CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.5. Biểu hiện Biến đổi khí hậu ở vùng nghiên cứu
Ở vùng đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế, sự biến đổi nhiệt độ trung bình tháng I không biểu hiện rõ rệt: từ thập kỷ 1931 - 1940 đến nay, nhiệt độ trung bình tháng I lần lượt tăng, giảm thay phiên nhau từ 0,1 - 0,30C; riêng thập kỷ 1941 - 1950 tăng mạnh nhất so với thời kỳ 1931 - 1940 là 1,00C (20,80C so với 19,80C). Từ thập kỷ 1961 - 1970, nhiệt độ trung bình tháng VII giảm đều đặn. Mỗi thập kỷ giảm từ 0,1 - 0,40C cho đến thập kỷ 2001 - 2010 đã giảm 0,90C so với thập kỷ 1961 – 1970.
So với các thập kỷ trước đó, hai thập kỷ gần đây nhiệt độ trung bình năm tại Huế giảm từ 0,1 - 0,20C. Đây là xu thế ngược lại với xu thế chung của cả nước và toàn cầu .
Bảng 1.2. Nhiệt độ TB tháng I, tháng VII và TB năm ở vùng đồng bằng ven biển Thừa Thiên Huế trong các thập kỷ gần đây (0C)
Thập Kỷ Nhiệt độ TB tháng I Nhiệt độ TB tháng Nhiệt độ TB
1931-1940 19,8 29,0 25,1
1941-1950 20,8 29,3 25,3
1951-1960 20,1 29,3 25,2
1961-1970 19,9 29,8 25,3
1971-1980 20,0 29,4 25,3
1981-1990 19,8 29,3 25,1
1991-2000 20,2 29,1 25,0
2001-2010 19,9 28,9 25,0
Nguồn: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2013). Quyết định số 313/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 Thừa Thiên Huế
1.5.2. Biến đổi về lượng mưa
Mùa mưa ở vùng đồng bằng ven biển Thừa Thiên Huế từ tháng IX đến tháng XII.
Những năm có Lanina thì mưa lớn trong thời gian ngắn, gây ra lũ lớn, lũ lịch sử, như 1978, 1988, 1990, 1993, 1996, 1998, 1999, 2001, 2003, 2004, 2009, 2010. Cụ thể, ngày 4 và 5/11/1999 lượng mưa tại Huế lên đến 2.800mm/ngày đêm gây lũ lịch sử năm 1999 và từ ngày 01-04/10/2010 mưa lớn với lượng mưa từ 500-700 mm có nơi đến 1.000mm- 1.300 mm (trong 04 ngày) gây lũ lớn TP Huế [1].
Bảng 1.3. Lượng mưa TB tháng I, tháng VII và TB năm ở vùng đồng bằng ven biển Thừa Thiên Huế trong các thập kỷ gần đây (mm)
Thập kỷ Lượng mưa TB Lượng mưa TB Lượng mưa TB năm
1971-1980 89,5 155,3 2.666
1981-1990 95,7 106,5 2.575
1991-2000 131,1 50,0 3.093
2001-2013 124,1 81,8 3.273
Kết quả phân tích bảng 2 cho thấy điểm chung là lượng mưa trung bình năm trong những năm gần đây có xu hướng tăng và thập kỷ 2001 - 2013 có lượng mưa trung bình lớn nhất.
Lượng mưa trung bình tháng I vùng đồng bằng ven biển Thừa Thiên Huế trong thập kỷ 2001 - 2013 so với lượng mưa trong thời kỳ chuẩn khí hậu 1971 - 1990 không thay đổi đáng kể.
So với lượng mưa thời kỳ chuẩn 1971 - 1990 thì lượng mưa tháng VII ở Huế giảm 23%, lượng mưa tháng 10 tăng 27% và lượng mưa trung bình năm tăng 22%.
Đặc biệt có sự chênh lệnh lượng mưa giữa tháng I và tháng VII, tăng lượng mưa vào tháng 1 trong giai đoạn 1991-2000 và 2001-2013 so với trước đó. Đây là một điểm bất thường trong biến đổi về lượng mưa ở khu vực nghiên cứu.[18]
1.5.3. Nước biển dâng
Trong kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng được xây dựng cho miền Trung Việt Nam, khi nước biển dâng 71 cm vào năm 2100, vùng ven biển Thừa Thiên Huế sẽ phải hứng chịu hậu quả nặng nề nhất khi mất đi một diện tích lớn đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản [1]. Theo dự báo diện tích ngập do nước biển dâng, tình trạng diện tích đất nông nghiệp bị ngập nhiều nhất là các huyện Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc. Hiện tượng nước biển ngày càng dâng cao sẽ gây tác động tiêu cực đối với các vùng đất thấp tỉnh Thừa Thiên Huế bởi hiện tượng biển lấn, xói lở, nhiễm mặn và ngập lụt gia tăng.[18]
1.5.4. Thiên tai
- Lũ lụt: Trong vòng 50 năm trở lại đây, lũ lụt xảy ra thường xuyên hơn nửa đầu thế kỷ trước. Từ năm 1952 đến 2005 đã có 32 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến Thừa Thiên Huế gây mưa lớn và lũ lụt . Không những thế, mực nước biển và đỉnh lũ lần sau luôn cao hơn lần trước. Năm 1999, trận lụt lịch sử đã có độ sâu ngập là 5,81 m. Trong năm 2007, các trận lũ lớn khác diễn ra trong vòng 1 tháng gây thiệt hại nặng nề về
người và nhà cửa cho những người dân ở miền Trung. Mưa lớn liên tiếp kéo dài trong nhiều ngày đã gây lũ lớn, lụt lội, ngập úng tại nhiều nơi, phá hủy hàng ngàn công trình giao thông, nhấn chìm hàng nghìn ngôi nhà trong mực nước dâng cao, người dân không còn nơi cư trú, sinh hoạt, phá hủy hoa màu và cây ăn quả… thiệt hại ước tính hàng ngàn tỷ đồng
- Bão: Nhìn chung, xu hướng những năm gần đây bão xuất hiện ít hơn nhưng càng ngày cường độ cầng mạnh hơn, càng ngày mức độ càng khốc liệt và khó lường, gia tăng tàn phá nhà cửa hoa màu, tàu thuyền đánh cá trên biển…
- Hạn hán và xâm nhập mặn: Khi nhiệt độ ngày càng tăng cộng thêm gió Tây Nam khô nóng, lượng mưa lại phân bố thất thường và tập trung cao trong mùa mưa; bên cạnh đó, mùa khô kéo dài từ tháng I đến tháng VIII hàng năm, trong đó tập trung chủ yếu từ tháng IV đến tháng VII (thời gian xảy ra hạn hán tập trung chủ yếu vào các tháng III - IV và VII - VIII), lượng mưa chỉ đạt 20% lượng mưa so với trong năm nên tình hình hạn hán trên địa bàn tỉnh liên tục gay gắt và kéo dài. Hạn hán thường xảy ra hàng năm, nhất là trong những năm có hiện tượng El - Nino. Trong quá khứ có những đợt hạn nặng như vào năm 1977 (nắng hạn 43 ngày từ 23/05 đến 04/07), 1993 - 1994, 1997 - 1998, 2003. Đợt hạn năm 1993 - 1994 có thể coi là nghiêm trọng nhất kể từ năm 1977 trong lịch sử, lượng mưa đo được từ tháng I đến tháng VIII năm 1993 chỉ bằng 59% lượng mưa trung bình năm cùng thời kỳ, năm 1994 chỉ bằng 47%; nhiệt độ cao nhất trong hai năm 1993 - 1994 là 39 đến 40°C .
Độ mặn bình quân vùng cửa sông từ năm 2001 - 2013 trên 20‰, độ mặn lớn nhất xuất hiện từ đầu tháng VI đến tháng VIII trên 33‰; biên độ dao động độ mặn giữa các năm là 18,1‰ - 29,3‰. Độ mặn lớn nhất có sự thay đổi rất lớn, tăng từ 32,7‰ - 33,9‰.
Theo kịch bản phát thải trung bình B2, đến năm 2020 mực nước biển có thể dâng đến 9 cm, tăng lên 25 cm vào năm 2050 và 71 cm vào năm 2100, khi đó diện tích đất các xã ven đầm phá Tam Giang – Cầu Hai bị ngập tăng nhanh, đồng nghĩa với sự xâm nhập mặn tăng nhanh.