THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động các hiện tượng thủy tai và hoạt động thích ứng trong nuôi trồng thủy sản ở huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 24 - 27)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.3. THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Thích ứng (Adaptation) là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thương do biến đổi khí hậu và tận dụng các cơ hội do nó mang lại. [7]

Thuật ngữ thích ứng có nghĩa là điều chỉnh, hoặc thụ động, hoặc phản ứng tích cực, hoặc có phòng bị trước, được đưa ra với ý nghĩa là giảm thiểu và cải thiện những hậu quả.

Khả năng thích ứng đề cập đến mức độ điều chỉnh có thể trong hành động, xử lý, cấu trúc của hệ thống đối với những biến đổi dự kiến có thể xảy ra hay thực sự đã và đang xảy ra của khí hậu. Sự thích ứng có thể là tự phát hay được chuẩn bị trước, và có thể được thực hiện để đối phó với những biến đổi trong nhiều điều kiện khác nhau.

Sự thích ứng còn có nghĩa là tất cả những phản ứng đối với thay đổi TNMT nhằm làm giảm tính dễ bị tổn thương. Sự thích ứng cũng còn có nghĩa là các hành động tận dụng những cơ hội thuận lợi mới nảy sinh do thay đổi TNMT. Trong việc đánh giá những tác động , nhất thiết phải kể đến sự thích ứng. Cây cối, động vật, và con người không thể tiếp tục tồn tại một cách đơn giản như trước khi có thay đổi TNMT nhưng hoàn toàn có thể thay đổi các hành vi của mình. Cây cối, động vật, và các hệ sinh thái có thể di cư sang một khu vực mới. Con người cũng có thể thay đổi hành vi để đối phó với những điều kiện khí hậu khác nhau, nếu như cần thiết thì cũng có thể di cư. Để giải thích đầy đủ về tính dễ bị tổn thương do thay đổi TNMT, sự đánh giá tác động cần phải tính đến quá trình tất yếu sẽ xảy ra: sự thích ứng của các đối tượng tác động. Không có đánh giá về những quá trình thích ứng, nghiên cứu tác động sẽ không thể đánh giá chính xác và đầy đủ những ảnh hưởng tiêu cực của thay đổi TNMT.[7]

1.3.2. Thích ng vi biến đổi khí hu Theo tiến sĩ Trần Thục , viện khoa học khí tượng thủy văn và môi trường. Sự thích

ứng với BĐKH là một quá trình, qua đó con người làm giảm những tác động bất lợi của khí hậu đến sức khỏe, đời sống. Đồng thời, sử dụng những cơ hội thuận lợi mà môi trường đem lại.[6]

Thích ứng với biến đổi khí hậu là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thương do dao động và biến đổi khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó mang lại. Thích ứng với khí hậu hiện tại không đồng nghĩa với thích nghi BĐKH trong tương lai.[7]

1.3.3. Chiến lược thích ứng và phương thức thích ng vi biến đổi khí hu - Chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu

+ Chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu cần thực hiện ở tất cả các quy mô lĩnh vực, các hệ thống tự nhiên và xã hội đều có khả năng, ở một mức độ nhất định, thích ứng một cách tự nhiên với BĐKH [6].

+Chiến lược thích ứng với BĐKH bao gồm tất cả các sự điều chỉnh về các hoạt động đối với cơ cấu kinh tế, cơ chế, chính sách, cơ sở hạ tầng, hệ thống tự nhiên, xã hội hiện tại và trong tương lai nhằm giảm nhẹ khả năng tổn hại và ngăn ngừa rủi ro đối với sự phát triển do BĐKH.

Như vậy, thích ứng tốt với BĐKH sẽ góp phần bảo đảm phát triển bền vững.

Trái lại, thích ứng không tốt, chẳng hạn đề ra các chính sách, quyết định khuyến khích phát triển ở những khu vực rủi ro cao do thiếu thông tin thiếu hiểu biết về BĐKH hoặc dựa trên những đánh giá phiến diện hay tầm nhìn hạn chế có thể dẫn đến những tổn thất to lớn.

Các hoạt động thích ứng phải được triển khao ngay từ bây giờ và như thế sẽ có nhiều triển vọng đạt hiệu quả cao trong việc giảm tổn thất cả trước mắt và lâu dài, khi tiềm lực hiện nay của nước ta có thể đáp ứng được.

- Các phương thức thích ứng với biến đổi khí hậu.

Theo ông Nguyễn Trọng Hiệu, ban chỉ đạo quốc gia về quỹ môi trường toàn cầu, có tất cả các phương thức thích ứng sau:

+ Chấp nhận tổn thất : là phương pháp thích nghi với biểu hiện cơ bản là không làm gì ngoại trừ chịu đựng hay chấp nhận tổn thất. Trên lý thuyết, chấp nhận tổn thất xảy ra khi phải chịu đựng tác động mà không có khả năng chống chọi bất kỳ cách nào hay là những nơi mà giá phải trả cho các hoạt động thích nghi là cao so với sự rủi ro hay là những thiệt hại.

+ Chia sẻ tổn thất: loại phản ứng này liên quan đến việc chia sẻ những tổn thất giữa một cộng đồng dân cư lớn. Với một sự phân bố khác, các xã hội lớn chi sẻ những tổn thất thông qua cứu trợ cộng đồng, phục hồi và tái thiết thông qua viện trợ của các quỹ cộng đồng, chia sẻ tổn thất cũng có thể được thực hiện thông qua bảo hiểm xã hội.

+ Làm giảm sự nguy hiểm: một hiện tượng tự nhiên như lũ lụt, bão hay hạn hán, những phương pháp thích hợp là gồm các công tác kiểm soát lũ lụt. Đối với BĐKH, điều chỉnh thích hợp làm chậm tốc độ BĐKH bằng cách giảm khí phát thải nhà kính và cuối cùng là ổn định nồng độ của khí nhà kính trong khí quyển.

1.3.4. Khung đánh giá năng lực thích ng thông qua sinh kế h gia đình

Hình 1.2. Khung khái niệm đánh giá năng lực thích ứng thông qua sinh kế hộ gia đình [Tham khảo Khung phân tích ảnh hưởng của BĐKH tới thay đổi sử dụng đất và thay đổi sinh kế - Lưu Bích Ngọc]

Hiện tượn g thủy tai

Xâm nhập mặn

Ngập lụt Hạn hán

Bão Mưa lớn

Sinh kế

Nhu cầu thay đổi sinh kế

Vốn tự nhiên

Vốn tài chính Vốn vật chất Vốn con người Vốn xã hội

Thay đổi sinh kế Tình

trạng việc làm

Cơ cấu nguồn thu

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động các hiện tượng thủy tai và hoạt động thích ứng trong nuôi trồng thủy sản ở huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)