cụ thể. Công tác đào tạo đóng vai trò quan trọng trong việc tạo động lực làm việc bởi vì:

- Thông qua đào tạo sẽ giúp người lao động thực hiện công việc tốt hơn, tránh được tình trạng quản lý lỗi thời.

- Đào tạo giúp định hướng công việc mới cho người lao động, phát huy năng lực.

Theo Wildes, 2008 (được trích trong Giao Hà Quỳnh Uyên, 2015) đã nêu bật những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến động lực của người lao động trong ngành khách sạn trong đó có thăng tiến nghề nghiệp và đào tạo.

2.1.3.8 Văn hoá tổ chức

Văn hóa doanh nghiệp là những giá trị, niềm tin, hình thức mà mọi người trong doanh nghiệp cùng công nhận và suy nghĩ, nói, hành động như một thói quen, giống như đời sống tinh thần và tính cách của một con người, và là phần quyết định đến sự thành bại về lâu dài của doanh nghiệp, tác động đến suy nghĩ và cách làm việc của hầu như tất cả các thành viên. Văn hoá tổ chức bao gồm những giá trị cốt lõi, chuẩn mực, những tập quán, những nguyên tắc bất thành văn và các nghi lễ.

Mục tiêu của văn hoá tổ chức là nhằm xây dựng một phong cách quản trị hiệu quả và những mối quan hệ hợp tác thân thiện giữa các thành viên trong tổ chức, làm cho công ty trở thành một cộng đồng làm việc trên tinh thần hợp tác, tin cậy, gắn bó, thân thiện. Trên cơ sở đó sẽ khích lệ tinh thần và tạo động lực làm việc cho nhân viên.

Văn hoá công ty có vị trí và vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Bầu văn hoá của doanh nghiệp được hình thành từ sự kết hợp hài hoà hợp lý giữa quan điểm phong cách quản lý của người lãnh đạo và các thành viên trong doanh nghiệp. Nó được bộc lộ trong suốt quá trình lao động, thời gian lao động mà người lao động công tác làm việc tại doanh nghiệp. Nếu bầu không khí văn hoá thoáng và dân chủ, nhân viên sẽ có trạng thái tinh thần thải mái từ đó cuốn hút người lao động làm việc hăng hái với năng suất lao động cao. Ngược lại, bầu

không khí làm việc thụ động sẽ khiến người lao động có cảm giác chán chường, ỷ lại và không có hứng thú với công việc.

Một phần của tài liệu Những nhân tố tác động đến động lực làm việc của cán bộ viên chức ngành bảo hiểm xã hội tại tỉnh long an (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)