Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các hiện tượng thuỷ tai tác động lên hoạt động nuôi trồng thủy sản của hộ tại huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu những hoạt động nuôi trồng thủy sản trước tác động của thủy tai.
Phạm vi về không gian: địa điểm nghiên cứu thực hiện ở các xã giáp biển có người dân hoạt động nuôi trồng thủy sản đang chịu tác động do thủy tai .
Phạm vi về thời gian: đề tài thu thập thông tin đến các vấn đề nghiên cứu trong vòng 20 năm.
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.2.1. Đặc điểm vùng nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên: Đặc điểm tự nhiên của vùng nghiên cứu: vị trí địa lý, địa hình, thời tiết, khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng…
- Điều kiện kinh tế - xã hội: Đặc điểm kinh tế xã hội của vùng nghiên cứu: Dân số, lao động, thu nhập, cơ cấu dân số, cơ cấu kinh tế, cơ sở hạ tầng
- Đặc điểm hộ nghiên cứu
2.2.2. Các hiện tượng thủy tai và đánh giá tác động thông qua nhận thức của người dân
2.2.3. Đánh giá tác động các hiện tượng thủy tai đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản .
- Tác động của thủy tai đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản
- Đánh giá mức độ tác động của thủy tai đến hoạt động nuôi trồng thủy sản
2.2.4. Đánh giá khả năng và các hoạt động thích ứng của người dân trong nuôi trồng thuỷ sản
- Khả năng thích ứng của người dân thông qua 5 nguồn vốn
- Các giải pháp thích ứng với thuỷ tai của người dân trong hoạt động nuôi trồng thủy sản
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Phương pháp chọn điểm
Điểm nghiên cứu: được xác định tại xã Phú Xuân và xã Phú Diên, huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế.
Lý do chọn điểm: địa điểm lựa chọn để điều tra là xã thường xuyên chịu tác động nặng nề bởi các hiện tượng thuỷ tai hằng năm, là địa phương có số dân tham gia hoạt động NTTS nhiều.
2.3.2. Phương pháp chọn mẫu Dung lượng mẫu:
- Dung lượng mẫu được tính theo công thức Slovin n = N/(1+ N × e2 )
Trong đó: n: cỡ mẫu; N: đơn vị tổng thể ; e: sai số (% sai số cho phép) Ta có: N = 2690 (theo số liệu thống kê 2016); Chọn e = 0,1%
n = 2690/(1+2690× 0,12 )= 96,4
Từ kết quả trên, cỡ mẫu được khảo sát là 96 hộ
Tiêu chí chọn hộ: Hộ được nghiên cứu là các hộ đang sinh sống và hoạt động nuôi trồng thủy sản tại 2 xã huyện Phú Vang.
Cách thức chọn mẫu: tiêu chí chọn hộ là những hộ sinh sống tại 2 xã , huyện Phú Vang chịu sự tác động của thủy tai đến nuôi trồng thủy sản, hộ có điều kiện tương đương nhau.
Toàn huyện có 657 hộ nuôi co triều và 530 hộ nuôi thấp triều. Áp dụng công thức tính Slovin ta có 50 hộ cao triều và 46 hộ nuôi thấp triều.
2.3.3. Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở kế thừa, phân tích và tổng hợp các nguồn tài liệu, tư liệu, số liệu thông tin có liên quan một cách có chọn lọc, từ đó, đánh giá chúng theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu. Đó là các tài liệu thu thập được từ các cơ quan cấp xã như Nghị quyết và Đề án xây dựng nông thôn mới xã Phú Xuân, Phú Diên, báo cáo tổng kết tình hình phát triển Dịch vụ, ngành nghề, TTCN, Ngư-nông-lâm nghiệp năm 2017 Phương hướng nhiệm vụ năm 2018, UBND xã Phú Diên, Báo cáo kinh tế xã hội xã Phú Xuân năm 2017...
Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Điều tra khảo sát thực địa: các phương pháp nghiên cứu thực địa nhằm lựa chọn được khu vực nghiên cứu điển hình, mang tính đại diện và thu thập bổ sung các số liệu, tài liệu thực tế tại khu vực nghiên cứu điển hình đó.
- Phỏng vấn người am hiểu: Chủ tịch /Phó chủ tịch UBND xã Phú Diên và xã Phú Xuân, trưởng thôn 2 xã, cán bộ khuyến ngư ... để thu thập thông tin
- Phỏng vấn hộ: Sau khi xác định được chính xác khu vực nghiên cứu, phương pháp phỏng vấn hộ gia đình bằng phiếu câu hỏi điều tra soạn sẵn được sử dụng để thu thập thông tin cơ bản về hộ gia đình, thông tin liên quan đến các hoạt động sinh kế của hộ gia đình, các hiện tượng thủy tai, những hỗ trợ của chính quyền địa phương và các giải pháp ứng phó với thủy tai cũng như việc áp dụng các kiến thức bản địa của người dân khi gặp phải những khó khăn liên quan đến thủy tai.
Sau khi phỏng vấn hộ gia đình, tiếp tục thực hiện một cuộc phỏng vấn sâu để nhằm tìm hiểu một cách rõ hơn về các hoạt động sinh kế, kinh nghiệm và nhận thức của người dân địa phương trong việc ứng phó với những tác động của thủy tai.
Các hộ được lựa chọn điều tra là những hộ mang tính đại diện cho hoạt động nuôi trồng thủy sản chịu ảnh hưởng của các hiện tượng thủy tai, gồm các hộ có điều kiện tương đương, không có nhiều sự chênh lệch theo hướng dẫn của cán bộ địa phương.
Tổng số hộ gia đình được điều tra là 96 hộ.
Với cách tiếp cận như trên, kiến thức bản địa và sự biến đổi sinh kế dưới tác động của thủy tai đối với nuôi trồng thủy sản sẽ được thu thập và điều tra khảo sát hộ gia đình thông qua bảng hỏi, bảng hỏi này cần phải được thiết kế sao cho bao quát được nội dung trên.
- Phương pháp thảo luận nhóm
- Thành phần nhóm: 2 nhóm, mỗi nhóm gồm 3 người dân ở mỗi xã có kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản, hiểu rõ về hiện tượng thủy tai, tình hình thích ứng sinh kế ở địa phương .
- Nội dung thảo luận: Hiểu biết chung về nuôi trồng thủy sản và đời sống, các hiện tượng thủy tai ,tần suất xuất hiện thủy tai, mức độ trầm trọng của các hiện tượng thủy tai đến nuôi trồng thủy sản. Những giải pháp mà người dân ứng phó trước hiện tượng thủy tai.
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu
Kết quả điều tra được nhập và xử lý phần mềm Excel. Kết hợp phân tích định tính , định lượng để phân tích kết quả xử lý.
- Phương pháp phân tích định tính: Tổng hợp dữ liệu, phân tích, đánh giá thông tin thu thập sơ cấp từ UBND xã, huyện và thông tin thứ cấp từ phỏng vấn bán cấu trúc.
- Phương pháp phân tích định lượng: Dựa trên xử lý các thông tin thu thập được mã hóa, sử dụng các phép tính trên EXCEL để đưa ra những bảng biểu cho quá trình phân tích, đánh giá.
- Phương pháp xếp hạng đánh giá:
Gồm một số thứ bậc từ thấp đến cao, từ nhẹ đến nặng, hoặc một cách sắp xếp tương tự nào đó. Mỗi một đặc điểm cần đánh giá sẽ có 1 thang điểm phù hợp.