Phân tích hồi quy bội và rà soát các giả định

Một phần của tài liệu Những nhân tố tác động đến động lực làm việc của cán bộ viên chức ngành bảo hiểm xã hội tại tỉnh long an (Trang 77 - 82)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.5 Phân tích hồi quy bội và rà soát các giả định

Phân tích hồi quy với 6 biến độc lập ta thấy biến cả 4 biến độc lập có ý nghĩa thống kê ở mức 95%, trong đó có 3 biến là biến CH không có ý nghĩa thống kê (Sig=0.597>0.05), biến TL không có ý nghĩa thống kê (Sig=0.057>0.05) và biến DN không có ý nghĩa thống kê (Sig=0.872>0.05) (xem bảng 4.44, chi tiết phụ lục 6).

Tác giả chạy lại hồi quy với 05 biến độc lập ( loại biến CH). Sau khi hồi quy lần 2 với 5 biến độc lập cho thấy biến TL có (Sig =0.054>0.05) và biến DN có (Sig

=0.843>0.05) (xem bảng 4.45, chi tiết phụ lục 6). Do vậy tiếp tục loại biến DN hồi quy lần 3 với 4 biến độc lập và cho thấy tất cả các chỉ số đều phù hợp (xem chi tiết bảng 4.46 phụ lục 6).

Bảng 4.44: Bảng hệ số hồi quy

Coefficientsa

Model Unstandardized

Coefficients

Standardized Coefficients

t Sig. Collinearity Statistics

B Std. Error Beta Tolerance

1

(Constant) -.195 .203 -.959 .339

DK .108 .037 .135 2.911 .004 .648

CH -.019 .036 -.022 -.530 .597 .810

CV .562 .047 .560 11.956 .000 .636

CT .318 .044 .324 7.208 .000 .690

TL .086 .045 .093 1.916 .057 .594

DN .006 .038 .007 .161 .872 .679

(Nguồn: Dữ liệu phân tích của tác giả trên SPSS 20.0)

Bảng 4.45: Bảng hệ số hồi quy loại biến CH Model Unstandardized

Coefficients

Standardized Coefficients

t Sig. Collinearity Statistics

B Std. Error Beta Tolerance

1

(Constant) -.246 .179 -1.369 .173

DK .112 .036 .141 3.136 .002 .687

1 CV .556 .045 .554 12.232 .000 .678

CT .313 .043 .320 7.255 .000 .716

TL .087 .045 .094 1.938 .054 .595

DN .008 .038 .009 .199 .843 .682

(Nguồn: Dữ liệu phân tích của tác giả trên SPSS 20.0) Bảng 4.46: Bảng hệ số hồi quy loại biến CH và DN

Coefficientsa

Model Unstandardized

Coefficients

Standardized Coefficients

t Sig. Collinearity Statistics

B Std. Error Beta Tolerance

1

(Constant) -.239 .176 -1.359 .176

DK .116 .031 .146 3.752 .000 .920

CV .555 .045 .553 12.279 .000 .681

CT .314 .043 .321 7.329 .000 .723

TL .088 .044 .095 1.983 .049 .604

(Nguồn: Dữ liệu phân tích của tác giả trên SPSS 20.0)

Sau khi loại biến CH và DN thì các chỉ số điều đạt yêu cầu, điều này phù hợp với thực tế do số người tham gia trả lời bảng câu hỏi khảo sát phần lớn ở độ tuổi trên 50 tuổi. Hơn nữa thời gian qua (từ năm 2015 đến nay) ngành thực hiện tinh giản biên chế không tổ chức tuyển thêm CBVC nên đội ngũ CBVC của ngành đa phần lớn tuổi.Những người ở độ tuổi này có hai nhóm, một nhóm đã là lãnh đạo, nhóm còn lại là CBVC không là lãnh đạo. Nhóm CBVC không là lãnh đạo thì nhận thức được họ không nằm trong CBVC được quy hoạch nên cơ hội được đi đào đạo để thăng tiến đối với họ là rất khó. Hơn nữa phần lớn những người này thường ngán ngẩm với công nghệ mới, thiết bị vi tính hiện đại khiến họ cảm thấy khó thích ứng.

Đối với đồng nghiệp, họ thường không thừa nhận sai sót của mình và tính tỉ mỉ của họ trong công việc khiến đồng nghiệp khác khó chịu. Chính vì vậy yếu tố “ Đào tạo

và cơ hội thăng tiến” và “ Đồng nghiệp” có tạo động lực làm việc cho nhóm người này nhưng chỉ ở mức độ nhỏ.

Từ kết quả trên đi đến kết luận, động lực làm việc của cán bộ, viên chức ngành BHXH tại tỉnh Long An phụ thuộc vào 4 thành phần là (1) Điều kiện làm việc, (2) Đặc điểm công việc, (3) Cấp trên, (4) Tiền lương. Bốn giả thuyết được thỏa mãn là H1, H2, H4, H5 với độ tin cậy 95% và phương trình hồi quy chuẩn hóa là:

DLLV = 0.095*TL +0.146*DK + 0.321*CT + 0.553*CV

Qua phương trình hồi quy ta nhận thấy biến đặc điểm công việc (CV) có hệ hồi quy cao nhất (β = 0.553)

4.5.2 Rà soát các giả định

- Sự phù hợp của mô hình: Kiểm định sự phù hợp của mô hình (F= 131.884, Sig = 0.000) và hệ số phù hơp của mô hình là 72.5% (xem bảng 4.47, 4.48 chi tiết phụ lục 6) ta thấy giả thuyết này không bị vi phạm.

Bảng 4.47: Bảng kết quả sau phân tích ANOVA các biến độc lập ANOVAa

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

1

Regression 98.219 4 24.555 131.884 .000b

Residual 36.306 195 .186

Total 134.524 199

(Nguồn: Dữ liệu phân tích của tác giả trên SPSS 20.0)

- Hiện tượng tự tương quan: phần dư là độc lập không xảy ra hiện tượng tự tương quan 1< Durbin-Watson = 1.656 < 2 (xem bảng 4.48, chi tiết phụ lục 6) Bảng 4.48: Bảng Durbin-Watson

Model Summaryb Mode

l

R R

Square

Adjusted R Square

Std. Error of the Estimate

Durbin- Watson

1 .854a .730 .725 .43149 1.656

(Nguồn: Dữ liệu phân tích của tác giả trên SPSS 20.0)

- Hiện tượng phương sai thay đổi: chẩn đoán bằng hình ảnh ScatterPlot (xem hình 4.1, xem chi tiết phụ lục 6) ta không thấy có quan hệ nào rõ ràng giữa giá trị dự báo và phần dư chuẩn hóa.

Hình 4.1: Hình đồ thị phân tán

(Nguồn: Dữ liệu phân tích của tác giả trên SPSS 20.0)

- Sai số phân phối chuẩn: xem trên đồ thị hình 4.2 (Chi tiết phụ lục 6) ta thấy Mean = -2.09E-15 (gần bằng 0), Std.Dev.=0,990. (gần bằng 1), xem như sai số có phân phối chuẩn.

Hình 4.2: Biểu đồ tần số của phần dƣ chuẩn hóa

(Nguồn: Dữ liệu phân tích của tác giả trên SPSS 20.0)

- Hiện tƣợng đa công tuyến: Hệ số VIF đều nằm trong ngưỡng chấp nhận 0<

VIF<2 (Xem bảng 4.49, xem chi tiết xem phụ lục 6) Bảng 4.49: Bảng hệ số đa cộng tuyến VIF

Coefficientsa

Model Collinearity Statistics

VIF

1

(Constant)

DK 1.087

CV 1.468

CT 1.383

TL 1.655

Nguồn: Dữ liệu phân tích của tác giả trên SPSS 20.0)

Một phần của tài liệu Những nhân tố tác động đến động lực làm việc của cán bộ viên chức ngành bảo hiểm xã hội tại tỉnh long an (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)