Đề xuất các hàm ý quản trị

Một phần của tài liệu Những nhân tố tác động đến động lực làm việc của cán bộ viên chức ngành bảo hiểm xã hội tại tỉnh long an (Trang 87 - 90)

Như trình bày ở những phần trước, mô hình nghiên cứu và các nhân tố trong đề tài này được đưa ra sau khi tham khảo các nghiên cứu trước đây về động lực làm việc.

Trong nghiên cứu này đã chỉ ra các nhân tố là thực sự ảnh hưởng đến động lực làm việc của cán bộ, viên chức. Tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao động lực làm việc cho cán bộ, viên chức ngành BHXH tại tỉnh Long An như sau:

5.2.1 Vấn đề về điều kiện làm việc

Hiện tại, BHXH tỉnh Long An đã trang bị tương đối đầy đủ trang thiết bị làm việc bao gồm: máy tính cá nhân, bàn, ghế, phòng làm việc, điện chiếu sáng, điều hòa… tuy nhiên chất lượng của chúng cũng chỉ ở mức trung bình vì thời gian sử dụng đã lâu năm. Hệ thống mạng máy tính hoạt động chưa ổn định khiến cho ứng dụng các phương thức truyền tải thông tin qua mạng máy tính, đặc biệt các chương trình chủ yếu phục vụ cho công việc như chương trình Quản lý thu và sổ thẻ (gọi tắt là TST) bị gián đoạn vào những thời gian cao điểm.

Để đạt được hiệu quả hơn nữa trong việc xây dựng môi trường làm việc cho người lao động, tác giả đề xuất một số giải pháp để xây dựng môi trường làm việc thuận lợi như sau:

- Đầu tư trang thiết bị, công cụ, dụng cụ làm việc phù hợp như máy tính, đường truyền internet, tuy nhiên ngay một lúc đòi hỏi thanh lý toàn bộ hệ thống

máy tính cũ, trang bị máy tính mới thì sẽ rất khó khăn, trang bị mới dần trong những năm tới, ưu tiên cho lĩnh vực cấp bách nhất để thực hiện .

- Thường xuyên vệ sinh, kiểm tra sửa chữa cải thiện cơ sở vật chất như:

bàn, ghế, máy điều hòa, máy vi tính,... Cần đảm bảo vệ sinh các thiết bị làm việc của cán bộ, viên chức nhằm đảm bảo không khí làm việc trong lành cho cán bộ, viên chức.

- Áp dụng ứng dụng công nghệ thông tin nhiều hơn nữa vào công việc để tiết kiệm thời gian và công sức cho cán bộ, viên chức làm nghiệp vụ cũng như quản lý.

5.2.2 Vấn đề về đặc điểm công việc

Đặc điểm công việc là nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến động lực làm việc của cán bộ, viên chức ngành BHXH tại tỉnh Long An. Đặc điểm công việc thể hiện sự phù hợp giữa năng lực làm việc của người cán bộ, viên chức và nội dung công việc đó. Hầu hết nội dung công việc của ngành BHXH đòi hỏi phải có trình độ học vấn cao.

Để cán bộ, viên chức được làm những công việc phù hợp với năng lực và thế mạnh của họ, ngành cần thực hiện việc chọn đúng người ngay từ giai đoạn thi tuyển. Cán bộ, viên chức không thể có sự thỏa mãn cao nếu họ chưa thực sự hiểu rõ được đặc điểm công việc của họ và mối quan hệ giữa công viêc họ đang làm và công việc của các đồng nghiệp.

Để tạo động lực làm việc cho cán bộ, viên chức cần phải giao cho họ những công việc phù hợp với khả năng của họ, giúp họ hiểu rõ về công việc mà họ đang làm, phải cho họ thấy tầm quan trọng của công việc họ đang thực hiện, cũng như cho phép họ được quyền quyết định một số vấn đề liên quan đến công việc nằm trong phạm vi năng lực của họ.

Căn cứ vào khả năng và trình độ của cán bộ, viên chức để tìm hiểu một cách cặn kẽ và chính xác những khả năng, sở trường của họ nhằm tránh việc giao những nhiệm vụ chuyên sâu, đòi hỏi kỹ năng nghiệp vụ cao cho những cán bộ, viên chức chưa được trang bị các kỹ năng, nghiệp vụ cần thiết hoặc chưa được huấn luyện để hoàn thành nhiệm vụ đó.

5.2.3 Vấn đề về tiền lương và phúc lợi

Thời gian vừa qua, chế độ tiền lương, thưởng đã được BHXH tỉnh Long An thực hiện khá tốt, tuy nhiên nó vẫn còn tồn tại một số vấn đề ảnh hưởng tới động lực làm việc của cán bộ, viên chức. Trong thời gian tới, BHXH tỉnh Long An cần kiến nghị với BHXH Việt Nam để có chính sách điều chỉnh chế độ tiền lương, thưởng và phúc lợi cho phù hợp. Cụ thể:

+ Tiền lương hiện tại vẫn chưa các tác động tích cực trong tạo động lực tới cán bộ, viên chức. Tiền lương hiện tại chỉ có thể đảm bảo cơ bản các nhu cầu của cuộc sống cho cán bộ, viên chức. Vì vậy, BHXH tỉnh Long An cần kiến nghị với BHXH Việt Nam để điều chỉnh chế độ tiền lương xứng đáng với nỗ lực làm việc của cán bộ, viên chức và đảm bảo việc chi trả cho cuộc sống họ. Có được mức thu nhập cao hơn, phù hợp với tình hình lạm phát hiện tại, đủ để đảm bảo cho cuộc sống của gia đình thì cán bộ, viên chức sẽ an tâm làm việc, vì vậy động lực làm việc sẽ ngày càng nâng cao.

+ Tiền lương cần được tính toán và trả công bằng giữa những cán bộ, viên chức bằng cách trả lương theo khối lượng công việc được giao và kết quả thực hiện, có thưởng, phạt theo hệ số dựa vào kết quả hoàn thành công việc và quá trình làm việc của cán bộ, viên chức. Làm được điều này sẽ tạo niềm tin, sự thỏa mãn cho cán bộ, viên chức trong công việc.

+ Xây dựng các chương trình sẻ chia cuộc sống, giúp đỡ những đồng nghiệp có hoàn cảnh khó khăn.

+ Hằng năm, cần xây dựng các chương trình dã ngoại, tham quan du lịch phong phú hơn, ngoài các địa điểm mà BHXH thường tổ chức tham quan để tạo sự hứng khởi cho cán bộ cán bộ, viên chức. Đồng thời, qua đó cũng tăng cường tình đoàn kết, gắn bó với nhau trong ngành.

5.2.4 Vấn đề về cấp trên

Theo kết quả nghiên cứu trên, cấp trên cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến động lực của nhân viên trong công việc. Khi cấp trên biết lắng nghe quan điểm và suy nghĩ của người cán bộ, viên chức cũng như coi trọng tài năng và sự đóng góp của mỗi người cán bộ, viên chức thì sẽ tạo ra động lực làm việc rất lớn. Chính vì vậy, lãnh đạo cần chú ý đến những yếu tố này nhằm đem lại những cảm hứng tích

cực từ phía người cán bộ, viên chức để nâng cao hiệu quả làm việc. Để nhân tố này tác động tích cực đến cán bộ, viên chức thì lãnh đạo cần phải thay đổi tác phong làm việc theo hướng cởi mở, hoà nhã để tạo cảm giác thân thiện gần gũi với người cán bộ, viên chức.

Lãnh đạo phải luôn gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện các chủ trương chính sách như các phong trào của ngành. Trong chuyên môn thì lãnh đạo phải thể hiện sự am hiểu tường tận và có khả năng ra quyết định về chuyên môn một cách hợp lý. Để đạt được điều này thì lãnh đạo phải luôn chăm chỉ và không ngừng học hỏi để nâng cao kiến thức, biết lắng nghe, phân tích và tổng hợp tình hình.

Chứng minh sự tin tưởng của lãnh đạo đối với cán bộ, viên chức bằng cách như: giảm bớt sự kiểm soát, yêu cầu cán bộ, viên chức lập kế hoạch hay lịch làm việc trao quyền cho cán bộ, viên chức. Việc làm này của người lãnh đạo sẽ khiến cho cán bộ, viên chức cảm thấy họ thực sự được coi trọng và sẽ là đòn bẩy thúc đẩy họ làm cống hiến cho công ty nhiều hơn.

Đối với mỗi thành tích đạt được của người cán bộ, viên chức, các nhà lãnh đạo cần có những lời khen thưởng kịp thời, đúng lúc. Các hình thức động viên người cán bộ, viên chức không chỉ là lời nói trước tập thể cán bộ, viên chức hay văn bản mà cần kèm theo những phần thưởng thưởng, dù ít hay nhiều cũng có tác dụng rất lớn đến tinh thần làm việc của người cán bộ, viên chức.

Một phần của tài liệu Những nhân tố tác động đến động lực làm việc của cán bộ viên chức ngành bảo hiểm xã hội tại tỉnh long an (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)